Kiến thức,thực hành phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ em dưới 5 tuổi xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015

Kiến thức,thực hành phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ em dưới 5 tuổi xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015

Luận văn Kiến thức,thực hành phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ em dưới 5 tuổi xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015.Trẻ  em nói chung, trẻ  mầm non nói riêng là những thế  hệ  mới, những người chủ  nhân tương lai của đất nước, là thế  hệ  tiếp nối những truyền thống hào hùng của dân tộc đồng thời phát triển đất nước lên một tầm cao mới, sánh ngang với các cường quốc năm châu. Các em lớn lên trong tình yêu thương của gia  đình  và  được  hưởng  nền  giáo  dục  tốt  nhất  để  phát  triển  toàn  diện.  Thếnhưng không phải tất cả đều diễn ra hoàn hảo như vậy.
Dưới tác động  của  tự  nhiên, của môi trường công nghiệp hóa thời kì hội nhập đã làm nảy sinh những dịch bệnh vô cùng nguy hiểm. Chúng đã và đang đe dọa tính mạng của con người ngày một nhiều, trở thành “cơn sốt” gây hoang mang trong đời sống con người. Một trong số  những dịch bệnh có sức lây lan mạnh mẽ  và chưa có vắc xin phòng bệnh đang trở  thành vấn đề  nóng bỏng  ởnhiều nước trong khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam, đó chính là bệnh tay chân miệng ( tên Tiếng Anh  là Hand –  Foot –  Mouth Disease, viết tắt HFMD). 
Trong những năm gần đây, tỷ  lệ  trẻ  mắc bệnh tay chân miệng ngày càng tăng cao với những con số  “ khổng lồ”. Trên thế  giới năm 2012, Trung Quốc ghi nhận 1 774  581 ca mắc bệnh, Nhật Bản ghi nhận 50  418 ca mắc bệnh và tại Singapore là 34 087.[4],[13],[15] Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng được ghi nhận từ  năm 2003 với những ca bệnh đầu tiên tại thành phố  Hồ  Chí Minh và không ngừng tăng nhanh. Trong năm 2012 ghi nhận 157  306 ca mắc bệnh với 45 ca tử vong. [16],[20] 
Bệnh tay chân miệng diễn biến vô cùng phức tạp, khả  năng lây lan cao trong khi nhận thức của người dân còn ở mức độ giới hạn và tập quán ăn uống, 
sinh hoạt của người dân còn chưa đảm bảo vệ sinh. Công tác tuyên truyền chưa thực sự đến được với đối tượng đích ( là những người chăm sóc trẻ ở các hộ gia đình có  trẻ  nhỏ  dưới 5 tuổi ). Theo khảo sát gần đây cho thấy 40% người dân hiểu rõ  hoặc không biết về  bệnh tay chân miệng, gần 23% người dân không biết các biện pháp phòng chống bệnh.[19] Sự nhầm lẫn của phụ huynh về bệnh tay chân miệng với các bệnh khác như  thủy đậu, zona, viêm họng, dị  ứng….. đã dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống của những đứa trẻ, biến chúng thành gánh nặng cho xã hội và nguy hiểm nhất là dẫn tới tử  vong. Đối tượng dễ  mắc bệnh là trẻ  em, những mầm non tương lai 
của  đất  nước.  Hơn  ai  hết  các  em  cần  được  bảo  vệ  và  sống  trong  một  môi trường trong lành và khỏe mạnh để các em có thể phát triển toàn diện.
Nếu trước đây triệu chứng bệnh thường biểu hiện rõ là những mụn nước, bọng nước  ở  lòng bàn chân, lòng bàn tay và  niêm mạc miệng thì nay nhiều trẻbị bệnh không bộc lộ rõ ràng, thậm chí khi xét nghiệm mới phát hiện ra bị bệnh tay chân miệng. Nhiều trường hợp vi rút đã tấn công vào não, làm biến chứng các cơ quan tiêu hóa, tim mạch nhưng vẫn không có biểu hiện đặc trưng của bệnh.[14],[18]  Bất kì ai cũng có khả  năng mắc bệnh tay chân miệng, tuy nhiên đối tượng thường gặp là trẻ em dưới 5 tuổi, lứa tuổi đang phát triển, những chủnhân của đất nước vào một ngày không xa. Chính vì sự  nguy hiểm, khả  năng lây lan nhanh chóng  và những hậu quả, biến chứng nặng nề  để  lại, bệnh tay chân miệng đang là mối quan tâm lớn trong cộng đồng của chúng ta.Xã Cổ  Loa là một xã thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội với nghề  nghiệp chủ  yếu là nông nghiệp. Do những mối quan tâm về  cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nên hiểu biết của  người  dân  về  bệnh  tay  chân  miệng  chưa  cao, những  nhầm  lẫn  của  phụ 3huynh trong việc đoán bệnh và tự  ý xử  lí đã để  gây ra những trường hợp đáng thương tiếc đối với gia đình  và xã hội. Với tư cách là nhà giáo dục, tôi mong muốn được góp phần tạo nên sự  phát triển khỏe mạnh của những thế  hệ  mầm non tại địa phương của mình nói riêng và cho xã hội nói chung.
Chính vì những lí do trên, tôi quyết định thực hiện đề  tài:  “Kiến thức,thực hành phòng  bệnh tay chân miệng  cho  trẻ  em dưới 5 tuổi xã Cổ  Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015”.
2.  Mục đích nghiên cứu 
Tìm hiểu thực trạng mắc bệnh chân tay miệng và những yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng  ở  trẻ  em  dưới 5 tuổi xã  Cổ  Loa, huyện Đông Anh, thành  phố  Hà  Nội.  Qua  đó  nâng  cao  biện  pháp  phòng  chống  bệnh  tay  chân miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
3.  Phạm vi nghiên cứuTrẻ em dưới 5 tuổi, trẻ em mắc bệnh tay chân miệng và những phụ huynh đang nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
4.  Nội dung nghiên cứu
–  Tìm hiểu thực trạng mắc bệnh tay chân miệng  ở  trẻ  dưới 5 tuổi xã CổLoa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015.
–  Tìm  hiểu  các  yếu  tố  liên  quan đến  bệnh tay  chân  miệng  và  biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng tại địa phương.
–  Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng tại địa phương

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU  ………………………………………………………………………………………………..  1
1.  Lí do chọn đề tài  ……………………………………………………………………………..  1
2.  Mục đích nghiên cứu  ………………………………………………………………………  3
3.  Phạm vi nghiên cứu  ………………………………………………………………………..  3
4.  Nội dung nghiên cứu  ……………………………………………………………………….  3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU  …………………………………………………….  4
1.1. Tình hình  mắc bệnh tay chân miệng trên Thế  giới và tại Việt Nam giai 
đoạn 2011- 2015  …………………………………………………………………………………….  4
1.1.1. Tình hình mắc bệnh tay chân miệng trên Thế  giới giai đoạn 2011  –
2015  …………………………………………………………………………………………………..  4
1.1.2. Tình hình mắc bệnh tay chân miệng tại Việt Nam giai đoạn 2011  –
2015  …………………………………………………………………………………………………..  5
2.1. Đại cương về bệnh tay chân miệng.  ……………………………………………………  5
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu  ……………………………………………………………………..  5
2.1.2.  Nguyên nhân.  …………………………………………………………………………..  6
2.1.3.   Biểu hiện.  ………………………………………………………………………………  10
2.1.4.   Biến chứng và hậu quả.  ……………………………………………………………  11
2.1.5.   Điều trị.  …………………………………………………………………………………  12
3.1.  Biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng.  ………………………………….  12
4.1. Giới thiệu về xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội……………  12
4.1.1. Vị trí địa lý  ………………………………………………………………………………  12
4.1.2. Đặc điểm khí hậu  …………………………………………………………………….  15
4.1.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội – con người…………………………………………  15
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  …………..  20
2.1. Đối tượng, khách thể , địa điểm, thời gian nghiên cứu  ………………………..  20
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………  20
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin  ………………………………………………….  20 
2.2.2. Phương pháp điều tra  ………………………………………………………………..  20
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu  ……………………………………………………………..  20
2.2.4. Phương pháp chỉ số nghiên cứu  ………………………………………………….  21
2.2.5.. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu  ……………………………………..  21
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  …………………………………………………  22
3.1.  Thực  trạng  mắc  bệnh  tay  chân  miệng  ở  trẻ  em  dưới  5  tuổi  xã  Cổ  Loa, 
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015.  ………………………  22
3.2. Các yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng tại xã Cổ Loa, huyện Đông 
Anh, thành phố Hà Nội.  ………………………………………………………………………..  26
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ  ……………………………………………………………………  35
TÀI LIỆU THAM KHẢO  ……………………………………………………………………..  37
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1:  Tình hình mắc bệnh tay chân miệng trên Thế  giới giai đoạn 2011-2015.  ……………………………………………………………………………………………………  4
Bảng 2:  Tình hình mắc bệnh tay chân miệng tại Việt Nam giai đoạn 2011 –
2015.  ……………………………………………………………………………………………………  5
Bảng 3: Thống kê của Trạm Y tế xã Cổ Loa về tình hình khám chữa bệnh tay 
chân miệng ở trẻ dưới 5 tuổi xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 
giai đoạn 2011- 2015.  ………………………………………………………………………….  23
Bảng 4:  Thống kê tình hình mắc bệnh tay chân miệng  ở  trẻ  em dưới 5 tuổi 
xã  Cổ  Loa, huyện Đông Anh, thành phố  Hà  Nội giai đoạn 2011-  2015 theo 
giới tính.  …………………………………………………………………………………………….  24
Bảng 5:  Phương tiện tiếp nhận thông tin về  bệnh tay chân miệng của phụ
huynh nuôi con dưới 5 tuổi.  ………………………………………………………………….  26
Bảng 6:  Hiểu biết của phụ huynh nuôi con dưới 5 tuổi về mức độ nguy hiểm 
của bệnh tay chân miệng.  ……………………………………………………………………..  28
Bảng 7:  Hiểu biết của phụ  huynh nuôi con dưới 5 tuổi về  nguyên nhân gây 
bệnh tay chân miệng…………………………………………………………………………….  28
Bảng  8:  Hiểu  biết  của phụ  huynh  nuôi  con dưới  5 tuổi  về  con  đường  lây 
nhiễm bệnh tay chân miệng.  ………………………………………………………………….  29
Bảng 9:  Hiểu biết của phụ  huynh nuôi con dưới 5 tuổi về  lứa tuổi dễ  mắc 
bệnh tay chân miệng nhất.  ……………………………………………………………………  29
Bảng 10:  Hiểu biết của phụ  huynh nuôi con dưới 5 tuổi về  vị  trí  biểu hiện 
đặc trưng dưới dạng phỏng nước của bệnh tay chân miệng.  …………………….  30
Bảng 11:  Hiểu biết của phụ  huynh nuôi con dưới 5 tuổi về  thời kì  giao mùa 
bùng phát bệnh tay chân miệng nhiều nhất.  ……………………………………………  30
Bảng  12:  Hiểu  biết  đúng  của  phụ  huynh  về  biểu  hiện  của  bệnh  tay  chân 
miệng qua các giai đoạn.  ……………………………………………………………………..  31
Bảng 13: Hiểu biết của phụ huynh nuôi con dưới 5 tuổi về biến chứng có thể
xảy ra của bệnh trong điều kiện phát hiện muộn hay chăm sóc không đúng 
cách.  ………………………………………………………………………………………………….  32
Bảng 14: Thống kê cách xử lý khi trẻ có biểu hiện mắc bệnh Tay chân miệng.
………………………………………………………………………………………………………….  32
Bảng 16: Cách sử dụng thuốc khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng.  ………………  33
Bảng 17:  Hiểu biết của phụ  huynh về  cách phòng bệnh tay chân miệng theo 
6 biện pháp của Bộ Y tế ban hành.  ………………………………………………………..  34 
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1: Hình thái của Enterovirut 71 ( EV 71)  …………………………………………..  7
Hình 2: Cấu trúc của Enterovirut ( EV 71)  ………………………………………………..  8
Hình 3: Biểu hiện của bệnh tay chân miệng.  ……………………………………………  10
Hình 4: Bản đồ xã Cổ Loa  ……………………………………………………………………..  13
Hình 5: Khu di tích Cổ Loa ( Phối cảnh tổng thể  )  …………………………………..  14
Hình 6: Khu đền thờ vua An Dương Vương  ……………………………………………..  16
Biểu đồ 1: Tình hình mắc bệnh tay chân miệng theo lứa tuổi  ……………………….  9
Biểu đồ  2:  Tình hình mắc bệnh tay chân miệng của trẻ  dưới 5 tuổi xã  Cổ  Loa, 
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.  ………………………  22
Biểu đồ  3:  Tỷ  lệ  mắc bệnh tay chân miệng so với các bệnh khác  ở  trẻ  dưới 5 
tuổi xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015.  ..  23
Biểu đồ  4: Thống kê của Bệnh viện Đa Khoa Đông Anh về  tình hình mắc bệnh 
tay chân miệng  ở  trẻ  em dưới 5 tuổi xã  Cổ  Loa, huyện Đông Anh, thành phố
Hà Nội giai đoạn 2011- 2015 theo giới tính.  …………………………………………….  25
Biểu đồ  5: Thống kê của Trạm Y tế Xã Cổ Loa về tình hình mắc bệnh tay chân 
miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai 
đoạn 2011- 2015 theo giới tính.  ………………………………………………………………  26
Biểu đồ  6:  Phương tiện tiếp nhận thông tin về  bệnh tay chân miệng của phụ
huynh nuôi con dưới 5 tuổi. ……………………………………………………………………  27
Biểu  đồ  7:  Hiểu  biết  đúng  của  phụ  huynh  về  biểu  hiện  của  bệnh  tay  chân 
miệng qua các giai đoạn.  ……………………………………………………………………….  31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.  Bộ môn nhi, 2009, Bài giảng nhi khoa, tập 2, NXB Y học, trường Đại học Y Hà Nội.
2.  Bệnh viện nhi Trung Ương, 2006, Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trịbệnh trẻ em, NXB Y học.
3.  Bệnh viện nhi Trung Ương, 2007, Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trịbệnh trẻ em, NXB Y học.
4.  Bệnh tay chân miệng, Tổ chức Y tế Thế Giới Tây Thái Bình Dương.
5.  Dịch tay chân miệng năm 2013, Tạp chí Y học dự phòng.
6.  Trần Thị Anh Đào, Phạm Thanh Hải, Trần Đại Tri Hãn, Võ Minh Nhật, 
2013, Kiến thức và thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng cho bàmẹ có con dưới 5 tuổi huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, trường Đại học Y dược Huế.
7.  Kế hoạch số 790 của Bộ Y tế, 26/9/2011, Kế hoạch phối hợp hoạt động liên ngành Y tế giáo dục về phòng chống dịch bệnh Tay chân miệng trong trường học năm 2011- 2012.
8.  Cao Thị  Thúy Ngân, 2012, Kiến thức, thái độ, thực hành phòng  chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 3 tuổi tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội năm 2012, trường Đại học Y tế công cộng.
9.  Mai Văn Phước, 2016, Kiến thức, thái độ, thực hành về  phòng bệnh tay chân miệng cho  trẻ em dưới 5 tuổi của bà mẹ và  một số yếu tố liên quan tại 02 xã, huyện Vị  Thủy, tỉnh Hậu Giang năm 2015, trường Đại học Y 
tế công cộng.
10.  Quyết định số 2554 của Bộ Y tế Hà Nội, 19/7/2011, Hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng.
11.  Quyết  định số  3312 của Bộ  Y  tế  Hà  Nội, 7/8/2015, Hướng dẫn  chuẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em.
12.  Nguyễn Kim Thu, 2016, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên virut gây bệnh tay chân miệng tại Việt Nam. 38
13.  Tình  hình bệnh Tay chân miệng tại một số  quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương, 2015, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương.
14. Sách dùng đào tạo cao đẳng điều dưỡng, 2006, Điều dưỡng nhi khoa, NXB Y học.
15. World Health Organization,  2011, A Guide to Clinical Management and Public Health Response for Hand, Foot and Mouth Disease (HFMD).
16. Web eva.vn, 13/9/2015, Cục trưởng cục Y tế  dự  phòng cảnh báo bệnh tay chân miệng.
17. Web khampha.vn, 23/3/2016, Bệnh Tay  chân  miệng gia tăng Bộ  Y tếkhuyến cáo những gì?
18. Web hoidapbacsi.net, 3/10/2013, Toàn bộ kiến thức về bệnh tay chân miệng ở trẻ em và cách phòng bệnh tay chân miệng.
19.  Web luanvan.net, 21/9/2015, Phòng chống bệnh tay chân miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi.
20. Web yhth.vn, 5/4/2011, Tình hình dịch bệnh tay chân miệng tại Việt Nam.
21. Web giaoduc.net.vn, 2013, 5 lưu ý khi phòng tránh bệnh tay chân miệng tại trường mầm non

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment