Kiến thức và tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ

Kiến thức và tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ

Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Kiến thức và tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ.Ở Việt Nam ngày càng có nhiều bệnh nhân suy thận mạn tính (STMT) được điều trị bằng lọc máu chu kỳ (LMCK); theo số liệu thống kê, tổng số bệnh nhân suy thận đang chạy thận nhân tạo của cả nước tính đến đầu năm 2010 là trên 6000 người và hơn 1.100 bệnh nhân được thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú [23]. Phần lớn bệnh nhân đều được chẩn đoán ở giai đoạn muộn và bắt đầu lọc máu với tình trạng dinh dưỡng kém do hội chứng urê máu cao, kèm theo một chế độ ăn giảm đạm kéo dài trước đó [20].


Ở bệnh nhân STMT – LMCK, những biến chứng thường gặp như tụt huyết áp, chuột rút, buồn nôn và nôn, nhức đầu, ngứa và sốt ớn lạnh [35]. Biến chứng suy dinh dưỡng (SDD) ở bệnh nhân suy thận cũng khá phổ biến [3]. Năm 2002 Mitch W.E [44] công bố kết quả nghiên cứu tại Mỹ: có tới 50% số bệnh nhân LMCK có những dấu hiệu, hội chứng lâm sàng, biểu hiện của SDD. Theo nghiên cứu khoa thận nhân tạo của Bệnh viện Royal Women tại Brisbance Australia cho thấy 48% suy dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu chu kỳ 2007 do tác giả Katrina Louise Campbell [26].
Theo nghiên cứu của Nguyễn An Giang và cộng sự [8] tại Viện quân y 103 và Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng lên đến 32,7 – 92,9% suy dinh dưỡng nhẹ và vừa tùy theo tiêu chí đánh giá tuy nhiên chỉ có 25% bệnh nhân có Albumin máu thấp hơn bình thường và 39,6% bệnh nhân có BMI < 18,5.
Suy dinh dưỡng là một vấn đề lớn ở các bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính, ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ mắc bệnh, tử vong, hoạt động chức năng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [28].
Tình trạng dinh dưỡng cũng có liên quan chặt chẽ với sự tiến triển của bệnh nhân lọc máu chu kỳ [41].2 Không được tư vấn hoặc tư vấn không đầy đủ dẫn đến tình trạng ăn thiếu các chất dinh dưỡng như thiếu protein năng lượng trong khẩu phần ăn, thiếu các vi chất dinh dưỡng, nhiễm trùng mạn tính phối hợp, ít vận động thể lực, nhiều bệnh lý khác phối hợp như thiếu máu, bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa. Hiện tượng mất các chất dinh dưỡng trong quá trình lọc máu, tình trạng tăng dị hóa và lọc máu cũng gây nên SDD protein năng lượng [4].
Đa số bệnh nhân đang LMCK có hoàn cảnh kinh tế khó khăn cùng với sự hiểu biết về dinh dưỡng còn hạn chế [9] nên phần lớn bệnh nhân chỉ tập trung vào lọc máu mà ít chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình một cách phù hợp, do vậy ảnh hưởng không tốt đến tình trạng dinh dưỡng và khả năng hồi phục sức khỏe. Do đó, người bệnh cần có kiến thức đầy đủ về chế độ dinh dưỡng trong quá trình LMCK để đảm bảo sức khoẻ, giảm các nguy cơ xảy ra biến chứng do thiếu dinh dưỡng và vi chất cần thiết. Để tư vấn và hỗ trợ người bệnh có được chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo đủ vi chất và năng lượng cho cơ thể trong và sau LMCK, cần phải có thông tin, nghiên cứu cụ thể về kiến thức và tình trạng dinh dưỡng…. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam có rất ít đề tài đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện về vấn đề này. Việc đánh giá kiến thức về dinh dưỡng, tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân STMT – LMCK từ đó đề ra kế hoạch giáo dục sức khỏe, xây dựng hoặc điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho bệnh nhân là rất cần thiết.
Bệnh viện đa khoa Đức Giang là bệnh viện Hạng I, là cơ sở khám, chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội. Bệnh viện có số lượng bệnh nhân LMCK lớn và hiện nay chưa có nghiên cứu nào về kiến thức và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân STMT – LMCK.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức và tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ”.3
Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng kiến thức về dinh dưỡng và tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân STMT – LMCK như thế nào?
Có hay không có mối liên quan giữa kiến thức dinh dưỡng và tình trạng dinh dưỡng và ở bệnh nhân STMT – LMCK?
Mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá kiến thức về dinh dưỡng của bệnh nhân STMT – LMCK tại Bệnh viện Đức Giang.
2. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân STMT – LMCK tại Bệnh viện Đức Giang bằng thang điểm đánh giá SGA.
3. Xác định mối liên quan giữa kiến thức và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân STMT – LMCK tại Bệnh viện Đức Giang

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………… 4
1.1. Một số vấn đề về suy thận mạn tính………………………………………………… 4
1.1.1. Định nghĩa……………………………………………………………………………….. 4
1.1.2. Các giai đoạn của STMT ……………………………………………………………. 4
1.1.3. Các phương pháp điều trị suy thận mạn. ……………………………………….. 6
1.2. Thận nhân tạo……………………………………………………………………………… 6
1.2.1. Khái niệm về thận nhân tạo ………………………………………………………… 6
1.2.2. Nguyên lý của thận nhân tạo ………………………………………………………. 7
1.2.3. Các phương tiện tiến hành lọc máu………………………………………………. 8
1.3. Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân STMT – LMCK…………………………. 9
1.3.1. Nhu cầu protein ………………………………………………………………………… 9
1.3.2. Nhu cầu năng lượng…………………………………………………………………. 10
1.3.3. Nhu cầu điện giải và nhu cầu nước hàng ngày ……………………………… 10
1.4. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân STMT – LMCK…………………….. 10
1.4.1. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng …………………………………………… 10
1.4.2. Tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận mạn ………………………… 11
1.4.3. Ảnh hưởng của lọc máu đến TTDD của BN STMT – LMCK …………. 12
1.5. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng……………………………. 13
1.6. Các nghiên cứu về kiến thức, TTDD bệnh nhân STMT – LMCK ………. 19
1.7. Áp dụng lý thuyết điều dưỡng vào trong nghiên cứu ……………………….. 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……. 23
2.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………. 23
2.2. Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………….. 232.3. Thời gian nghiên cứu………………………………………………………………….. 23
2.4. Dân số nghiên cứu……………………………………………………………………… 23
2.5. Cỡ mẫu…………………………………………………………………………………….. 23
2.6. Kỹ thuật chọn mẫu …………………………………………………………………….. 23
2.7. Tiêu chuẩn chọn mẫu………………………………………………………………….. 24
2.7.1. Tiêu chuẩn đưa vào …………………………………………………………………. 24
2.7.2. Tiêu chuẩn loại ra ……………………………………………………………………. 24
2.8. Thu thập số liệu…………………………………………………………………………. 24
2.9. Xử lý và phân tích số liệu……………………………………………………………. 25
2.10. Kiểm soát sai lệch…………………………………………………………………….. 25
2.11. Biến số và định nghĩa biến số …………………………………………………….. 26
2.11.1. Biến số nền…………………………………………………………………………… 26
2.11.2. Biến số về kiến thức ………………………………………………………………. 27
2.11.3. Biến số về tình trạng dinh dưỡng……………………………………………… 30
2.12. Các kỹ thuật thu thập số liệu………………………………………………………. 33
2.13. Y đức trong nghiên cứu …………………………………………………………….. 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………….. 35
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ………………………………………….. 35
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới …………………………………………… 35
3.1.2. Đặc điểm nghề nghiệp của nhóm nghiên cứu……………………………….. 36
3.1.3. Đặc điểm trình độ học vấn của nhóm nghiên cứu …………………………. 37
3.1.4. Đặc điểm tình trạng hôn nhân của nhóm nghiên cứu …………………….. 37
3.1.5. Đặc điểm tình trạng kinh tế gia đình…………………………………………… 38
3.1.6. Thời gian lọc máu của bệnh nhân STMT – LMCK ……………………….. 38
3.2. Kiến thức về dinh dưỡng hợp lý của bệnh nhân STMT – LMCK ……….. 39
3.2.1. Kiến thức về dinh dưỡng bệnh nhân STMT – LMCK ……………………. 39
3.2.2. Kiến thức về thực phẩm giàu protein, kali, natri, canxi, photpho và nước..403.2.3. Kiến thức chung về dinh dưỡng ở bệnh nhân STMT – LMCK ………… 40
3.2.4. Nguồn thông tin về dinh dưỡng người bệnh STMT – LMCK………….. 41
3.3. Tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân STMT – LMCK ………………………….. 41
3.3.1. Tình trạng dinh dưỡng của BN theo chỉ số khối cơ thể (BMI). ……….. 41
3.3.2. Phân bố BN dựa theo mức độ SDD thông qua hỏi 5 thành phần ở nhóm
nghiên cứu theo SGA-DMS ………………………………………………………………. 42
3.3.3. Phân bố BN dựa theo mức độ SDD thông qua khám 2 thành phần teo
cơ và mất lớp mỡ dưới da ở nhóm nghiên cứu theo SGA-DMS ………………. 43
3.3.4. Phân loại mức độ SDD nhóm nghiên cứu theo tổng điểm SGA-DMS 44
3.3.5. Sự phối hợp giữa phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan (SGADMS) và chỉ số BMI của bệnh nhân STMT – LMCK…………………………….. 45
3.4. Các mối liên quan và sự tương quan……………………………………………… 46
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………….. 51
4.1. Kiến thức về dinh dưỡng của bệnh nhân STMT – LMCK…………………. 52
4.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân STMT – LMCK…………………….. 56
4.3. Các mối liên quan và sự tương quan……………………………………………… 60
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………. 64
1. Kiến thức về dinh dưỡng của bệnh nhân STMT – LMCK……………………. 64
2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân STMT – LMCK……………………….. 64
3. Mối liên quan giữa kiến thức và TTDD của bệnh nhân STMT – LMCK… 65
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………… 66
TÀI LIỆU THAM KHẢ

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment