Kiến thức về loãng xương của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội

Kiến thức về loãng xương của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội

Luận văn Kiến thức về loãng xương của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội.Loãng xương hiện đang là một vấn đề xã hội ở các nước phát triển do tỷ lệ bệnh cao và chi phí nặng nề. Loãng xương cũng là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mãn kinh và người cao tuổi [1].

Theo báo cáo của Hiệp hội loãng xương quốc tế (IOF) tại hội nghị thường niên tổ chức vào tháng 9, mỗi năm trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương, trong đó khoảng 1/3 phụ nữ và 1/5 đàn ông trên 50 tuổi dễ bị gãy xương do loãng xương. Dự báo tới năm 2050, toàn thế giới sẽ có khoảng 6,3 triệu trường hợp người gãy cổ xương đùi do loãng xương và 51% số này sẽ ở các nước châu Á [1]. Ở Việt Nam ước tính mỗi năm có khoảng 102.000 nữ và 67.000 nam gãy xương; trong đó số ca gãy cổ xương đùi ở nữ là 19.000 nữ và ở nam là 7.000 [2].
Loãng xương được coi là một “bệnh thầm lặng”, lan rộng khắp thế giới và có xu hướng ngày càng tăng.Hàng năm chi phí cho loãng xương ở Mỹ là 17,9 tỷ USD, ở Úc là 7,4 tỷ USD, ở Châu Âu là 350 triệu EUR, ở Anh là 1,7 tỷ pounds, trong đó chi phí cho gãy cổ xương đùi là cao nhất vì 95% phải nằm viện và 15 – 25% cần được chăm sóc lâu dài [3].Chi phí cho loãng xương tương đương với chi phí cho bệnh tiểu đường và lớn hơn chi phí cho cả hai bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ cộng lại (ung thư vú và ung thư tử cung) [4],[5].
Tại Việt Nam,chi phí điều trị chomỗi ca gãy cổ xương đùi tại bệnh viện ít nhất vào khoảng 30 triệu đồng [6]. Tuy chi phí cho điều trị biến chứng của loãng xương rất lớn nhưng ước tính 20% trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương có thể tử vong trong vòng một năm sau đó, 30% bị tàn phế hoàn toàn, 40% phụ thuộc vào người khác và 80% không thể tái hòa nhập với cộng đồng [7],[8].
Do đó, hiểu biết về bệnh loãng xương, các yếu tố nguy cơ, hậu quả cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh là cần thiết.Tuy nhiênnhiều nghiên cứu cho thấyhiểu biết kiến thức về bệnh loãng xương của người dân Việt Nam còn thấp. Theo thống kê thì khoảng 80% phụ nữ Việt Namcó nghe nói đến bệnh loãng xương thông qua báo, đài và các phương tiện thông tin khác nhưng chỉ 49% phụ nữ có kiến thức đúng về bệnh loãng xương [9].
Sinh viên là đối tượng ở trong độ tuổiphát triển khối xương, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến loãng xương về sau này. Do vậy, họ cần có hiểu biết đúng phát triển khối xương và các kiến thức phòng chống loãng xương.Hiện tại,chưa có nghiên cứu nào về kiến thức bệnh loãng xương của các đối tượng là sinh viên các trường đại học. Do vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài“Kiến thức về loãng xương của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội” với hai mục tiêu sau:
1.    Đánh giá kiến thức về loãng xương của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội.
2.    Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về loãng xương của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Kiến thức về loãng xương của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội​
1.    Edith M.C (2008), Dịch tễ học loãng xương Châu Á, Kỷ yếu hội nghị tầm nhìn Châu Á về loãng xương.
2.    Nguyễn Văn Tuấn (2012), Gãy xương và tử vong: một vấn nạn y tế cộng đồng, Y học thường thức, iDoc.vn.
3.    Keller TS, H.D., Colloca CJ,et al (2003),Prediction of osteoporotic spinal deformity,Spine (Phila Pa 1976) 28(5), pp. 455-462.
4.    Lê Anh Thư (2003), Loãng xương và bệnh mãn kinh của phụ nữ, Thành phố Hồ Chí Minh.
5.    WHO (2003), WHO Technical report: Prevention anh manage of Osteoporosis.
6.    Vũ Thị Thanh Thủy (1996), Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến nguy cơ lún đốt sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Y Dược, Trường đại học Y Hà Nội.
7.    Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Đình Nguyên (2007), Loãng xương: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị phòng ngừa, Nhà xuất bản Y học Thành phố Hồ Chí Minh.
8.    Lê Anh Thư (2008), Chọn lựa thuốc điều trị loãng xương tại Việt Nam, Kỷ yếu hội nghị tầm nhìn Châu Á về loãng xương năm 2008, tr. 32-33.
9.    Nguyen V. Nguyen, Tri A. Dinh, Quang V. Ngo, et al (2011),Awareness and Knowledge of Osteoporosis in Vietnamese Women, Asia Pac J Public Health27(2), pp. 95-105.
10.    Vũ Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Ngọc Lan và cs (2009), Bệnh loãng xư¬ơng, Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ xương khớp thường gặp, NXBYH, tr. 16-32.
11.    Reid I.R., Plank L.D., Evans M.C. (1992), Fat mass is an important determinant of whole body bone density in premenopause women but not in men,/ Clin Endocrinol Metab75, pp. 779-782.
12.    Avioli L.V. (1994),Clinicians mannual on osteoporosis, SP Science Press.
13.    Đặng Hồng Hoa (2008), Nghiên cứu mật độ xương vùng cổ xương đùi của người bình thường bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
14.    Phạm Văn Tú (2002), Nhận xét mật độ xương của nam giới bình thường từ 50 tuổi trở lên bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
15.    Metra scientists (1999), QUS – 2 practical and clinical considerations, QUS – 2TM calcaneal ultrasonometer operators mannual for quantitative utrasound measurement of the calcaneus, pp. A5-1 – A5-7.
16.    Trần Đức Thọ (2005), Bệnh loãng xương ở người cao tuổi, Nhà xuất bản Y học.
17.    Trần Ngọc Ân (2004), Loãng xương 3, Bách khoa thư bệnh học, Nhà xuất bản Y học, tr. 263-265.
18.    Phạm Khuê, Phạm Thắng (2000), Bệnh cơ xương khớp ở người cao tuổi, Bệnh học Nội khoa ở người cao tuổi, tái bản lần 5, NXBYH, tr. 256-276.
19.    Agren M., et. al. (1991), Ultrasound attenuation of the calcaneus: a sensitive and specific discriminator of osteopenia postmenopausal women, Calcifield tissue international48(4),pp. 240-244.
20.    Odell W., Burger H. (2001), Menopause and hormone replacement, Endocrinology3,fourth edition, W.B.Saunders company, pp. 2156-2157.
21.    Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012), Loãng xương, Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2012, tr. 197-207.
22.    Ring J.D (2005), Pathophysiology of postmenopausal osteoporosis,Rizzoli R; Atlas of postmenopausal osteoporosis, 2nd edition, Current medicine Group Ltd, pp. 1-24.
23.    Philips FM, W.F., Liberman I, Hupp MC (2002),An in vivo comparision of the potential for extravertebral cement leak after vertebroplasty and kyphoplasty,5pine (Phila Pa 1976) 27(19), pp. 2173-2179.
24.    Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011), Các bệnh về xương, Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản Y học, trang 273-286.
25.    William C. Shiel Jr, M., FACP, FACR (2012), Osteoporosis Treatment, Medication, symptoms, prevention…,MedicineNet on health.com.
26.    K. Pande, Sonali Pande, S. Tripathi, et al (2005), Poor knowledge about Osteoporosis in learned Indian women, The Journal of the Association of Physicians of India53, pp. 433-436.
27.    Magda Vytrisalova, Ales Kubena, Jiri Vlcek, et al (2007), Knowledge of osteoporosis corelated with hormone therapy use and health status, Maturitas 56 (1),pp. 21-29.
28.    M. Allison Ford, Martha Bass,Yan Zhao, et al(2011), Osteoporosis Knowledge, Self-Efficacy, and Beliefs among College Students in the USA and China, Journal of Osteoporosis 2011.
29.    Risni Erandie Ediriweera de Silva, MuhamedRuvaizHaniffa, Kavinda Dimuthu Kumara Gunathillaka, et al (2014), A descriptive study of knowledge, beliefs and practices regarding osteoporosis among female medical school entrants in Sri Lanka, Asia Pacific Family Medicine 13(1),pp. 13-15.
30.    Ketan C. Pande, Dominic de Takats, John A. Kanis, et al (2000), Development of a questionnaire (OPQ) to assess patient’s knowledge about osteoporosis, Maturitas 37 (2),pp. 75-81.
31.    H. T. T. Nguyen, B. von Scholtz, D. M. T. Pham, et al (2009), Peak bone mineral density in Vietnamese women, Arch Osteoporos4(1-2), pp. 9-15.
32.    Nguyễn Thị Thúy Hà (2009), Nghiên cứu mật độ xương của phụ nữ tại một số điểm thuộc tỉnh Hà Nam và Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
33. Karen E. Hansen, Elaine R. Rosenblatt,Craig L. Gjerde, et al (2007), Can an Online Osteoporosis Lecture Increase Physician Knowledge and Improve Patient Care?, Journal of Clinical Densitometry 10(1), pp. 10-20.
 MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Sơ lược về cấu trúc, chức năng của xương và chu chuyển xương    3
1.1.1.    Cấu trúc của xương    3
1.1.2.    Chức năng của xương    3
1.1.3.    Chu chuyển xương    4
1.2.    Sơ lược về loãng xương và các yếu tố nguy cơ gây loãng xương    6
1.2.1.    Định nghĩa loãng xương    6
1.2.2.    Phân loại loãng xương:    6
1.2.3.    Triệu chứng học loãng xương    7
1.2.4.    Đo mật độ xương    7
1.2.5.    Chẩn đoán loãng xương    7
1.2.6.    Điều trị    8
1.2.7.    Những yếu tố nguy cơ gây loãng xương    9
1.3.    Điểm qua các nghiên cứu về kiến thức bệnh loãng xương trên thế giới và
tại Việt Nam    11
1.3.1.    Trên Thế giới:    11
1.3.2.    Tại Việt Nam    13
Chương 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    14
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    14
2.1.1.    Địa điểm nghiên cứu    14
2.1.2.    Đối tượng nghiên cứu    14
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    14
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    14
2.2.2.    Công thức chọn mẫu    14
2.2.3.    Công cụ nghiên cứu    15
2.2.4.    Các bước thu thập số liệu    17
2.3.    Phân tích và xử lý số liệu    17
2.4.    Hạn chế và các biện pháp khắc phục    18
2.4.1.    Hạn chế của nghiên cứu    18
2.4.2.    Sai số    18 
2.4.3.    Các biện pháp khắc phục    18
2.5.    Đạo đức của nghiên cứu    18
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    19
3.1.    Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    19
3.1.1 Đặc điểm chung    19
3.1.2. Thời gian sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng của đối tượng nghiên cứu    22
3.2.    Kiến thức về loãng xương của đối tượng nghiên cứu    24
3.2.1.    Tổng điểm kiến thức về loãng xương của đối tượng nghiên cứu    24
3.2.2.    Điểm kiến thức cho từng phần trong bộ câu hỏi về loãng xương của
đối tượng nghiên cứu    24
3.3.    Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về loãng xương của đối tượng
nghiên cứu    26
truyền thông    28
Chương 4.BÀN LUẬN    30
4.1.    Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    30
4.2.    Kiến thức về loãng xương của đối tượng nghiên cứu    31
4.2.1.    Tổng điểm bộ câu hỏi về kiến thức bệnh loãng xương của đối tượng nghiên cứu     31
4.2.2.    Điểm kiến thức riêng cho từng phần câu hỏi về bệnh loãng xương của đối tượng nghiên cứu      32
4.3.    Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về loãng xương    37
4.3.1.    Ảnh hưởng của một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu đến kiến thức về loãng xương      37
chúngđến kiến thức về loãng xương      38
4.3.3.    Ảnh hưởng của truyền thông đến kiến thức về loãng xương    40
KẾT LUẬN    42
1.    Kiến thức về loãng xương của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội …. 42
2.    Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về loãng xương của sinh viên một số
trường đại học tại Hà Nội     42
KIẾN NGHỊ    43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMD    : Bone Mineral Density (Mật độ xương)
BMI    : Body mass index (Chỉ số khối cơ thể)
BMU : Bone Multicellular Unit (Các đơn vị đổi mới xương)
DEXA : Dual- Energy X-ray Absorptionmetry (Đo hấp thụ tia X năng lượng kép)
DPA : Dual Photon Absorptiometry (Đo hấp thụ Photon kép)
GDSK    : Giáo dục sức khỏe
GH    : Growth hormone (Hormon    tăng    trưởng)
HRT : Hormone replacement therapy (Liệu pháp hormon thay thế)
IOF : International Osteoporosis Foundation (Hiệp hội loãng xương quốc tế) NVYT : Nhân viên y tế
OPQ : Osteoporosis Questionaire (Bộ câu hỏi về loãng xương)
PBM : Peak Bone Mass (Khối lượng xương đỉnh)
PTH : Parathyroid hormone (Hormon cận giáp trạng)
QCT : Quantitative Computed Tomography (Đo khối lượng xương bằng chụp cắt lớp vi tính)
SPA : Single Photon Absorptiometry (Đo hấp thụ photon đơn)
SV    : Sinh viên
TB    : Trung bình
WHO    : World Health Organization    (Tổ    chức    Y tế thế giới) 

Leave a Comment