Kiến thức về loãng xương và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình tại khoa Ngoại A, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016

Kiến thức về loãng xương và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình tại khoa Ngoại A, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016

Kiến thức về loãng xương và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình tại khoa Ngoại A, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016.Loãng xương là bệnh lý phổ biến nhất của hệ xương [1], ảnh hưởng tới rất nhiều người, cả nam và nữ, thuộc mọi chủng tộc. Loãng xương với hậu quả nghiêm trọng nhất là gia tăng tỷ lệ tử vong và gia tăng tỷ lệ tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống do biến chứng gãy xương. Do vậy đây là một vấn đề đang được toàn thế giới quan tâm. Loãng xương và gãy xương do loãng xương ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, và là một gánh nặng đối với nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt khi tuổi thọ của người dân ngày càng cao. Số liệu của thế giới cho thấy đối với bệnh loãng xương, có 10 triệu người mắc bệnh hàng năm, chi phí 17,03 tỷ USD/năm [2], với bệnh hen là 12,7 tỷ USD [3], và bệnh tim là 22,55 tỷ USD/ năm [4].
Châu Á hiện được Tổ chức Y tế Thế giới dự báo là tâm điểm của loãng xương trong thế kỷ XXI cùng với tuổi thọ ngày một tăng và thay đổi trong lối sống, chế độ dinh dưỡng… [5]. Nghiên cứu dịch tễ học giúp các nhà nghiên cứu đưa ra dự đoán rằng đến năm 2050, hơn 50% số ca gãy cổ xương đùi do loãng xương sẽ xảy ra ở châu Á [6].


Năm 2006, ở nước ta có khoảng 2,5 triệu người bị loãng xương, trong đó 1,9 triệu người là phụ nữ, số người bị gãy xương do loãng xương khoảng 152.000 (phụ nữ là 92.000 người). Dự báo đến năm 2030, số người mắc bệnh loãng xương sẽ là 4,5 triệu, trong đó có 3,4 triệu là phụ nữ, số người bị gãy xương do loãng xương khoảng 262.650 (phụ nữ là 162.650 người) [7]. Tại Việt Nam, chi phí điều trị cho mỗi ca gãy cổ xương đùi tại bệnh viện ít nhất vào khoảng 30 triệu đồng [8]. Như vậy, chi phí cho điều trị biến chứng của loãng xương rất lớn, nhưng có khoảng 20% trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương có thể tử vong trong vòng một năm sau đó, 30% bị tàn phế hoàn toàn, 40% phụ thuộc vào người khác và 80% không thể tái hòa nhập cộng đồng [9],[10].
Loãng xương gây ra các hậu quả nặng nề nhưng lại khó phát hiện sớm vì bệnh thường diễn biến thầm lặng. Đặc biệt có rất nhiều bệnh nhân gần như không có triệu chứng nào cho tới khi xảy ra biến chứng là gãy xương hoặc xẹp cột sống [11]. Vì vậy, việc phát hiện các bệnh nhân có nguy cơ loãng xương để theo dõi, tư vấn và phòng bệnh là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hiểu biết kiến thức về bệnh loãng xương của người dân Việt Nam còn thấp. Theo thống kê thì khoảng 80% phụ nữ Việt Nam có nghe nói đến bệnh loãng xương thông qua báo, đài và các phương tiện thông tin khác nhưng chỉ có 49% phụ nữ có kiến thức đúng về loãng xương [12]. 
  Bệnh nhân phẫu thuật xương khớp thường đã bị loãng xương hoặc có nguy cơ cao bị loãng xương. Vì vậy, kiến thức về loãng xương (kiến thức chung, phòng chống, điều trị và biến chứng) của bệnh nhân sẽ giúp phòng ngừa hoặc giảm nhẹ các biến chứng do loãng xương gây ra trước mắt và lâu dài. Hiện tại ở Việt Nam, có rất ít các nghiên cứu đánh giá kiến thức về loãng xương của bệnh nhân sau phẫu thuật xương khớp. Do vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức về loãng xương và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình tại khoa Ngoại A, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016” với mục tiêu sau:
1.Mô tả kiến thức về loãng xương của bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình đang điều trị tại khoa Ngoại A, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016.
2.Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức về loãng xương của bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình đang điều trị tại khoa Ngoại A, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Đại cương về xương    3
1.1.1. Phân loại    3
1.1.2. Thành phần, cấu trúc của xương    3
1.1.3. Sự phát triển của xương    4
1.2. Loãng xương    6
1.2.1. Định nghĩa    6
1.2.2. Phân loại loãng xương    7
1.2.3. Triệu chứng của loãng xương    7
1.2.4. Chẩn đoán xác định loãng xương    9
1.2.5. Điều trị bệnh loãng xương    9
1.2.6. Các yếu tố nguy cơ    11
1.3. Các nghiên cứu về kiến thức bệnh loãng xương trên thế giới và tại Việt Nam    13
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới    13
1.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam    13
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    15
2.1. Địa điểm nghiên cứu    15
2.2. Thời gian nghiên cứu    15
2.3. Đối tượng nghiên cứu    15
2.3.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu    15
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ    15
2.4. Phương pháp nghiên cứu    15
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu    15
2.4.2. Mẫu nghiên cứu    15
2.5. Công cụ nghiên cứu    16
2.5.1. Bộ câu hỏi    16
2.5.2. Cách tính điểm    17
2.6. Các bước thu thập số liệu    17
2.7. Phân tích và xử lý số liệu    17
2.8. Hạn chế của nghiên cứu và các sai số mắc phải    17
2.8.1.  Hạn chế của nghiên cứu    17
2.8.2.    Sai số    18
2.8.3.    Các biện pháp khắc phục    18
2.8.4.    Đạo đức của nghiên cứu    18
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    19
3.1. Phần đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu    19
3.2. Phần trả lời bộ câu hỏi và một số yếu tố liên quan    23
Chương 4: BÀN LUẬN    31
4.1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu    31
4.2. Kiến thức về loãng xương của bệnh nhân nghiên cứu    32
4.2.1. Tổng điểm bộ câu hỏi về kiến thức bệnh loãng xương của bệnh nhân nghiên cứu    32
4.2.2. Kiến thức chung về bệnh loãng xương của bệnh nhân nghiên cứu    33
4.2.3. Kiến thức yếu tố nguy cơ loãng xương của bệnh nhân nghiên cứu    35
4.2.4. Kiến thức của bệnh nhân nghiên cứu về biến chứng bệnh loãng xương    37
4.2.5. Điểm phần điều trị bệnh loãng xương của bệnh nhân nghiên cứu    38
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về loãng xương    39
4.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức loãng xương    39
4.3.2. Các yếu tố không ảnh hưởng đến kiến thức loãng xương    41
KẾT LUẬN    42
KIẾN NGHỊ    44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1.     Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo nhóm tuổi    19
Bảng 3.2.     Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo khu vực sinh sống và nghề nghiệp    20
Bảng 3.3.     Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo thu nhập bình quân    21
Bảng 3.4.     Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo loại thủ thuật điều trị và số lần vào viện vì lý do liên quan đến xương khớp    21
Bảng 3.5.     Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo nguồn thông tin về bệnh loãng xương và tình hình loãng xương hoặc thiểu xương    22
Bảng 3.6.     Tiền sử về bệnh loãng xương của gia đình và thói quen sử dụng sữa của bệnh nhân nghiên cứu    22
Bảng 3.7.     Tỷ lệ trả lời đúng theo từng phần của bộ câu hỏi    24
Bảng 3.8.     Điểm trung bình về kiến thức loãng xương của bệnh nhân    24
Bảng 3.9.     Liên quan giữa nhóm tuổi của bệnh nhân nghiên cứu và kiến thức loãng xương    25
Bảng 3.10.     Liên quan giữa giới tính của bệnh nhân và kiến thức loãng xương    25
Bảng 3.11.     Liên quan giữa khu vực sống của bệnh nhân và kiến thức loãng xương    26
Bảng 3.12.     Liên quan giữa trình độ học vấn của bệnh nhân và kiến thức loãng xương    26
Bảng 3.13.     Liên quan giữa nghề nghiệp của bệnh nhân và kiến thức loãng xương    27
Bảng 3.14.     Liên quan giữa mức thu nhập bình quân của bệnh nhân và kiến thức loãng xương    27
Bảng 3.15.     Liên quan giữa loại phẫu thuật của bệnh nhân và kiến thức loãng xương của bệnh nhân    28
Bảng 3.16.     Liên quan giữa số lần vào viện vì lý do liên quan đến xương khớp và kiến thức loãng xương    28
Bảng 3.17.     Liên quan giữa nguồn thông tin bệnh nhân nhận được và kiến thức loãng xương    29
Bảng 3.18.     Liên quan giữa tiền sử được chẩn đoán thiểu xương hoặc loãng xương và kiến thức loãng xương của bệnh nhân    29
Bảng 3.19.     Liên quan giữa tiền sử mắc loãng xương của gia đình và kiến thức loãng xương của bệnh nhân    30
Bảng 3.20.     Liên quan giữa thói quen sử dụng sữa và kiến thức loãng xương của bệnh nhân    30

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment