Kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh và trẻ sơ sinh của các sản phụ tại Khoa Điều trị tự nguyên
Luận vănKiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh và trẻ sơ sinh của các sản phụ tại Khoa Điều trị tự nguyên, Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015.Thời kỳ sau sinh là một giai đoạn vô cùng quan trọng do có những thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sinh lý, cảm xúc đồng thời với sự nảy sinh các mối quan hệ mới và là bước chuyển đổi vai trò từ “người phụ nữ” trở thành “người mẹ”. Đây cũng là giai đoạn mà sức khỏe của người mẹ và của trẻ sơ sinh cần được quan tâm nhiều nhất [1], [12].
Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2014 có khoảng 60% tử vong bà mẹ và 32% tử vong sơ sinh xảy ra vào ngày thứ nhất sau sinh. Khoảng 13% và 4% tỷ lệ tử vong mẹ; 5% và 15% tử vong sơ sinh xảy ra vào tuần thứ nhất và tuần thứ 2 sau sinh. Ở Châu Phi, nơi có tỷ lệ tử vong sau sinh cao nhất thế giới, mỗi năm có khoảng 1,16 triệu trẻ em tử vong trong 28 ngày đầu sau sinh và có 850.000 trẻ không thể sống sót sau tuần đầu tiên [26]. Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Y tế năm 2014, tỷ lệ tử vong bà mẹ (MMR) là 69/100.000 trẻ đẻ sống và tỷ lệ tử vong sơ sinh (IMR) là 16/1000 trẻ đẻ sống [3]. Hai tuần đầu sau sinh là khoảng thời gian mà tần suất xuất hiện của các biến chứng sau sinh phổ biến nhất. Các biến chứng sau sinh có thể xảy ra đối với sản phụ bao gồm: chảy máu, bế sản dịch, nhiễm khuẩn sinh dục và tiết niệu, các tổn thương ở vú, tầng sinh môn, hoặc rối loạn tâm thần sau sinh,…. Trẻ sơ sinh có thể có những vấn đề sức khỏe như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng rốn, vàng da bệnh lý,…. [12], [16].
Nếu giai đoạn ngay sau sinh, các sản phụ và trẻ sơ sinh được chăm sóc một cách khoa học sẽ tạo được tiền đề tốt cho sức khỏe của mẹ-con, góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong và bệnh tật, đảm bảo sự an toàn, phòng tránh hoặc phát hiện sớm những biến chứng sau sinh, giúp bà mẹ chóng hồi phục về sức khỏe, trẻ sơ sinh dễ ràng thích nghi với hoàn cảnh và môi trường mới sau sinh. Tuy nhiên, công tác chăm sóc sau sinh hiện nay còn đang bị xem nhẹ làm giảm cơ hội nâng cao sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, cũng như làm chậm quá trình phát hiện sớm và điều trị bệnh tật cho họ. Kiến thức và thực hành về chăm sóc sau sinh của bà mẹ hiện còn mang tính kinh nghiệm và tự phát… Nhận thức được tầm quan trọng cũng như vai trò của của điều dưỡng viên trong việc tư vấn và chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh và trẻ sơ sinh của các sản phụ tại Khoa Điều trị tự nguyên, Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015” với các mục tiêu chính sau:
1. Mô tả kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh của các sản phụ tại Khoa điều trị tự nguyện, Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015.
2. Mô tả kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh của các sản phụ tại Khoa điều trị tự nguyện, Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN …………………………………………………………………………. 3
1.1. Các khái niệm về chăm sóc sau sinh ………………………………………………………………3
1.1.1. Giai đoạn sau sinh ………………………………………………………………………………3
1.1.2. Chăm sóc sau sinh ……………………………………………………………………………..3
1.2. Nội dung chăm sóc sau sinh ………………………………………………………………………….3
1.2.1. Những nội dung về chăm sóc bà mẹ sau sinh …………………………………………3
1.2.2. Những nguy cơ của bà mẹ sau sinh ………………………………………………………6
1.2.3. Những nguy cơ của trẻ sơ sinh……………………………………………………………..9
1.3. Kiến thức chăm sóc sức khỏe sau sinh của các sản phụ ………………………………….10
1.3.1. Kiến thức chăm sóc sức khỏe sau sinh của sản phụ trên thế giới ……………10
1.3.2. Kiến thức chăm sóc sức khỏe sau sinh của sản phụ tại Việt Nam …………..10
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………………………… 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………………15
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu…………………………………………..15
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ……………………………………………………………………………15
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………………………………..15
2.3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………….15
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ………………………………………………………………15
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………………………………16
2.6. Biến số nghiên cứu …………………………………………………………………………………….16
2.7. Xử lý và phân tích số liệu ……………………………………………………………………………17
2.8. Sai số và biện pháp khắc phục ……………………………………………………………………..17
2.9. Đạo đức của nghiên cứu đề tài …………………………………………………………………….17
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………….. 18
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………18
3.2. Kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh của các sản phụ …………………….20
3.2.1. Kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm và vấn đề sức khỏe có thể gặp sau sinh ….20
3.2.2. Kiến thức về chế độ nghỉ ngơi, lao động, vệ sinh của sản phụ sau sinh ……22
3.2.3. Kiến thức về dinh dưỡng của sản phụ sau sinh ……………………………………..23
3.2.4. Kiến thức về kế hoạch hóa gia đình của sản phụ sau sinh ………………………24
3.3. Mô tả kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh của các sản phụ …………………..25
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………………………… 27
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………27
4.2. Kiến thức chăm sóc sau sinh của sản phụ ……………………………………………………..27
4.2.1. Kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm và vấn đề sức khỏe có thể gặp sau sinh ….28
4.2.2. Kiến thức về chế độ nghỉ ngơi, lao động, vệ sinh của sản phụ sau sinh …..29
4.2.3. Kiến thức về dinh dưỡng của sản phụ sau sinh ……………………………………..29
4.2.4. Kiến thức về kế hoạch hóa gia đình của sản phụ sau sinh ………………………30
4.3. Kiến thức chăm sóc sơ sinh của sản phụ ……………………………………………………….30
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………….. 33
KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………….. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC