Lựa chọn và sử dụng kháng sinh trong điều trị suy hô hấp cấp do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Tên bài báo:Lựa chọn và sử dụng kháng sinh trong điều trị suy hô hấp cấp do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Tác giả:Trần Tuấn Đắc
Tên tạp chí:Y học thực hành
Năm xuất bản:1994Số:5Tập:309Trang:7-9
Tóm tắt:
Hồi cứu 69 trường hợp suy hô hấp cấp do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cấp cứu tại khoa Hồi sức cấp cứu A9, từ năm 1992-4/1994, nam 44, nữ 25, độ tuổi 61-75: 44/69 chiếm 63,7%. Kết quả: nhiễm khuẩn vừa tham gia vào cơ chế bệnh sinh của COPD vừa là nguyên nhân mất bù chủ yếu dẫn đến suy hô hấp cấp do COPD. Trường hợp bệnh nhân chưa đặt nội khí quản (NKQ) thở máy, nên chọn kháng sinh theo thứ tự sau: 1. nhóm ampicilline, amocilline, cephalosporin thế hệ 2-3; 2. cotrimoxazole; 3. tetraxyline; 4. gentamycine. Ở bệnh nhân có NKQ thở máy nhiễm khuẩn phổi thường phối hợp các vi khuẩn bệnh viện. Nên sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ, nên cấy đờm. Nên phối hợp 2 nhóm kháng sinh trở lên vì nhiễm khuẩn cấp ở bệnh nhân COPD là rất nặng, nhất là ở bệnh nhân có NKQ thở máy. Kháng sinh nên tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch. Việc lựa chọn kháng sinh trong COPD là theo vi khuẩn nghi ngờ, vì vậy nên tránh dùng nhóm kháng sinh độc với gan thận hoặc quá đắt tiền nếu không cần thiết.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất