LIỆT DÂY THẦN KINH VI NGHIÊN CỨU BỆNH HỌC LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ
Liệt dây thần kinh VI và cơ trực ngoài thường gặp nhất trong các liệt vận nhãn. Theo đa số các tác giả (Richards, Đajandas, Holmes, Von Noorden) bệnh lý này chiếm tỷ lệ từ 40 đến 43,9% trong tổng số các liệt vận nhãn.về bệnh học lâm sàng, chẩn đoán liệt dây thần kinh VI và cơ trực ngoài không mấy khó khăn vì các triệu chứng thường bộc lộ khá rõ ràng và điển hình kể từ hình thái Hệt đơn độc đến các hình thái liệt phôi hợp nhiều dây thần kinh sọ khác.
Tuy nhiên về bệnh nguyên và bệnh sinh cho đến nay vẫn còn những vấn đề chưa xác định được. Tất cả các thống kê nghiên cứu của tác giả nước ngoài cũng như trong nước đều nhận thấy có khoảng từ 20 đến 30 % trường hợp không xác định được nguyên nhân mặc dầu đà vận dụng các phương pháp chẩn đoán hiện đại như chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp, chụp mạch nào, điện cơ ký …
Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh VI và cơ trực ngoài ngày càng trở nên phức tạp. Bên cạnh những bệnh cãn đà trở thành kinh điển như khôi u, chấn thương sọ não, bệnh mạch máu, tiểu đường [28], ngày càng thây có nhiều nguyên nhân về ngoại khoa đo tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp làm cho tỷ lệ liệt dây thần kinh VI và cơ trực ngoài tăng cao và bệnh nguyên thêm phức tạp, từ đó việc chẩn đoán cũng như điều trị thêm khó khăn.
Các tác giả trên thế giới đã công bô’ khá nhiều công trình nghiên cứu về liệt dây thần kinh VI và cơ trực ngoài, trong đó có công trình của Richards B.N và cộng sự (1992) [89] tổng kết trên 4278 trường hợp liệt vận nhãn, đánh giá khá chi tiết về bệnh học, bệnh căn cũng như điều trị.
Trong hai thập kỷ vừa qua có những tác giả đã nghiên cứu về các phương pháp điều trị mới cả về nội khoa và ngoại khoa, trong đó đáng chú ý nhất là các công trình nghiên cứu của Alan Scott [92], của Metz [78] của Quah [85] về độc tố Botulinum A có nhiều triển vọng đối với liệt cơ trực ngoài ở thời kỳ đang chuyển biến. Còn về ngoại khoa, phẫu thuật cổ điển Hummelsheim (ra đời 1908) đã được phục hồi và cải tiến (O’ Connor, Berens, J. Francois…) để xử lý liệt trực ngoài ở giai đoạn ổn định.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về liệt thần kinh VI và cơ trực ngoài không nhiều, mới chỉ có một sốcông trình của tác giả H.H.Tiến về liệt thần kinh VI trong une thư vòm họng [19] và u tiểu não trẻ em [20], về diều trị liệt nặng cơ trực ngoài bằng phẫu thuật di thực toàn bộ hai cơ trực đứng [23], [106].
Nãm 2(X)4 có báo cúo của tác giả Vũ Bích Thuỷ và Trần Thị Chu Quí về các đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị liệt dây thần kinh VI trong Hội nghị chuyên ngành Mắt nhưng cũng chỉ mới nêu lên một số kết quả bước đầu[6], ị 181.
Trên cơ sở thực tế những năm gần đây sô” lượng người bị liệt dây thần kinh VI và cơ trực ngoài tăng nhiều do các nguyên nhân khác nhau (đặc biệt là tai nạn giao thông, ung thư vòm họng) 19 ], chúng tôi thấy cần phải có một công trình nghiên cứu đầy đủ và có hệ thông hơn về liệt dây thần kinh VI và cơ trực ngoài.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích