Kiến thức về một số cấp cứu thường gặp của bác sỹ công tác trạm y tế xã tại Hà Giang năm 2019

Kiến thức về một số cấp cứu thường gặp của bác sỹ công tác trạm y tế xã tại Hà Giang năm 2019

Kiến thức về một số cấp cứu thường gặp của bác sỹ công tác trạm y tế xã tại Hà Giang năm 2019
Nguyễn Phương Hoa, Nguyễn Đăng Vững
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Sơ cấp cứu đúng và kịp thời cho người bệnh giúp giảm biến chứng, di chứng và tử vong. Nghiên cứu mô tả kiến thức về một số cấp cứu thường gặp của bác sỹ ở trạm y tế xã tỉnh Hà Giang năm 2019. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu thập số liệu của tất cả 102 bác sĩ công tác tại trạm y tế tham dự khóa tập huấn về CSSKBĐ theo nguyên lý YHGĐ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ  có kiến thức đúng về cấp cứu ngừng tuần hoàn chỉ đạt 17,7%%, xử trí rắn cắn 36,3%, dị vật đường thở 30,4%, chỉ định rửa dạ dày khi ngộ độc 4,9%, cầm máu vết thương 24,5%, cố định đốt sống cổ 46,1%. Các bác sĩ dưới 35 tuổi có tỷ lệ trả lời đúng cao hơn nhóm bác sĩ lớn tuổi hơn với xử trí dị vật đường thở và phản vệ (p<0,05). Bác sĩ nam giới có kiến thức đúng về xử trí gẫy xương cao hơn nhóm bác sĩ nữ (67,5% so 46,8%, p<0,05). Kiến thức về một số cấp cứu thường gặp của các bác sĩ còn tương đối thấp. Cần có các khóa đào tạo để nâng cao kiến thức cấp cứu cho bác sĩ tại trạm y tế về sơ cấp cứu ban đầu.

Trạm y tế xã là đơn vị đầu tiên tiếp xúc với bệnh nhân, nơi đảm nhận trách nhiệm xử lý ban đầu các vấn đề sức khỏe của người dân ở cộng đồng. Trong các thời kỳ, trạm y tế xã ở Việt Nam luôn được xác định là nền tảng để thực hiện công tác CSSKBĐ. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính  sách  về  tài  chính  cho  y  tế  cơ  sở  nói chung và trạm y tế xã nói riêng. Trong thực hành lâm sàng, bác sĩ công tác tại trạm y tế phải tiếp nhận và xử trí người bệnh trong tình trạng cấp cứu ở bất kì thời điểm nào với nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy, các bác sĩ công tác tại trạm y tế có kiến thức về nguyên tắc xử trí cấp cứu ban đầu và thực hành xử trí đúng sẽ giảm tỷ lệ tử vong, giảm biến chứng, an toàn khi vận chuyển bệnh nhân và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị chuyên sâu tiếp theo nếu cần.1 Tuy nhiên, chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là ở tuyến xã trong chẩn đoán và xử trí một số bệnh và cấp cứu thường gặp còn hạn chế với nhiều nguyên nhân khác nhau như kiến thức chuyên môn không cập nhật, khả năng đánh giá tình huống chưa cao, kỹ năng  thực  hành  lâm  sàng  còn  yếu.2  Một  số nghiên cứu đã cho thấy kiến thức về một số bệnh thường gặp của bác sĩ ở tuyến y tế cơ sở  ngay  ở  khu  vực  nông  thôn,  đồng  bằng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh tại cộng đồng.2,3 Giải pháp ưu tiên cho vấn đề này chính là việc củng cố kiến thức và kỹ năng cấp cứu cho bác sĩ tuyến cơ sở, trong  đó,  bước  đi  đầu  tiên  là  cần  đánh  giá thực trạng kiến thức của các bác sĩ, nhu cầu đào tạo để xây dựng chương trình tập huấn được  phù  hợp.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment