KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP BIẾN CHỨNG HẸP NIỆU QUẢN DO LAO NIỆU SINH DỤC TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP BIẾN CHỨNG HẸP NIỆU QUẢN DO LAO NIỆU SINH DỤC TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng1, Võ Thị Hồng Liên
1Phạm Văn Bùi 2, Vũ Lê Chuyên 3, Dương Quang Trí 4
TÓMLƯỢC
Đặt vấn đề: hẹp niệu quản thực thể là biến chứng muộn, rất đáng ngại của bệnh lao niệu sinh dục vì xuất độ gặp cũng như ảnh hưởng xấu của nó lên chức năng thận. Tại Khoa-Bộ môn Niệu bệnh viện Bình Dân, trong khoả ng thờ i gian 5 nă m trướ c từ 1/1995 đế n 12/1999 chúng tô i đã bá o cá o kế t quả điề u trị khô ng mấy khả quan. Trong một nỗ lực nhằm nâng cao kết quả điều trị, gần đây chúng tôi tăng cường công tác quản lý bệnh, chỉ định điều trị can thiệp sát sao hơn, mạnh dạn áp dụng các phương pháp điều trị bằng kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, theo dõi đánh giá kết quả sau mổ đầy đủ hơn. Trong bài viết này chúng tôi muốn đánh giá kết quả của hai loạt bệnh hẹp niệu quản do lao niệu điều trị trong thời gian 5 năm trước từ 1/1995 đến 12/1999 và loạt bệnh nhâ n điều trị từ đầu năm 2000 đến 3/2003.
Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: từ hai loạ t bệ nh nhân hẹ p niệu quả n do lao niệ u đượ c điề u trị trong khoảng thời gian 5 năm từ 1/1995 đến 12/1999 (loạt hồi cứ u) và loạ t bệ nh nhâ n được điều trị từ đầu năm 2000 đến 3/2003 (loạ t tiề n cứ u). Trong loạ t sau chú ng tôi tăng cường công tác quản lý bệnh thậtchặt chẽ, điều trị đúng theo phác đồ can thiệp từng bước, can thiệp ngay khi có chỉ định, trong can thiệp đẩy mạ nh các phương
pháp can thiệp nội soi ít xâm lấn (cắt xẻ nội soi, nong niệu quản,…). Kết quả điều trị của hai loạt trên được thu thập riêng biệt để làm cơ sở đánh giá so sánh.
Kết quả: đánh giá so sánh kết quả của loạt bệnh nhân gần đây (mẫu tiền cứu trên 25 bệnh nhân điều trị trong thời gian từ đầu năm 2000 đến 3/2003) so với thời gian trướ c (hồ i cứ u 63 bệ nh nhâ n hẹ p niệ u quả n đượ c điề u trị từ 1/1995 đế n 12/1999), chú ng tô i có kế t quả như sau: ở loạt sau này mức độ hẹp có vẻ nhẹ hơn với tỉlệ hẹp hai bên là 12% so với 20,6%, hẹp niệu quản và suy giảm chức năng thận cùng bên là 14,3% so với
28,6% của loạt trước. Cùng áp dụng một chiến thuật điều trị nhưng mẫu sau này được theo dõi thật sát sao, ở loạt sau này do việc đẩy mạnh kỹ thuật nội soi, tỉ lệ can thiệp bằng nội soi tăng lên hẳn: 52% so với 39,7%. Tỉlệ can thiệp nội soi cho kết quả tốt là 36% so với 15,8%. Các hình thức nội soi được đa dạng hóa: nội soi nong niệu quản bằng thông bong bóng, bằng cây nong plastic, ….; bệnh nhân được theo dõi sát sau mổ. Tỉ lệ mổ hở
tạo hình niệu quản có vẻ giảm đi: 36% so với 47,6%. Các phương pháp tạo hình trong loạt này cũng tương đối đơn giản: trong 9 trường hợp mổ tạo hình có 5 ca cắm lại niệu quản vào bọng đái kiểu Lich, chỉ 1 ca cắm kiểu Politano, 2 ca phẫu thuật Boari (trong đó một ca đặt thông nòng niệu quản một bên, Boari bên kia), 1 ca tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản kiểu Hynes-Anderson. Không có trường hợp nào mở hai niệu quản ra da tạm thời vì suy thận. Phương pháp cắm lại niệu quản vào bọng đái kiểu Lich (ngã ngoài bọng đái) thao tác tương đối đơn giản, nhanh chóng và cho kết quả tốt. Kết quả điều trị chung: tỉ lệ khả quan là 84% so với 48,9% của loạt trước, tỉ lệ kết quả trung bình là 12% so với 6,7% và tỉ lệ thất bại chỉ là 4% so với 44,4%.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất