Kiến thức về bệnh loãng xương của sinh viên Y6 trường Đại học Y Hà Nội

Kiến thức về bệnh loãng xương của sinh viên Y6 trường Đại học Y Hà Nội

Kiến thức về bệnh loãng xương của sinh viên Y6 trường Đại học Y Hà Nội.Loãng xương là một bệnh rối loạn chuyển hóa của xương trong đó mật độ khoáng của xương sụt giảm, cấu trúc vi thể của xương suy yếu dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương [1]. Theo hiệp hội loãng xương thế giới, tới năm 2050, toàn thế giới sẽ có tới 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương, và 51% số này sẽ ở các nước châu Á. Ở Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 102.000 nữ và 67.000 nam gãy xương, trong số này, số ca gãy cổ xương đùi là 19.000 nữ và 7.000 nam. Hàng năm chi phí cho loãng xương ở Mỹ là 17,9 tỷUSD, ở Úc là 7,4 tỷ USD, ở Châu Âu là 350 triệu euro (EUR). Mức độ thiệt hại kinh tế này còn lớn hơn chi phí cho các bệnh như tim mạch, ung thư và bệnh hen [2].

Loãng xương xảy ra âm thầm, không có triệu chứng ban đầu và thường chỉ được chẩn đoán sau lần bị gãy xương lâm sàng đầu tiên. Tuy nhiên loãng xương và gãy xương do loãng xương có thể ngăn ngừa được nếu chúng ta có chẩn đoán sớm hoặc xác định được các yếu tố và đối tượng có nguy cơ cao [3]. Với sự phổ biến của bệnh loãng xương ngày càng tăng thì việc nâng cao kiến thức về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh loãng xương của nhân viên y tế là cần thiết [4]. Vì vậy việc phải thực hiện là định mức và tái thiết kế các chương trình giảng dạy sinh viên Y dựa trên các nghiên cứu về kiến thức loãng xương từ đó nâng cao kiến thức của nhân viên y tế[5].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về đánh giá kiến thức bệnh loãng xương của nhân viên y tế, đặc biệt là ở các nước khu vực châu Á như nghiên cứu của T.P. Ip, Cindy L.K về nhận thức bệnh loãng xương trong các bác sĩ lâm sàng ở Hong Kong -Trung Quốc năm 2004, nghiên cứu của I-Ju Chen về kiến thức loãng xương và các yếu tố liên quan trong các điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở Đài Loan năm 2005,nghiên cứu của Sibel Eyigor và Hale Karapolat về kiến thức loãng xương của sinh viên khoa y trường đại học Ege ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2007 [5],[6],[7]. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá về kiến thức của nhân viên y tế nói chung cũng như của sinh viên y nói riêng – đối tượng dễ tiếp nhận kiến thức mới và
những thay đổi trong chương trình giảng dạy. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Kiến thức về bệnh loãng xương của sinh viên Y6 trường Đại học Y Hà Nội
với mục tiêu:
Đánh giá kiến thức về bệnh loãng xương và các yếu tố liên quan của sinh viên Y6 trường Đai hoc YHà Nôi năm hoc 2014-2015. 
Tài liệu tham khảo Kiến thức về bệnh loãng xương của sinh viên Y6 trường Đại học Y Hà Nội
1.    Worls health organisation study. (1994). Assessment of fracture risk and its application to screening for postmenopausal osteoporosis. WHO technical Report series. No.843.
2.    Nguyễn Văn Tuấn. (2008). Loãng xương.Thời sự y học hội Y học thành phố Hồ Chí Minh. Số 29, 11-33.
3.    Unnanuntana A, Gladnick B.P, Donnelly E, Lane J.M. (2010). The assment of fracture risk. Bone Joint Surg Am. 92, 743 – 753.
4.    Vu H Nguyen, Ze Wang. (2012). Osteoporosis Knowledge of Student in Relevant Healthcare Academic Programs. Journal of Osteoporosis 2012. 1-4.
5.    Chen I.J Yu S., Wang T.F, et al. (2005). Knowledge about osteoporosis and its related factors among public health nurse in Taiwan, Osteoporosis Int. 16, 2142-2148.
6.    Ip T.P, Cindy L.K.L, Annie W.C.K. (2004). Awareness of osteoporosis among physicians in China, Osteoporosis Int. 15, 329-334.
7.    Sibel Eyigor, Hale Karapolat, Berrin Dumaz. (2007). Medical Student’s Knowledge of Osteoporosis in Ege University Faculty of Medicine. Rheumatism 2008. 23, 77-81.
8.    Trịnh Bình. (2007). Giáo trình Mô học. NXB Y học, Hà Nội.
9.    Hồ Phạm Thục Lan, Nguyễn Văn Tuấn. (2011). Sinh lí học loãng xương. Thời sựy học 7-2011. Số 61.
10.    Anatomy & Physiology, Connexions Web site, Jun 19, 2013. – OpenStax College. http://cnx.org/content/col11496/L6
11.    Nguyễn Ngọc Lan. (2012). Bệnh học cơ xương khớp nội khoa. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
12.    McGuigan, F.E.A., et al. (2002). Genetic and Environment determinant of peak bone mass in young men and women. Journal of bone ang mineral research. 17(7), 1273-1279.
13.    Khan K, Mc Kay, Hapasalo H, et al. (2000). Does childhood and adolescense provide a unique opportunity for exercise to strengthen the skeleton? J Sci Med Sport.33(2), 150-164.
14.    IOF. (2007). Know and reduce your risk of osreoporosis. 2-11.
15.    Tào Thị Minh Thúy. (2012). Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo nguy cơ gãy xương theo mô hình FRAX ở nữ giới 50 tuổi trở lên. Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
16.    Law, M.R. A.K Hackshaw. (1997). A meta-analysis of cigarette smoking, bone mineral density and risk of hip fracture: recognition of a major effect. BMJ. 315, 841-846.
17.    National osteoporosis foundation. (1997). Clinician’s guide to prevention and treatment of osteoporosis, 14Washington, DC: National osteoporosis foundation.
18.    Sambrook et al. Lancet. 2006. IOF. 367,2010-2018.
19.    US Department of Health and Human Service & Centers for Disease Control and Prevention. 2004. Bone Health and Osteoporosis: A report of the Surgeon General. Atlanta, GA.
20.    Kim K. K., Horan M. L., Gendler P. et al. (1991). Development and evaluation of the Osteoporosis Health Belief Scale, Res Nurs Health. 14(2), 155-163.
21.    P. Gendler, C. Coviak, J. Martin, K. Kim et al. (2011). Osteoporosis Knowledge Test (Revised), Grand Valley State University, Allendale, Mich, USA.
22.    Winzenberg T. M., Oldenburg B., Frendin S. et al. (2003). The design of a valid and reliable questionnaire to measure osteoporosis knowledge in women: the Osteoporosis Knowledge Assessment Tool (OKAT), BMC Musculoskelet Disord. 4, 17.
23.    Ailinger R. L., Lasus H. và Braun M. A. (2003). Revision of the Facts on Osteoporosis Quiz, Nurs Res. 52(3), 198-201.
24.    Ediriweera de Silva et al. 2014. A descriptive study of knowledge, beliefs and practices regarding osteoporosis among female medical school entrant in Sri Lanka. Asia Pacific Family Medicine. 13(1), 15.
25.    Zang R.F Chandran M. (2011). Knowledge of osteoporosis and its related risk factors among nursing professionals. Singapore Med J. 52 (3),158.
26.    Yoon B. H., Baek J. H., Lee Y. K. et al. (2014). Knowledge on osteoporosis of prescriber according to level of medical institute. Yonsei Med J. 55(4), 1058-1062.
27.    A. Berarducci. (2004). Senior nursing students’ knowledge of osteoporosis.
Orthopedic Nursing. 23 (2), 121 – 127.
28.    Hannelie F. Sue F., Bob M. (2015). Exploring New Zealand orthopaedic nurse’s knowledge of osteoporosis. Orthopedic Nursing. 34.
29.    Amre H., Safadi R., Jarrah S, et al. (2008). Jordanian nursing students’ knowledge of osteoporosis. Int JNurs Pract. 14(3), 228-236.
30.    Kaveh M. H., Golij M, Nazari M, et al. (2014). Effects of an osteoporosis prevention training program on physical activity-related stages of change and self-efficacy among university students, Shiraz, Iran: a Randomized Clinical Trial. JAdv MedEduc Prof. 2(4), 158-164.
31.    Mohammad Reza Etamadifar, Sayed-Monhammadamin, et al. (2013). Relationship of knowledge about osteoporosis with education level and life habits. WJO. 4(3), 139-143.
 ĐẶT VẤN ĐỀ    1

Chương 1:    TỔNG    QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Đại cương về hệ xương    3
1.2.    Đại cương về bệnh loãng xương    5
1.3.    Dịch tễ học bệnh loãng xương và các nghiên cứu trên thế giới về hiểu biết
của nhân viên y tế về bệnh loãng xương    11
Chương 2:    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    18
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    18
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    18
2.3.    Công cụ nghiên cứu    19
2.4.    Thu thập số liệu    19
2.5.    Các biến số của nghiên cứu    20
2.6.    Xử lí thống kê các số liệu nghiên cứu    20
2.7.    Đạo đức nghiên cứu    21
2.8.    Sai số và các biện pháp khắc phục    21
Chương 3:    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    22
3.1.    Đối tượng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu    22
3.2.    Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    22
3.3.    Đặc điểm trả lời bộ câu hỏi kiến thức loãng xương    24
3.4.    Một số yếu tố liên quan đến kiến thức loãng xương    26
Chương 4:    BÀN LUẬN    30 
4.1.    Đối tượng và phương pháp nghiên cứu    30
4.2.    Kiến thức loãng xương của sinh viên Y6    31
4.3.    Một số yếu tố liên quan đến kiến thức loãng xương của sinh viên Y6    36
4.4.    Hạn chế của nghiên cứu    38
KẾT LUẬN    40
KIẾN NGHỊ    41
Tài liệu tham khảo
PHỤ LỤC A PHỤ LỤC B 
MĐX    Mật độ xương
MĐXĐ    Mật độ xương đỉnh
CXĐ    Cổ xương đùi
CSTL    Cột sống thắt lưng
IOF    International Osteoporosis Foundation
NOF    National Osteoporosis Foundation
WHO    World Health Organization
OKT    Osteoporosis Knowledge Test
OKAT    Osteoporosis Knowledge Assessment Tool
FOOQ    Facts on Osteoporosis Quiz
OKQ    Osteoporosis Knowledge Questionnaire
KV 3    Khu vực 3
KV 2    Khu vực 2
KV2-NT    Khu vực 2 nông thôn
KV 1    Khu vực 1
TBK-TB    Trung bình khá – trung bình

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sự phát triển, thoái hóa của xương theo tuổi    5
Hình 1.2. Tỉ lệ gãy cổ xương đùi trên thế giới năm 1990 và dự báo năm 2050     11
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Ước tính số người Việt Nam gãy xương năm 2006 – 2030    12
Biểu đồ 1.2. Ước tính số người Việt Nam gãy cổ xương đùi năm 2006-2030    12 
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng theo tuổi, giới và yếu tố gia đình    21
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng theo nơi ở của gia đình và yếu tố gia đình    21
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng theo xếp loại học lực    22
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng theo chuyên ngành đào tạo và chuyên ngành định
hướng    23
Bảng 3.5. Trung bình điểm trả lời bộ câu hỏi và từng phần bộ câu hỏi    24
Bảng 3.6. Phân bố    điểm trả    lời phần câu hỏi kiến thức chung theo từng câu hỏi ….24
Bảng 3.7. Phân bố    điểm trả    lời câu hỏi kiến thức phòng bệnh    25
Bảng 3.8. Phân bố    điểm trả    lời câu hỏi bệnh học    25
Bảng 3.9. Mối liên    quan giữa giới tính và kiến thức loãng xương    26
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa nơi ở và kiến thức loãng xương    26
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa yếu tố gia đình và kiến thức loãng xương    27
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa chuyên ngành đào tạo và kiến thức loãng xương    27
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa chuyên ngành định hướng và kiến thức loãng xương
trong nhóm chuyên ngành bác sĩ đa khoa    28
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa học lực và kiến thức loãng xương    29 

Leave a Comment