Liên quan giữa nồng độ Pepsin trong nước bọt với kết quả nội soi và mô bệnh học ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Liên quan giữa nồng độ Pepsin trong nước bọt với kết quả nội soi và mô bệnh học ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Liên quan giữa nồng độ Pepsin trong nước bọt với kết quả nội soi và mô bệnh học ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
Đào Việt Hằng, Trần Thị Thu Trang, Lưu Thị Minh Huế
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả trên 30 bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản được thực hiện các kĩ thuật định tính và định lượng pepsin trong nước bọt (Peptest), nội soi đường tiêu hoá trên và sinh thiết niêm mạc thực quản trong quá trình nội soi. Tỉ lệ bệnh nhân có Peptest dương tính ở ít nhất một mẫu và dương tính ở cả hai mẫu nước bọt lần lượt là 100% và 83,3%. Tỉ lệ bệnh nhân có viêm niêm mạc thực quản trên nội soi và mô bệnh học lần lượt là 70% và 36,7%.  Không có sự khác biệt về tỷ lệ Peptest dương tính giữa nhóm có và không có tổn thương viêm niêm mạc thực quản trên kết quả nội soi và mô bệnh học (p > 0,05). Nồng độ pepsin ở mẫu sau ăn tối và trước ăn sáng có trung vị lần lượt là 124,1 và 104,5 ng/ml và đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có và không có tổn thương viêm niêm mạc thực quản trên nội soi và mô bệnh học (p > 0,05).

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) được định nghĩa là tình trạng khi có dịch dạ dày trào ngược lên thực quản gây nên các triệu chứng khó chịu kèm hoặc không kèm biến chứng.1 Biểu hiện của GERD khá đa dạng, bên cạnh hai triệu chứng điển hình là trào ngược và cảm giác nóng rát sau xương ức, các bệnh nhân có thể có các biểu hiện không điển hình tại các cơ quan, bộ phận khác như tai – mũi – họng, đường hô hấp dưới hoặc đau ngực không do tim.2 Trong những trường hợp này, chẩn đoán GERD dựa vào lâm sàng  gặp  nhiều  khó  khăn.  Theo  đồng  thuận Lyon, nội soi đường tiêu hóa trên với tổn thương viêm thực quản trào ngược nặng (Los Angeles từ C trở lên hoặc có biến chứng hẹp, loét) hoặc thời gian niêm mạc thực quản tiếp xúc acid (AET) > 6% trên đo pH trở kháng 24 giờ được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán.3 Tuy nhiên, đo pH trở kháng 24 giờ là một kĩ thuật xâm lấn và chi phí tương đối cao, cần được thực hiện bởi bác sỹ được đào tạo chuyên sâu, do đó không phải cơ sở y tế nào cũng có điều kiện thực hiện. Nội soi đường tiêu hóa trên là một kĩ thuật thăm dò phổ biến, thường áp dụng trên lâm sàng để đánh giá các rối loạn và tổn thương tại thực quản. Tuy nhiên hình ảnh nội soi có thể không phát hiện tổn thương ở 2/3 người có triệu chứng GERD điển hình.4 Sinh thiết niêm mạc thực quản đánh giá tình trạng viêm ít được sử dụng trên lâm sàng do cần nhà giải phẫu bệnh có chuyên môn và kinh nghiệm, sử dụng các thang điểm đánh giá chuẩn hóa, tuy nhiên có giá trị trong chẩn đoán sớm những trường hợp chưa có tổn thương đại thể quan sát được trên nội soi.

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment