Kỹ thuật nhuộm Hóa mô miễn dịch bằng tay tại Bộ môn Giải phẫu bệnh – Trường Đại học Y Hà Nội và các lỗi thường gặp
Luận văn Kỹ thuật nhuộm Hóa mô miễn dịch bằng tay tại Bộ môn Giải phẫu bệnh – Trường Đại học Y Hà Nội và các lỗi thường gặp.Trong những năm gần đây, Giải phẫu bệnh nói chung và chẩn đoán mô bệnh học nói riêng là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán ung thư và các bệnh nhiễm khuẩn. Kỹ thuật mô bệnh học đã và đang trở nên tinh xảo, hiện đại hơn, hỗ trợ đắc lực cho các nhà Giải phẫu bệnh phát hiện và chẩn đoán tổn thương đạt độ chính xác cao. Trong đó, Hoá mô miễn dịch là một kỹ thuật hiện đại ngày càng được áp dụng rộng rãi, rất có ích trong việc chẩn đoán, phân loại, điều trị và tiên lượng bệnh, đặc biệt là các khối u rất biệt hóa, kém hoặc không biệt hóa [1].
Hoá mô miễn dịch (Immunohistochemistry) giúp xác định kháng nguyên riêng biệt của một mô dựa vào tính chất đặc hiệu cao của kháng thể. Các nhà Giải phẫu bệnh có thể quan sát, đánh giá được cả hai phương diện là hình thái học và miễn dịch học của tế bào. Nhờ đó có thể xác định dòng tế bào, tính chất sinh học của quần thể tế bào trong cùng một dòng, chức năng khác nhau của các loại tế bào và có thể xác định các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút [2].
Hoá mô miễn dịch được áp dụng ở những nước tiên tiến như là một kỹ thuật xét nghiệm thường quy trong đa số phòng xét nghiệm Giải phẫu bệnh. Tuy có độ tin cậy cao nhưng Hóa mô miễn dịch vẫn chưa được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển vì giá thành đắt và kỹ thuật phức tạp [2]. Tại Việt Nam, một số trung tâm Giải phẫu bệnh lớn đã ứng dụng thành công kỹ thuật này và kỹ thuật nhuộm Hóa mô miễn dịch bằng tay được áp dụng chủ yếu ở các cơ sở có điều kiện vật chất chưa cao.
Nhuộm Hóa mô miễn dịch là một kỹ thuật phức tạp, tỉ mỉ, các bước kỹ thuật phải được thực hiện chắc chắn, chính xác do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố [3]. Đặc biệt, nhuộm Hóa mô miễn dịch bằng tay chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố con người như tâm lý, tay nghề và yếu tố thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm. Các lỗi trong nhuộm Hóa mô miễn dịch có thể gây âm tính hoặc dương tính không rõ ràng, âm tính giả, dương tính giả, dẫn tới sai lệch kết quả. Do đó, các kỹ thuật viên phải có nguồn kiến thức tốt, được đào tạo chuyên sâu về nhuộm Hóa mô miễn dịch cùng với kỹ năng và kinh nghiệm làm việc tốt để có thể kiểm soát được những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tiên bản nhuộm [4]. Nhằm góp phần đảm bảo và ngày càng nâng cao chất lượng tiêu bản nhuộm Hóa mô miễn dịch bằng tay, phục vụ đắc lực cho công tác chẩn đoán của các nhà Giải phẫu bệnh, tôi xin trình bày tổng quan về “Kỹ thuật nhuộm Hóa mô miễn dịch bằng tay tại Bộ môn Giải phẫu bệnh – Trường Đại học Y Hà Nội và các lỗi thường gặp”. Tổng quan bao gồm các nội dung chính sau:
1. Sơ lược về kỹ thuật nhuộm Hóa mô miễn dịch.
2. Tìm hiểu các lỗi trong nhuộm Hóa mô miễn dịch bằng tay, từ đó đề xuất một số kiến nghị trong thực hành nhuộm Hóa mô miễn dịch tại Bộ môn Giải phẫu bệnh – Trường Đại học Y Hà Nội.
MỤC LỤC Kỹ thuật nhuộm Hóa mô miễn dịch bằng tay tại Bộ môn Giải phẫu bệnh – Trường Đại học Y Hà Nội và các lỗi thường gặp
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA HÓA MÔ MIỄN DỊCH 3
1.1. Khái niệm Hóa mô miễn dịch 3
1.2. Tình hình ứng dụng Hóa mô miễn dịch 3
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Hóa mô miễn dịch 3
1.2.2. Tình hình ứng dụng Hóa mô miễn dịch ở Việt Nam 4
1.3. Nguyên lý của Hóa mô miễn dịch 5
1.3.1. Kháng nguyên 5
1.3.2. Kháng thể 6
1.3.3. Hệ thống nhận biết 7
1.4. Vai trò của Hóa mô miễn dịch trong Giải phẫu bệnh 9
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NHUỘM HÓA MÔ MIỄN DỊCH 11
2.1. Kỹ thuật trực tiếp 11
2.1.1. Kỹ thuật trực tiếp truyền thống 11
2.1.2. Kỹ thuật trực tiếp mới (Phương pháp nhuộm một bước được tăng
cường polymer (EPOS – Enhanced Polymer One – step Staining)) 12
2.2. Kỹ thuật gián tiếp 12
2.2.1. Kỹ thuật gián tiếp truyền thống 12
2.2.2. Kỹ thuật gián tiếp mới (Hệ thống hai bước liên hợp với Dextran polymer -Dextran Polymer Conjugate Two-step Visualization System) 13
2.2.3. Kỹ thuật không đánh dấu kháng thể (Kỹ thuật PAP và APAAP) 14
2.2.4. Kỹ thuật Avidin (Streptavidin) – Biotin (Kỹ thuật ABC) 15
CHƯƠNG m. QUY TRÌNH NHUỘM HÓA MÔ MIỄN DỊCH ENZYM TẠI BỘ MÔN GIẢI PHẪU BỆNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 16
3.1. Các khâu xử lý mô bệnh phẩm trước khi nhuộm 16
3.1.1. Lấy bệnh phẩm 16
3.1.2. Cố định 17
3.1.3. Chuyển đúc bệnh phẩm 18
3.1.4. Cắt và dán mảnh 18
3.2. Nhuộm hóa mô miễn dịch 19
3.2.1. Tẩy paraffin 19
3.2.2. Bộc lộ kháng nguyên 19
3.2.3. Khử enzym nội sinh 21
3.2.4. Phủ dung dịch chống nền 21
3.2.5. Pha, phủ và ủ kháng thể 1 22
3.2.6. Phủ và ủ kháng thể 2 22
3.2.7. Phủ chất hiện màu 22
3.2.8. Nhuộm nhân 23
3.2.9. Gắn lamen 23
3.2.10. Kiểm tra tiêu bản và thực hiện các thủ tục hành chính 23
3.3. Quy trình nhuộm ở Bộ môn Giải phẫu bệnh – Trường Đại học Y Hà Nội
(theo phương pháp HMMD enzym gián tiếp) 23
3.3.1. Chuẩn bị dụng cụ 23
3.3.2. Chuẩn bị hóa chất 24
3.3.3. Tiến hành 24
CHƯƠNG IV. CÁC LỖI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG TIÊU BẢN NHUỘM HÓA MÔ MIỄN DỊCH BẰNG TAY TẠI
BỘ MÔN GIảI PHẫU BệNH TRƯờNG ĐạI HọC Y HÀ NộI 26
4.1. Các lỗi thường gặp trong kỹ thuật Hóa mô miễn dịch 26
4.1.1. Các lỗi thường gặp trong nhuộm Hóa mô miễn dịch 26
4.1.2. Các lỗi thường gặp trong xử lý mô trước khi nhuộm Hóa mô
miễn dịch 37
4.2. Cách khắc phục các lỗi trong quy trình nhuộm Hóa mô miễn dịch 43
4.2.1. Hóa chất đảm bảo chất lượng 43
4.2.2. Cách khắc phục các lỗi trong nhuộm 44
4.2.2. Cách khắc phục lỗi gặp trước khi nhuộm 46
4.3. Mô chứng trong đánh giá chất lượng tiêu bản nhuộm Hóa mô miễn dịch …47
4.3.1. Chứng dương 47
4.3.2. Chứng âm 48
4.3.3. Chứng ngoại sinh 49
4.3.4. Chứng nội sinh 49
KẾT LUẬN 50
KIẾN NGHỊ 52
ĐẶT VẤN ĐỀ