KINH NGHIỆM QUA 689 CHI BỊ SUY TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG LASER 1470NM

KINH NGHIỆM QUA 689 CHI BỊ SUY TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG LASER 1470NM

KINH NGHIỆM QUA 689 CHI BỊ SUY TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG LASER 1470NM
Vũ Minh Phúc1, Hoàng Văn Quân1, Nguyễn Văn Sơn1, Trần Đức Hùng1
1 Bệnh viện Quân y 103
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp laser 1470nm tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 7/2016 đến tháng 8/2020. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 498 bệnh nhân (689 chi) được chẩn đoán suy tĩnh mạch nông chi dưới được điều trị bằng laser nội mạch. Kết quả: tuổi trung bình 58,8 ± 11,6. Nữ giới 317 (63,7%), nam giới 161 (36,3%). Phân loại CEAP: giai đoạn C2 53,8%, C3 26,3%, C4 18,6%. Tổn thương một bên 65,3%, tổn thương hai bên 34,7%. Tổn thương tại tĩnh mạch hiển lớn và hiển bé lần lượt là 92,2% và 7,8%. Điểm VCSS và CIVIQ 20 lần lượt là 4,6 ± 1,8 và 54,0 ± 7,8. Chiều dài tĩnh mạch được điều trị của tĩnh mạch hiển lớn và hiển bé trung bình là 41,5 ± 8,7 và 17,6 ± 2,1 cm với năng lượng trung bình trên đoạn mạch (LEED) lần lượt là 67,6 J/cm và 68,5 J/cm. Sau can thiệp, tỷ lệ giai đoạn C1 72,3%, tỷ lệ giai đoạn đoạn C2, C3 giảm rõ rệt so với trước can thiệp. Điểm VCSS và CIVIQ 20 lần lượt là 1,1 ± 0,7 và 27,8 ± 3,5, giảm so với trước can thiệp. Tỷ lệ thành công 99,3%. Các biến chứng gồm: bầm tím 25%, sẹo cứng 4,1%, rối loạn cảm giác 1,7%, không có biến chứng nặng. Kết luận: Laser 1470nm là phương pháp điều trị có hiệu quả, an toàn đối với bệnh nhân suy tĩnh mạch nông chi dưới.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy tĩnh mạch, laser nội mạch

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Trung Anh (2017). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính của phương pháp gây xơ bằng thuốc và laser nội tĩnh mạch. Luận án tiến sĩ Y học. 
2. Phạm Mai Phương (2015). Nghiên cứu mối liên quan giữa một số thông số siêu âm doppler mạch với đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới. Luận văn thạc sĩ Y học. 

Suy tĩnh mạch nông chi dưới là tình trạng suy các  van  tĩnh  mạch  thuộc  hệ  thống  tĩnh  mạch nông. Suy tĩnh mạch nông chi dưới bao gồm suy tĩnh mạch hiển lớn và suy tĩnh mạch hiển bé [4].Suy  tĩnh  mạch  nông  chi  dưới  chiếm  tỷ  lệ khoảng 30% dân số và khoảng 1 –2% dân số bị ảnh hưởng bởi loét do tĩnh mạch, tỷ lệ là 5% nếu tính trên nhóm đối tượng cao tuổi [6]. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và đưa đến gánh nặng đáng kể cho hệ thống chăm sóc y tế [4].Trước đây phương pháp điều trị tiêu chuẩn là phẫu thuật thắt hoặc lấy bỏ tĩnh mạch hiển bị suy giãn. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật có một số nhược điểm như: chảy máu, nhiễm trùng, viêm tĩnh mạch, tổn thương thần kinh và để lại sẹo ảnh hưởng tới thẩm mỹ của bệnh nhân [7]. Trong những thập kỷ vừa qua, điều trị suy tĩnh mạch bằng laser nội mạch với bước sóng dài là một lựa chọn điều trị thay thế cho phẫu thuật, với ưu điểm xâm lấn tối thiểu, thời gian làm thủ thuật nhanh,  chỉ  cần gây tê tại chỗ, thời gian phục hồi nhanh, ít đau, được áp dụng ngày càng rộng  rãi [3][7].  Tại  Bệnh  viện  Quân  y  103, phương pháp điều trị laser 1470nm đã được áp dụng  từ  năm  2016,  hiệnnay  chưa  có  nhiều nghiên cứu nào đánh giá về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị laser 1470nm với bệnh nhân suy  tĩnh  mạch,  do vậy  chúng  tôi  tiến  hành nghiên  cứu: “Kinh  nghiệm  qua  689  chi  bị  suy tĩnh mạch nông chi dưới được điều trị bằng laser 1470nm”với hai mục tiêu:1.Một  sốđặc điểm  lâm  sàng ởbệnh  nhân suy tĩnh mạch nông chi dưới.2.Kết quảđiều trịbệnh nhân suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp laser nội mạch

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment