LỰA CHỌN VỊ TRÍ LẤY VẠT DA XƯƠNG MÁC TỰ DO TRONG ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG PHỨC HỢP XƯƠNG HÀM DƯỚI SAU CẮT UNG THƯ
LỰA CHỌN VỊ TRÍ LẤY VẠT DA XƯƠNG MÁC TỰ DO TRONG ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG PHỨC HỢP XƯƠNG HÀM DƯỚI SAU CẮT UNG THƯ
Nguyễn Quang Đức1, Lại Bình Nguyên2, Nguyễn Tài Sơn3
1 Trung tâm Phẫu thuật tạo hình và sọ mặt, Bệnh viện TWQĐ 108
2 Bệnh viện RHMTW Hà Nội
3 Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Trình bày kinh nghiệm của chúng tôi trong việc lựa chọn vị trí lấy vạt da xương mác tự do cho tái tạo khuyết hổng xương hàm dưới kèm theo phần mềm lân cận sau khi cắt bỏ tổn thương ung thư. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 63 bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ ung thư hàm mặt và tạo hình bằng vạt da xương mác tự do tại Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội từ tháng 5/2014 đến tháng 7/2021. Kết quả: Trường hợp dự kiến đưa đảo da của vạt xương mác vào trong để che phủ khuyết niêm mạc, chúng tôi lấy vạt da xương mác bên đối diện với tổn thương. Trường hợp đảo da che phủ khuyết hổng da thì lấy vạt ở chân cùng bên với tổn thương. Còn nếu tổn thương ở phần giữa không thiên về bên nào rõ rệt thì chúng tôi ưu tiên lấy vạt ở chân bên không thuận, nếu tại chỗ không có chống chỉ định lấy vạt da xương mác. Tổng cộng có 27 trường hợp được lấy vạt da xương mác bên phải và 36 trường hợp lấy vạt da xương mác bên trái. Tỉ lệ hoại tử vạt toàn bộ là 3.2% và không có trường hợp nào hoại tử một phần vạt. Kết luận: Việc lựa chọn vị trí cho vạt da xương mác, đặc biệt khi không lấy kèm thành phần cơ, sẽ phụ thuộc vào thói quen của các phẫu thuật viên. Nhưng sự tôn trọng vị trí tương quan của các thành phần vạt như đã trình bày có thể góp phần đáng kể vào thành công của cuộc mổ.
Việc cắt bỏ ung thư vùng đầu cổ có thể để lại những khuyết hổng phức hợp vùng miệng-hàm dưới bao gồm niêm mạc miệng, xương hàm dưới (XHD) và da bên ngoài. Hiện nay, vạt xương mác tự do đã được chấp nhận trên toàn thế giới là tiêu chuẩn vàng cho tái tạo tổn khuyết miệng-hàm dưới.Tuy nhiên, trong y văn vẫn còn những quan điểm trái chiều nhau về việc lựa chọn vị trí và hướng của vạt xương mác để đạt được kết quả tối ưu [1].Về mặt giải phẫu, xương mác có mặt cắt ngang hình tam giác, với mặt ngoài là vị trí bám của các cơ mác, mặt này tương đối phẳng và phù hợp cho việc đặt nẹp vít khi xương được sử dụng để tái tạo XHD. Tại đầu dưới của mặt mác này, có vách gian cơ sau, đây là cấu trúc chứa các mạch xuyên của động mạch mác cấp máu cho đảo da. Vách gian cơ này có chiều dài và độ di động thay đổi, và sẽ quyết định tới khả năng di chuyển của đảo da [1].Theotác giả Fu-Chan Wei, khi dùng vạt da xương mác thì có thể xoay đảo da trên phần xương vì vách nối giữa chúng rất mỏng và di động. Chân phải hoặc trái đều có thể được sử dụng làm nơi lấy vạt xương mác, nếu chỉ cần vạt xương không kèm theo da thì không có bên nào ưu thế hơn bên còn lại. Bên trái được ưa dùng hơn ở phần lớn các bệnh nhân vì đó là chân không thuận ở hầu hết mọi người và được sử dụngít hơn khi lái xe ô tô. Tuy nhiên, nếu cơ được lấy kèm khi bóc tách các mạch máu nuôi da thì cung xoay của đảo da ở trên xương có thể bị hạn chế hơn. Trong tình huống đó, nên cân nhắc cẩn thận xem sẽ lấy vạt da bên nào[2].Mục tiêu của nghiên cứu này là trình bày kinh nghiệm của chúng tôi trong việc lựa chọn vị trí lấy vạt da xương mác phù hợp cho từng nhu cầu tạo hình
Nguồn: https://luanvanyhoc.com