Kính tiếp xúc: sử dụng và biến chứng
Kính tiếp xúc ngày càng được dùng nhiều hơn để chỉnh các tật khúc xạ để bù lại việc ngày càng ít dùng trong điều trị các bệnh của giác mạc, kết mạc, hoặc mí mắt. Người ta đánh giá rằng năm 1987 có 18 triệu người đeo kính tiếp xúc ở Mỹ.
Các loại kính tiếp xúc khác nhau là kính cứng bằng polymethylmethacrylat (PMMA). Kính tiếp xúc thấm hơi bằng butyrat acetat cellulose (CAB) hoặc Acrylat Silicon và kính mềm (hydrogel) bằng hydroxyrethylmethacrylat (HEMA). Kính cứng dùng được lâu hơn và dễ bảo quản hơn kính mềm nhưng mắt dung nạp kém hơn. Kính cứng thấm không khí là loại có ích trung bình.
Bảo quản kính tiếp xúc bao gồm lau sạch và tiệt trùng khi tháo kính khỏi mắt và loại bỏ các chất protein ứ đọng. Tiệt trùng bao gồm các phương pháp dùng nhiệt hoặc hóa chất. Đối với những bệnh nhân có phản ứng đối với các chất bảo quản kính, có thể tiệt trùng bằng những loại khác không dùng chất bảo quản. Tất cả các kính tiếp xúc có thể dùng được đeo trong một ngày, có nghĩa là lắp vào mắt buổi sáng và tháo ra ban đêm, kính mềm có thể đeo thời gian dài hơn. Có loại kính mềm để tránh phải lau rửa sạch hoặc tiệt trùng được dùng đeo hàng ngày hoặc kéo dài lâu hơn.
Nguy cơ lớn của đeo kính tiếp xúc là làm loét giác mạc có khả năng dẫn đến mù mắt. Trong số bệnh nhân đeo kính tiếp xúc ở Mỹ có khoảng 12 nghìn trường hợp loét giác mạc một năm. Kính mềm, đặc biệt khi đeo kéo dài có nguy cơ gây loét giác mạc nhiều hơn khi đeo hàng ngày. Nguy cơ đối với đeo kéo dài tăng lên đêm đầu tiên sau khi đeo qua đêm, sau đó nguy cơ ngày càng tăng dần. Loại kính sử dụng một lần không có nguy cơ gây loét giác mạc. Những hệ thống không dùng phương pháp rửa kính rất dễ gây viêm giác mạc do acanthamoeba.
Những người đeo kính tiếp xúc nhằm mục đích mỹ quan cần được thông báo về các nguy cơ khi đeo kính và các phương pháp để giảm các nguy cơ tới mức tối thiểu, ví dụ tránh đeo kính mềm với thời gian kéo dài, và, bảo đảm vệ sinh kính một cách tỷ mỷ. Cứ khi nào đeo kính thấy khó chịu hoặc đỏ mắt, cần tháo kính ra. Nếu các triệu chứng không hết thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay.