Kiến thức về loãng xương của học viên chuyên khoa I trường Đại học Y Hà Nội
Luận văn Kiến thức về loãng xương của học viên chuyên khoa I trường Đại học Y Hà Nội.Loãng xương là bệnh lý phổ biến nhất của hệ xương [1], ảnh hưởng tới rất nhiều người, cả nam và nữ, thuộc mọi chủng tộc. Trên thế giới, có tới 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương [2]. Đối với người da trắng, khoảng 1/2 số phụ nữ và 1/5 số nam giới sẽ bị gãy xương do loãng xương một lần trong đời. Ở Mỹ, có khoảng hơn 9,9 triệu người bị loãng xương và 43,1 triệu người có mật độ xương thấp [3]. Ở châu Á, loãng xương đã trở thành một vấn đề sức khỏe quan trọng. Những nghiên cứu về dịch tễ học giúp các nhà nghiên cứu đưa ra dự đoán rằng đến năm 2050, hơn 50% số ca gãy cổ xương đùi do loãng xương sẽ xảy ra ở châu Á [4]. Ở Việt Nam, có tới 23% số phụ nữ từ 50 đến 65 tuổi bị loãng xương ở cổ xương đùi, tỉ lệ này cao hơn tỉ lệ loãng xương của người da trắng và người dân ở một số nước châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia [5], [6], [7], [8], [9]. Tỉ lệ loãng xương tăng theo tuổi, do đó, khi tuổi thọ trung bình của con người tăng lên, loãng xương càng trở thành một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm.
Loãng xương có thể dẫn tới gãy xương và gây ra các biến chứng, hoặc để lại các di chứng nặng nề. Gãy xương do loãng xương có thể gặp ở tất cả các xương lớn trong cơ thể, chủ yếu là xương cột sống, cổ xương đùi, đầu xa xương cẳng tay [3], khiến bệnh nhân bị hạn chế vận động và làm tăng tỉ lệ tàn tật, tỉ lệ gãy xương tiếp theo và tỉ lệ tử vong. Ngoài ra, gãy xương cột sống có thể làm thay đổi giải phẫu ổ bụng, dẫn đến táo bón, đau bụng, chướng bụng, giảm cảm giác thèm ăn. Gãy nhiều xương sườn có thể gây bệnh phổi mạn tính. Gãy xương cũng có thể gây ra các triệu chứng tâm lý như trầm cảm do bệnh nhân phải chịu đau đớn, giới hạn về thể chất, thay đổi về vẻ ngoài và lối sống. Tất cả những hậu quả trên làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân.
Ngoài những ảnh hưởng đến sức khỏe, loãng xương còn gây ra thiệt hại lớn về kinh tế. Ở Mỹ, ước tính đến năm 2025, chi phí cho điều trị gãy xương là 25,3 tỉ
đô la [3]. Ở Hồng Kông, vào năm 2000, chi phí riêng cho cấp cứu gãy cổ xương đùi là 270 triệu đô la Hồng Kông [4].
Loãng xương gây ra các hậu quả nặng nề nhưng lại khó phát hiện sớm vì bệnh thường diễn biến thầm lặng, rất nhiều bệnh nhân gần như không có triệu chứng nào cho tới khi xảy ra biến chứng là gãy xương hoặc lún xẹp đốt sống [2]. Mặc dù hiện nay đã có nhiều loại thuốc dùng để điều trị loãng xương, làm chậm quá trình mất xương, nhưng tất cả đều có tác dụng phụ và chỉ làm tăng nhẹ mật độ xương, vì vậy, việc phát hiện các đối tượng có nguy cơ bị bệnh để theo dõi, tư vấn, phòng bệnh là vấn đề quan trọng nhất.
Nhân viên y tế đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phát hiện, tư vấn cho những người có nguy cơ loãng xương, quản lý và điều trị bệnh nhân loãng xương, gãy xương, do đó, kiến thức của nhân viên y tế là yếu tố rất quan trọng trong nỗ lực làm giảm các thiệt hại về sức khỏe, kinh tế do loãng xương gây ra. Tuy nhiên, một số nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng kiến thức của nhân viên y tế về loãng xương vẫn chưa thực sự đầy đủ [4], [10], [11], mặc dù nhiều quốc gia đã có hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Kiến thức về loãng xương của học viên chuyên khoa I trường Đại học Y Hà Nội” với 2 mục tiêu:
1. Tìm hiểu kiến thức về loãng xương của học viên chuyên khoa I đang
học tại trường Đại học YHà Nội.
2. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về loãng xương của học viên chuyên khoa I trường Đại học Y Hà Nội.
KIẾN NGHỊ Kiến thức về loãng xương của học viên chuyên khoa I trường Đại học Y Hà Nội
1. Đối với đào tạo và nghiên cứu:
Cần có thêm những nghiên cứu tiếp theo trên nhiều nhóm đối tượng với cỡ mẫu lớn để đánh giá đầy đủ kiến thức của nhân viên y tế về loãng xương và các yếu tố ảnh hưởng tới kiến thức về loãng xương của nhân viên y tế.
Cần tổ chức các chương trình đào tạo liên tục giúp bác sĩ cập nhật kiến thức về loãng xương trong quá trình làm việc, và các chương trình đào tạo về loãng xương nên nhấn mạnh vấn đề dự phòng.
2. Đối với thực hành lâm sàng và phòng bệnh:
Nhân viên y tế cần chú ý rằng sự mất xương bắt đầu xảy ra từ rất sớm, sau tuổi 30 và diễn ra nhanh chóng ở thời kì mãn kinh. Việc không cung cấp đủ calci trong chế độ ăn là một yếu tố nguy cơ thúc đẩy loãng xương và gãy xương do loãng xương.
Cần tư vấn cho bệnh nhân và cộng đồng chủ động phòng bệnh bằng cách duy trì lối sống lành mạnh như dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể lực, bỏ rượu và thuốc lá. Các bác sĩ lâm sàng cần lưu ý phát hiện các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân để chẩn đoán và điều trị loãng xương sớm nhằm nâng cao tuổi thọ và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Tài liệu tham khảo
1. Office of the Surgeon General (2004), Reports of the Surgeon General, Bone Health and Osteoporosis: A Report of the Surgeon General, Office of the Surgeon General (US), Rockville (MD).
2. Trường đại học Y Hà Nội (2012), Bệnh học nội khoa, Tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. National osteoporosis foundation (2014), Clinician’s guide to prevention and treatment of osteoporosis, National osteoporosis foundation, Washington DC.
4. Ip T.P., Cindy L.K.L., Annie W.C.K (2004), Awareness of osteoporosis among physicians in China, Osteoporosis Int, 15, 329 – 334.
5. Nguyen H. T., von Schoultz B., Pham D. M., et al (2009), Peak bone mineral density in Vietnamese women, Arch Osteoporos, 4(1-2), 9-15.
6. Ho-Pham L. T., Nguyen U. D., Pham H. N., et al (2011), Reference ranges for bone mineral density and prevalence of osteoporosis in Vietnamese men and women, BMC Musculoskelet Disord, 12, 182.
7. McNutt L. A., Wu C., Xue X., et al (2003), Estimating the relative risk in cohort studies and clinical trials of common outcomes, Am J Epidemiol, 157(10), 940-943.
8. Cui L. H., Choi J. S., Shin M. H., et al (2008), Prevalence of osteoporosis and reference data for lumbar spine and hip bone mineral density in a Korean population, JBone Miner Metab, 26(6), 609-617.
9. Kaneki M., Hodges S. J., Hosoi T., et al (2001), Japanese fermented soybean food as the major determinant of the large geographic difference in circulating levels of vitamin K2: possible implications for hip-fracture risk, Nutrition, 17(4), 315-321.
10. I.J Chen, S. Yu, Wang T.F., et al (2005), Knowledge about osteoporosis and its related factors among public health nurse in Taiwan, Osteoporosis Int, 16, 2142 – 2148.
11. Chenot R., Scheidt-Nave C., Gabler S., et al (2007), German primary care doctors’ awareness of osteoporosis and knowledge of national guidelines, Exp
Clin Endocrinol Diabetes, 115, 584-589.
12. Gerard J. T., Bryan D. (2012), Introduction to the human body: The Essential of Anatomy and Physiology, John Wiley & Son, Inc, USA.
13. Trịnh Bình (2007), Mô – Phôi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
14. Longo D. L., Fauci A. S., Kasper D. L. (2011), Harrison’s principles of internal medicine, Mc Graw-Hill Professional, USA.
15. Lee G., Andrew I. S. (2012), Goldman’s Cecil Medicine, Elsevier, USA.
16. Mason R. S., Sequeira V. B., Gordon-Thomson C. (2011), Vitamin D: the light side of sunshine, Eur J Clin Nutr, 65(9), 986-993.
17. Bischoff-Ferrari H. (2010), Health effects of vitamin D, Dermatol Ther, 23(1), 23-30.
18. Watts N. B. (2014), Long-term risks of bisphosphonate therapy, Arq Bras Endocrinol Metabol, 58(5), 523-529.
19. Phyllis E.G., Cynthia P.C., Jean T.M., et al (2014), Revision of the osteoporosis knowledge test: reliability and validity, Western Journal of Nursing Research.
20. Pande K.C, Takats D., Kanis J.A, et al (2000), Development of a questionnaire (OPQ) to assess patient’s knowledge about osteoporosis, The European menopause journal, 237, 75 – 81.
21. Beraducci A. (2004), Senior nursing student’s knowledge of osteoporosis, Orthopedic Nursing, 23 (2), 121 – 127.
22. Winzenberg T. M., Oldenburg B., Frendin S., et al (2003), The design of a valid and reliable questionnaire to measure osteoporosis knowledge in women: the Osteoporosis Knowledge Assessment Tool (OKAT), BMC Musculoskelet Disord, 4, 17.
23. Ailinger R. L., Lasus H., Braun M. A. (2003), Revision of the Facts on Osteoporosis Quiz, Nurs Res, 52(3), 198-201.
24. Yoon B. H., Baek J. H., Lee Y. K., et al (2014), Knowledge on osteoporosis of prescriber according to level of medical institute, Yonsei Med J, 55(4), 1058-1062.
25. Hannelie F., Sue F., Bob M. (2015), Exploring New Zealand orthopaedic nurse’s knowledge of osteoporosis, Orthopedic Nursing, 34.
26. Amre H., Safadi R., Jarrah S., et al (2008), Jordanian nursing students’ knowledge of osteoporosis, Int JNurs Pract, 14(3), 228-236.
27. Nguyen N. V., Dinh T. A., Ngo Q. V., et al (2015), Awareness and knowledge of osteoporosis in vietnamese women, Asia Pac JPublic Health, 27(2), 95-105.
28. Nguyễn Văn Tuấn (2005), Bài giảng về thống kê sinh học, TP. Hồ Chí Minh.
29. R.F Zang, Chandran M. (2011), Knowledge of osteoporosis and its related risk factors among nursing professionals, Singapore Med J, 52 (3) 158.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đại cương về xương 3
1.1.1. Phân loại: 3
1.1.2. Thành phần, cấu trúc của xương: 3
1.1.3. Sự phát triển của xương: 4
1.2. Loãng xương 5
1.2.1. Định nghĩa loãng xương 5
1.2.2. Phân loại loãng xương 6
1.2.3. Dịch tễ 6
1.2.4. Triệu chứng của loãng xương 6
1.2.5. Các phương pháp chẩn đoán loãng xương 7
1.2.6. Các yếu tố nguy cơ của loãng xương và gãy xương 8
1.2.7. Các yếu tố bảo vệ 9
1.2.8. Phòng và điều trị loãng xương 9
1.3. Kiến thức về loãng xương 12
1.3.1. Những công cụ được sử dụng để đánh giá kiến thức về loãng xương 12
1.3.2. Một số nghiên cứu về kiến thức loãng xương trên thế giới và Việt Nam: . 14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu 16
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu: 16
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu: 16
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu 16
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 16
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 16
2.4. Phương tiện nghiên cứu 17
2.5. Thu thập số liệu 17
2.6. Các biến số của nghiên cứu: 18
2.7. Phân tích và xử lý số liệu 18
2.8. Đạo đức nghiên cứu 19
2.9. Sai số và biện pháp khắc phục: 19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 21
3.2. Kết quả trả lời bộ câu hỏi: 24
3.3. Liên quan giữa kiến thức loãng xương và một số yếu tố: 28
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 33
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 33
4.2. Kiến thức về loãng xương của đối tượng nghiên cứu 34
4.2.1. Kiến thức chung về loãng xương 35
4.2.2. Kiến thức về bệnh học: 36
4.2.3. Kiến thức về phòng bệnh 38
4.3. Liên quan giữa kiến thức về loãng xương và một số yếu tố: 39
4.4. Hạn chế của nghiên cứu: 40
KẾT LUẬN 41
KIẾN NGHỊ 42
Tài liệu tham khảo
BMD Bone mineral density
BS Bác sĩ
CKI Chuyên khoa I
CT Computed Tomography
DEXA Dual-energy X-ray absorptiometry
ĐHYHN Đại học Y Hà Nội
FOOQ Facts on Osteoporosis Quiz
OHBS Osteoporosis Health Beliefs Scale
OSES Osteoporosis Self-efficacy Scale
OKQ Osteoporosis Knowledge Questionnaire
OKT Osteoporosis Knowledge Test
OKAT Osteoporosis Knowledge Assessment Tool
OPQ Osteoporosis Questionnaire
Bảng 3.1. Phân bố tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu 21
Bảng 3.2. Số năm làm việc của đối tượng nghiên cứu 21
Bảng 3.3. Mức độ thường xuyên điều trị bệnh nhân loãng xương 23
Bảng 3.4. Điểm trung bình từng nhóm câu hỏi 28
Bảng 3.5. Liên quan giữa kiến thức về loãng xương với giới tính 28
Bảng 3.6. Liên quan giữa kiến thức về loãng xương với tuổi 29
Bảng 3.7. Liên quan giữa kiến thức về loãng xương và số năm làm việc: 29
Bảng 3.8. Liên quan giữa kiến thức về loãng xương và nơi làm việc 30
Bảng 3.9. Liên quan giữa kiến thức loãng xương và chuyên ngành 30
Bảng 3.10. Liên quan giữa tổng điểm kiến thức về loãng xương và nhóm tuổi bệnh
nhân 30
Bảng 3.11. Liên quan giữa kiến thức chung về loãng xương và tuổi bệnh nhân 31
Bảng 3.12. Liên quan giữa và kiến thức về bệnh học và nhóm tuổi bệnh nhân 31
Bảng 3.13. Liên quan giữa kiến thức phòng bệnh và nhóm tuổi bệnh nhân 31
Bảng 3.14. Liên quan giữa kiến thức về loãng xương và mức độ thường xuyên điều trị bệnh nhân loãng xương 32
Hình 1.1. Thay đổi mật độ xương của nam và nữ theo tuổi 4
Hình 1.2. Cấu trúc xương xốp của bệnh nhân loãng xương và người bình thường….5
Biểu đồ 3.1. Nơi làm việc của đối tượng nghiên cứu 22
Biểu đồ 3.2. Chuyên ngành làm việc của đối tượng nghiên cứu 22
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm bệnh nhân của đối tượng nghiên cứu 23
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ trả lời đúng từng câu hỏi 24
Biểu đồ 3.5. Phân bố điểm của đối tượng nghiên cứu 27