Lo âu, trầm cảm của bệnh nhân lọ máu chu kỳ tại khoa thận nhân tạo bệnh viện bạch mai và một số yếu tố liên quan
Lo âu, trầm cảm của bệnh nhân lọ máu chu kỳ tại khoa thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai và một số yếu tố liên quan.Suy thận mạn (STM) là hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển qua nhiều năm tháng, trong đó chức năng thận giảm dần tương ứng với số lượng nephron của thận bị tổn thương. Khi chức năng thận giảm tới ngưỡng nhất định sẽ gây ra những rối loạn nội môi: ứ đọng các độc như ure, creatinin, mất cân bằng nước điện giải, rối loạn cân bằng kiềm – toan và rối loạn các chức năng nội tiết của thận. Suy thận mạn là một quá trình tiến triển và hậu quả cuối cùng là suy thận giai đoạn cuối cần đòi hỏi điều trị thay thế chức năng thận.
Quá trình tiến triển từ suy thận mạn đến suy thận giai đoạn cuối trung bình là 10 năm. Quá trình này có thể nhanh hay kéo dài còn tùy thuộc vào nguyên nhân suy thận cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thận. Số lượng bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần điều trị thay thế chức năng thận trên thế giới rất lớn và không ngừng gia tăng. Tại Châu Âu, năm 1990 là 79,4 bệnh nhân chẩn đoán mới suy thận giai đoạn cuối/triệu dân và tăng 47% vào năm 1998, 117/triệu dân [35], tại Australia và New Zealand, năm 2001, tỷ lệ này lần lượt là 92 và 107/triệu dân, và tỷ lệ này gần như tăng gấp đôi mỗi năm tại Australia [30].
Trong báo cáo từ hệ thống dữ liệu quốc gia Mỹ, số lượng bệnh nhân tham gia điều trị thay thế năm 1973 là 10.000 và tăng lên 86.354 năm 1983 và đạt tới 506.206 vào ngày 31/12/2006 [37]. Những bệnh nhân cần điều trị thay thế trên đều có nhu cầu lựa chọn phương pháp điều trị thay thế thận khác nhau phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình. Hiện tại, lọc máu chu kỳ (LMCK) có xu thế được lựa chọn và cũng là phương pháp phổ biến. Tại Mỹ, những bệnh nhân mới bắt đầu điều trị, 91% bệnh nhân được điều trị bằng LMCK. Tại Việt Nam, hiện chưa có thống kê chính thức nào được công bố, nhưng tại Bệnh viện Bạch Mai, hiện có khoảng 600 bệnh nhân đang điều trị LMCK tại khoa Thận nhân tạo.
Đối với những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối đang điều trị lọc máu thay thế chức năng thận (lọc máu chu kỳ), chất lượng cuộc sống đang được quan tâm hàng đầu đối với hệ thống y tế nhằm đảm bảo bệnh nhân có cuộc sống gần như người bình thường trong xã hội. Bên cạnh những khó khăn về mặt y học: kiểm soát huyết áp, kiểm soát cân nặng, chế độ dĩnh dưỡng hợp lý,…bệnh nhân còn đối diện một loạt những thách thức từ xã hội: việc làm, thay đổi lịch sinh hoạt, phải đến bệnh viện 3 lần/tuần… cũng gây ra những trạng thái tâm lý lo lắng, bồn chồn thậm chí tâm lý tiêu cực và chính điều này đã tác động hay giảm mạnh chất lượng cuộc sống của người bệnh LMCK.
Trong khi chúng ta từng bước nâng cao chất lượng điều trị về y học, cả về trang thiết bị cũng như kiến thức mới về bệnh tật thì việc chăm sóc sức khỏe tâm thần là hết sức cần thiết, bù đắp lại những lỗ hổng mà y học hiện đại vẫn chưa thể vượt qua – phục hồi toàn bộ chức năng nội và ngoại tiết của 2 quả thận. Khi tiếp cận đến chăm sóc sức khoẻ tâm thần của người bệnh thì việc phát hiện những vấn đề tâm lý mà họ đang gặp phải cũng như phát hiện được những yếu tố tác động đến tâm lý người bệnh đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên tại Việt Nam, các nghiên cứu tiếp cận về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Lo âu, trầm cảm của bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai năm 2015 và một số yếu tố liên quan” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả tình trạng lo âu, trầm cảm của người bệnh lọc máu chu kỳ tại khoa Thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai năm 2015.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu, trầm cảm của người bệnh lọc máu chu kỳ tại khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
Chương 1: TỔNG QUAN ……………………………………………………………………………….3
1.1. Sơ lược về giải phẫu và sinh lý thận ………………………………………………………..3
1.1.1. Giải phẫu ……………………………………………………………………………………….3
1.1.2. Sinh lý …………………………………………………………………………………………..4
1.2. Bệnh học suy thận mạn tính……………………………………………………………………5
1.2.1. Khái niệm………………………………………………………………………………………5
1.2.2. Phân chia giai đoạn suy thận mạn tính ………………………………………………5
1.2.3. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng …………………………………………………6
1.2.4. Điều trị suy thận mạn tính ………………………………………………………………7
1.3. Rối loạn lo âu, trầm cảm ………………………………………………………………………..9
1.3.1. Lo âu ……………………………………………………………………………………………..9
1.3.2.Trầm cảm ………………………………………………………………………………………10
1.3.3. Một số nghiên cứu về lo âu trầm cảm trên bệnh nhân mạn tính …………..12
1.3.4. Các thang đo đánh giá tình trạng lo âu, trầm cảm ở bệnh nhân ……………13
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………….16
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………16
2.2. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………….16
2.3. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………….16
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ……………………………………………………….16
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ ………………………………………………………………………..16
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu và kỹ thuật chọn mẫu: ……………………………………………16
2.5. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin ………………………………………………….17
2.5.1 Công cụ thu thập thông tin ………………………………………………………………17
2.5.2. Kỹ thuật thu thập thông tin ……………………………………………………………..17
2.5.3. Các bước tiến hành nghiên cứu: ………………………………………………………17
2.6. Biến số chỉ số nghiên cứu …………………………………………………………………….18
2.7. Khống chế sai số trong nghiên cứu ………………………………………………………..19
2.8. Xử lý và phân tích số liệu ……………………………………………………………………19
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………………..20
Thang Long University Library
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………21
3.1. Đặc điểm chung …………………………………………………………………………………21
3.2. Các yếu tố xã hội ………………………………………………………………………………..23
3.3. Tình trạng lo âu trầm cảm của đối tượng nghiên cứu ………………………………23
3.3.1. Điểm lo âu, trầm cảm của bệnh nhân ……………………………………………….23
3.3.2. Tỷ lệ lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu ………………………………..24
3.3.3. Tỷ lệ lo âu, trầm cảm của bệnh nhân ……………………………………………….25
3.4. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng lo âu của bệnh nhân ………………………26
3.4.1. Tình trạng lo âu liên quan nhân khẩu học ………………………………………..26
3.4.2. Tình trạng lo âu liên quan đến bệnh ………………………………………………..27
3.4.3. Tình trạng lo âu liên quan yếu tố xã hội …………………………………………..28
3.5. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm của bệnh nhân ……………….29
3.5.1. Tình trạng trầm cảm liên quan đến nhân khẩu học…………………………….29
3.5.2. Tình trạng trầm cảm liên quan đến bệnh ………………………………………….30
3.5.3. Tình trạng trầm cảm liên quan yếu tố xã hội …………………………………….31
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………….32
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. ……………………………………………32
4.2. Tình trạng lo âu và trầm cảm của bệnh nhân theo thang điểm HADS. ……….33
4.2.1. Điểm số lo âu và trầm cảm theo thang điểm HADS …………………………..33
4.2.2. Tình trạng lo âu và trầm cảm trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối
lọc máu chu kỳ ……………………………………………………………………………..33
4.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu và trầm cảm của bệnh nhân. ………34
4.4. Hạn chế của nghiên cứu ……………………………………………………………………….38
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………39
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………….40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân chia giai đoạn suy thận mạn tính ……………………………………………….5
Bảng 1.2: Phân chia giai đoạn bệnh thận mạn tính ……………………………………………..6
Bảng 3.1. Thông tin chung về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ……………..21
Bảng 3.2. Thông tin chung về tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu …………….22
Bảng 3.3. Các yếu tố xã hội …………………………………………………………………………..23
Bảng 3.4. Tình trạng lo âu liên quan nhân khẩu học …………………………………………26
Bảng 3.5. Tình trạng lo âu liên quan đến bệnh …………………………………………………27
Bảng 3.6. Tình trạng lo âu liên quan yếu tố xã hội ……………………………………………28
Bảng 3.7. Tình trạng trầm cảm liên quan đến nhân khẩu học …………………………….29
Bảng 3.8. Tình trạng trầm cảm liên quan đến bệnh …………………………………………..30
Bảng 3.9. Tình trạng trầm cảm liên quan yếu tố xã hội ……………………………………..31