Luận án Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán ung thư thực quản
Luận án Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán ung thư thực quản.Ung thư thực quản (UTTQ) đứng hàng thứ 9 trong số những ung thư thường gặp nhất trên thế giới nói chung và đứng hàng thứ 5 trong số các ung thư hay gặp ở các nước có nền công nghiệp phát triển [44, 123]. Tại Pháp, UTTQ chiếm khoảng 15% tổng số các u ác tính của ống tiêu hoá [123, 133]. Ở Mỹ, UTTQ chiếm khoảng 10% các ung thư ống tiêu hoá [44]. Tại Việt Nam, theo tài liệu mới nhất được công bố năm 2006 của bệnh viện K Hà nôi thông qua một nghiên cứu dịch tễ học trên toàn quốc [6] thì UTTQ đứng hàng thứ 5 trong số các ung thư nói chung.
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc phát hiện, chẩn đoán, đánh giá mức độ xâm lấn và điều trị loại khối u này nhưng tiên lượng UTTQ vẫn còn rất khó khăn. Chỉ 30% số bệnh nhân (BN) bị UTTQ có cơ may được điều trị bằng phẫu thuật. Thời gian sống thêm 5 năm chung cho cả quần thể BN UTTQ là <10% (tỷ lệ này là 30-40% đối với nhóm BN được phẫu thuật) [133].
Trong điều trị với kỳ vọng triệt căn bệnh UTTQ, có nhiều lựa chọn được xét tới, trong đó phẫu thuật (PT) được coi là biện pháp điều trị phù hợp nhất để có thể kiểm soát được sự phát triển tại chỗ của khối u và hứa hẹn đem lại thời gian sống thêm sau mổ lâu dài.
Do là một bệnh có tiên lượng nặng, khi phải điều trị cho một BN bị UTTQ, các thầy thuốc thường lựa chọn giải pháp đa trị liệu: Phẫu thuật, xạ trị và hoá trị, dùng riêng rẽ hoặc phối hợp đồng thời nhiều kỹ thuật là tuỳ theo tình trạng cụ thể của từng BN. Việc lựa chọn này phụ thuộc rất nhiều vào những dấu hiệu chẩn đoán mô bệnh học và đặc biệt là dấu hiệu chẩn đoán hình ảnh, trong đó chụp cắt lớp vi tính (CLVT) đóng vai trò rất quan trọng. Nếu ưu điểm tuyệt đối của nội soi và sinh thiết là cho biết cụ thể tổn thương mô bệnh học của UTTQ thì chụp CLVT được coi là biện pháp hữu hiệu bổ sung những gì mà phương pháp nội soi thực quản không làm được: Đánh giá đô xâm lấn tại chỗ của UTTQ, tình trạng trung thất, nhu mô phổi và tầng trên khoang bụng. Với các ưu thế’ này, chụp CLVT có khả năng tiên đoán các khó khăn về mạt phẫu thuật tốt hơn và chính xác hơn cả soi khí phế’ quản vì soi khí phế’ quản không thấy được các xâm lấn ở phía sau khi u chưa ăn sùi vào lòng khí phế’ quản. Nhờ phát hiên này, có thể tránh được mổ thăm dò cho người bênh [48, 53, 61, 75].
Để tìm hiểu thêm về vai trò của chụp CLVT trong chẩn đoán và điều trị UTTQ, đề tài này được tiến hành với 2 mục tiêu cụ thể sau đây:
1. Mô tả đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của ung thư thực quản.
2. Xác định giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong đánh giá sự lan rộng tại chỗ và dự báo khả năng cắt bỏ u trong ung thư thực quản.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng và biểu đồ Danh mục hình ảnh minh hoạ
ĐẶT VẤN ĐỂ
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIÊU
1.1. Sơ lược về giải phẫu và mô học thực quản
1.2. Giải phẫu bênh
1.3. Chẩn đoán UTTQ
1.4. Các ph ương pháp điều trị UTTQ
1.5. Tình hình nghiên cứu chụp CLVT ung thư thực quản
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
3.1. Các đặc điểm đối tượng nghiên cứu
3.2. Một số yếu tố nguy cơ
3.3. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
3.4. Chụp lưu thông thực quản với baryt
3.5. Nội soi thực quản
3.6. Đặc điểm hình ảnh chụp CLVT ung thư thực quản
3.7. Giá trị của CLVT đối chiếu với phẫu thuật
3.8. Kết quả giải phẫu bênh
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu, lâm sàng UTTQ 77
4.2. Đặc điểm hình ảnh CLVT của UTTQ 79
4.3. Giá trị của CLVT trong dự báo khả năng cắt bỏ UTTQ 91
4.4. Các phương pháp CĐHA khác 98
4.5. Các phương pháp phẫu thuật 102
4.6. Giải phẫu bênh UTTQ 104
KẾT LUẬN 106
NHỮNG TÀI LIÊU ĐÃ CÔNG Bố LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN TÀI LIÊU THAM KHẢO DANH SÁCH BÊNH NHÂN