Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và chụp cắt lớp vi tính góp phần chẩn đoán viêm xoang mạn tính trẻ em từ 5-15 tuổi

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và chụp cắt lớp vi tính góp phần chẩn đoán viêm xoang mạn tính trẻ em từ 5-15 tuổi

Luận án Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và chụp cắt lớp vi tính góp phần chẩn đoán viêm xoang mạn tính trẻ em từ 5-15 tuổi.Viêm xoang trẻ em là một trong những bệnh lý viêm nhiễm khuẩn của đường hô hấp trên hay gặp trong chuyên khoa Tai mũi họng. Viêm xoang có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ.

Tại Mỹ, tỷ lệ viêm xoang trẻ em là 5% [20]. Tại Việt Nam, ở Hà nội, theo điều tra bệnh lý Tai Mũi Họng học đường thì tỷ lệ viêm xoang là 6,3% [5]. Ở thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ viêm xoang là 6,6%[5].

Biểu hiện lâm sàng viêm xoang ở trẻ em không rõ ràng như người lớn nên bệnh viêm xoang ở trẻ em dễ bị bỏ qua vì dễ nhầm sang nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Bệnh viêm xoang trẻ em hay gây nên những biến chứng nguy hiểm như: áp xe hốc mắt, viêm màng não gây nguy hiểm tính mạng. Để chẩn đoán bệnh, việc thăm khám cho trẻ gặp nhiều khó khăn do hốc mũi trẻ nhỏ, trẻ không hợp tác nhất là trong thăm khám nội soi, nên khó đánh giá được vị trí tổn thương dẫn tới chẩn đoán thiếu chính xác làm cho điều trị khó khăn và còn hạn chế kết quả. Ngay cả sự hiểu biết về bệnh viêm xoang trẻ em ở cộng đồng đặc biệt với bố mẹ các cháu còn cũng hạn chế nên việc phát hiện hợp tác để quản lý bệnh viêm xoang ở trẻ em gặp nhiều khó khăn. Nhờ tiến bộ của khoa học công nghệ đặc biệt sự ra đời của máy nội soi và chụp cắt lớp vi tính đã giúp việc chẩn đoán viêm xoang ở trẻ em có nhiều bước tiến bộ đáng kể. Kỹ thuật nội soi đã giúp đánh giá những tổn thương sâu trong hốc mũi, khe giữa, khe trên, cửa mũi sau, dòng chảy của dịch mũi xoang từ các xoang ra đến cửa mũi sau, những bệnh lý niêm mạc như polyp, thoái hóa cuốn, những dị hình giải phẫu mũi xoang….Chụp cắt lớp vi tính đưa ra hình ảnh tổn thương trong xoang một cách chính xác giúp cho quá trình chẩn đoán và điều trị. Các công trình nghiên cứu về dòng chảy của dịch trong xoang đã tạo một bước ngoặt mới trong vấn đề chẩn đoán và điều trị mũi xoang nói chung cũng như mũi xoang trẻ em nói riêng.

Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về bệnh lý viêm xoang trẻ em. Hiệp hội Nhi khoa Hoa kỳ AAP(American Academy of Pediatric) [20] đã đưa ra những khuyến cáo cụ thể trong việc phát hiện sớm bệnh viêm xoang trẻ em.

Ở Việt nam, đã có một số nghiên cứu bệnh viêm xoang nói chung và trẻ em nói riêng tuy vậy chưa có một nghiên cứu nào tổng thể về bệnh lý đặc biệt này. Để góp phần nghiên cứu phát hiện sớm căn bệnh này và có thể quản lý tốt bệnh viêm xoang trẻ em sẽ mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bệnh lý nhi nói chung và bệnh lý Tai Mũi Họng nói riêng. Để có thể đưa ra các biện pháp phòng chống bệnh một cách hữu hiệu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:”Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và chụp cắt lớp vi tính góp phần chẩn đoán viêm xoang mạn tính trẻ em từ 5-15 tuổi”.

Mục tiêu của đề tài là:

  1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đưa ra mô hình viêm xoang mạn tính trẻ em từ 5-15 tuổi.
  2. Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, với nội soi và chụp cắt lớp vi tính để đề xuất qui trình chẩn đoán viêm xoang mạn tính trẻ em. 

Lời cam đoan Mục lục Các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục hình

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN 3

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 3

1.1.1. Trên thế giới 3

1.1.2. Tại Việt Nam 5

1.2. MŨI XOANG GIAI ĐOẠN BÀO THAI 5

1.2.1. Quá trình phát triển của xoang sàng: 6

1.2.2. Quá trình phát triển của xoang hàm 7

1.2.3. Sự phát triển của xoang trán 8

1.2.4. Sự phát triển của xoang bướm 8

1.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA MŨI 9

1.3.1. Tháp mũi 9

1.3.2. Hốc mũi 9

1.4. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA CÁC XOANG CẠNH MŨI 13

1.4.1. Xoang hàm 14

1.4.2. Xoang sàng 15

1.4.3. Xoang bướm 18

1.4.4. Xoang trán 18

1.4.5. Mạch máu và thần kinh mũi xoang 19

1.5. CẤU TẠO NIÊM MẠC MŨI XOANG 20

1.5.1. Cấu tạo niêm mạc mũi xoang 20 

1.5.2. Hoạt động thanh thải lông nhày 26

1.6. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN NIÊM DỊCH TRONG MŨI XOANG 30

1.6.1. Vận chuyển niêm dịch trong xoang hàm 30

1.6.2. Vận chuyển niêm dịch trong xoang trán 31

1.6.3. Sự vận chuyển niêm dịch trong xoang sàng và xoang bướm 32

1.6.4. Vận chuyển niêm dịch trên vách mũi-xoang và trên vách ngăn …33

1.7. CƠ SỞ BỆNH LÝ TRONG BỆNH VIÊM MŨI XOANG TRẺ EM 35

1.8. NGUYÊN NHÂN BỆNH VIÊM MŨI XOANG Ở TRẺ EM 37

1.8.1. Do nhiễm trùng 37

1.8.2. Do nấm 38

1.8.3. Yếu tố miễn dịch 39

1.8.4. Cơ địa dị ứng 39

1.8.5. Do cản trở cơ học 39

1.8.6. Do chấn thương 39

1.8.7. Do trào ngược dạ dày-thực quản 39

1.8.8. Do bệnh lý toàn thân 40

1.8.9. Yếu tố môi trường 40

1.8.10. Yếu tố xã hội 40

1.9. CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM XOANG TRẺ EM 40

1.9.1. Triệu chứng cơ năng 40

1.9.2. Triệu chứng thực thể 41

1.9.3. Triệu chứng trên chẩn đoán hình ảnh 42

1.10. CÁC THỂ LÂM SÀNG VIÊM XOANG MẠN TÍNH TRẺ EM 44

1.11. BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM XOANG 45

1.11.1. Viêm tai giữa 45

1.11.2. Viêm phế quản mạn tính 45

1.11.3. Viêm họng mạn tính 45

1.11.4. Nhức đầu 46

1.11.5. Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu 46

1.11.6. Viêm tấy ổ mắt-viêm mí mắt-viêm túi lệ 46

1.11.7. Viêm cốt tủy xoang hàm trên 47

1.11.8. Viêm màng não 47

1.11.9. Viêm tắc tĩnh mạch hang 48

1.11.10. Ápxe não, viêm não 48

1.12. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG TRẺ EM 48

1.12.1. Chỉ định điều trị nội khoa 48

1.12.2. Chỉ định điều trị ngoại khoa 50

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 52

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 52

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 52

2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn 52

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 52

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 52

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 53

2.2.2. Nội dung và các thông số nghiên cứu 53

2.2.3. Các bước tiến hành(qui trình nghiên cứu) 70

2.3. TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHO NGHIÊN CỨU 70

  1. Bộ nội soi 70
  2. Máy chụp CLVT 71

2.4. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 72

2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU 72

2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 72

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ 73

3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 73

3.1.1. Đặc điểm chung 73

3.1.2. Các triệu chứng cơ năng chính: 76

3.1.3. Triệu chứng thực thể 79

3.1.4. Chẩn đoán hình ảnh: 84

3.2. ĐỐI CHIẾU HÌNH ẢNH NỘI SOI HỐC MŨI VÀ PHIM CHỤP CẮT LỚP VI

TÍNH MŨI XOANG 89

3.2.1. Hình ảnh của cuốn giữa 89

3.2.2. Hình ảnh của mỏm móc 90

3.2.3. Hình ảnh của bóng sàng 91

3.2.4. Hình ảnh của phức hợp lỗ ngách 92

3.3. CHẨN ĐOÁN 93

3.3.1. Chẩn đoán xác định 93

3.3.2. Chẩn đoán mức độ viêm xoang theo hình ảnh nội soi 93

3.3.3. Chẩn đoán độ viêm xoang theo phim chụp cắt lớp vi tính 94

3.3.4. Chẩn đoán độ viêm xoang theo phim chụp Blondeau, Hirtz 94

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN 96

4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 96

4.1.1. Đặc điểm chung 96

4.1.2. Các triệu chứng cơ năng 99

4.1.3. Triệu chứng thực thể 104

4.1.4. Triệu chứng cận lâm sàng: 109

4.2. ĐỐI CHIẾU HÌNH ẢNH NỘI SOI HỐC MŨI VÀ PHIM CHỤP CẮT LỚP VI

TÍNH MŨI XOANG 112

4.2.1. Đối chiếu hình ảnh cuốn giữa 112

4.2.2. Đối chiếu hình ảnh mỏm móc 113

4.2.3. Đối chiếu hình ảnh của bóng sàng 113

4.2.4. Đối chiếu hình ảnh của phức hợp lỗ ngách 114

4.3. CHẨN ĐOÁN 115

KẾT LUẬN 118

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC
GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phạm Thị Bích Thủy (2010), “Vai trò phim chụp cắt lớp vi tính và phim chụp XQ kinh điển trong chẩn đoán bệnh viêm xoang trẻ em”, Tạp chí y học thực hành, (10), tr. 10-11.
2. Phạm Thị Bích Thủy, Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Phạm Khánh Hòa (2010), “Nghiên cứu đánh giá vai trò của nội soi và chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán bệnh viêm xoang trẻ em”, Tạp chí y học thực hành, (10), tr. 25-28.
3. Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Phạm Thị Bích Thủy (2011), “Biến chứng mắt do viêm xoang ở trẻ em”, Tạp chí y học thực hành, (7), tr. 39-42.
4. Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Phạm Thị Bích Thủy (2011), “Đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm xoang ở trẻ em”, Tạp chí y học thực hành, (8), tr. 78-82.124
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Nguyễn Thị Hoài An (2006),” Viêm mũi xoang trẻ em”, Nhà xuất bản y học Hà nội, tr. 30-39.
2. Nguyễn Đình Bảng (1991), ”Tập tranh giải phẫu Tai-Mũi-Họng”, Vụ khoa học và đào tạo, bộ Y tế, tr. 5-9.
3. Hà Mạnh Cường (2005),”Hình ảnh lâm sàng và nội soi của viêm xoang mạn tính trẻ em tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương”, Luận văn thạc sỹ y học,Trường đại học y Hà nội, Hà nội.
4. Nguyễn Thị Ngọc Dinh (2011), “Đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm xoang ở trẻ em”, Tạp chí y học thực hành số 8, bộ y tế, tr 78-82.
5. Nguyễn Thị Ngọc Dinh (2011),”Biến chứng mắt do viêm xoang ở trẻ em”, Tạp chí y học thực hành số 7, bộ y tế, tr 39-42.
6. Nguyễn Hữu Dũng (2002),”Mốc giải phẫu lỗ thông xoang bướm ứng dụng trong phẫu thuật nội soi”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học,
tr.100-106.
7. Phạm Kiên Hữu (2000),”Phẫu thuật nội soi mũi xoang qua 213 trường hợp mổ tại bệnh viện nhân dân Gia Định”,Luận văn tiến sỹ Y học, đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 32-36.
8. Đỗ Xuân Hợp (1995),”Giải phẫu đầu mặt cổ”, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr 390-397.
9. Võ Văn Khoa (1999),”Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học trong viêm xoang hàm mạn tính nhiễm khuẩn”, Luận án tiến sỹ Y học, Trường đại học y Hà nội, Hà nội.
10. Ngô Ngọc Liễn (1997), ”Viêm xoang mạn tính”, Giản yếu Tai Mũi Họng tập 2, tr. 62-67.125
11. Nguyễn Tấn Phong (1998), ”Phẫu thuật nội soi chức năng xoang”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 4-20.
12. Nguyễn Tấn Phong (1995), “Phẫu thuật mũi xoang”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 30-34.
13. Nguyễn Tấn Phong (2009), “Điện quang chẩn đoán trong Tai Mũi Họng”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 7-17.
14. Võ Thanh Quang (2004), “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị viêm đa xoang mạn tính qua phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang”, Luận án tiến sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà nội.
15. Võ Tấn (1992), “Tai Mũi Họng thực hành”, Nhà xuất bản y học Hà nội, Hà nội.
16. Đặng Hiếu Trưng(1993),”Phẫu thuật xoang chức năng qua soi trong”, Tài liệu giảng dạy, bệnh viện 108, cục Quân y, 25 tr.
17. Đào Xuân Tuệ(1980),”Nhận xét 600 trường hợp viêm xoang tại bệnh viện Tai Mũi Họng”,Luận văn chuyên khoa II, đại học y Hà nội. Hà nội.
18. Trần Hữu Tước (1960),” Bài giảng bệnh học Tai Mũi Họng”, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội. Hà nội

Leave a Comment