Luận văn Đánh giá hoạt động đào tạo liên tục tại bệnh viện Bạch Mai năm 2015

Luận văn Đánh giá hoạt động đào tạo liên tục tại bệnh viện Bạch Mai năm 2015

Luận văn Đánh giá hoạt động đào tạo liên tục tại bệnh viện Bạch Mai năm 2015.Bệnh viện Bạch Mai tiền thân là bệnh viện Lây Cống Vọng, được thành lập năm 1911 bởi nhà chức trách Pháp nhằm mục đích điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh lây ở Cống Vọng thuộc tỉnh Hà Đông cũ (nay là thành phố Hà Nội); Đến năm 1929, bệnh viện được mở rộng và đặt tên là Bệnh viện Robin vừa khám chữa bệnh cho người Việt Nam, vừa là cơ sở thực hành của trường Y Dược Đông Dương. Ngày 09/3/1945, sau đảo chính Nhật-Pháp, bệnh viện chính thức mang tên là bệnh viện Bạch Mai [1].

Trải qua hàng trăm năm xây dựng và phát triển, đến nay, bệnh viện Bạch Mai đã trở thành bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt đầu tiên trên cả nước với 7 nhiệm vụ chính: khám chữa bệnh, cấp cứu tuyến cuối; đào tạo; nghiên cứu khoa học; chỉ đạo tuyến; phòng bệnh; hợp tác quốc tế; quản lý kinh tế y tế. Trong số đó, nhiệm vụ đào tạo là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của bệnh viện.
Nhiệm vụ đào tạo của bệnh viện Bạch Mai bao gồm: đào tạo hệ trung cấp và cao đẳng y khoa, đào tạo chính quy sau đại học hệ thực hành (bác sĩ nội trú, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II), ĐTLT, đồng thời là cơ sở đào tạo thực hành chính của trường Đại học Y Hà Nội và nhiều trường Cao đẳng và Đại học y, dược trên địa bàn Hà Nội. Thực hiện các chủ trương về giáo dục y khoa của Bộ y tế và nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, những năm gần đây hoạt động ĐTLT trở thành một trong những trọng tâm của hoạt động đào tạo của bệnh viện.
ĐTLT được định nghĩa là các khoá đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục (Continuing Medical Education); phát triển nghề nghiệp liên tục (Continuing Professional Development); đào tạo chuyển giao kỹ thuật; đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác cho cán bộ y tế mà không thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốc dân [2].
Theo báo cáo tổng kết chung từ năm 2000-2013, bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức thành công 1.903 khóa ĐTLT cho 79.757 lượt cán bộ y tế về hơn 40 lĩnh vực chuyên môn tại 28 tỉnh/thành phía Bắc và một số tỉnh/thành miền Trung và miền Nam. Tháng 02/2012, bệnh viện Bạch Mai chính thức được Bộ Y tế cấp mã chứng nhận ĐTLT là B24. Trong thực tế, nhiệm vụ đào tạo thực hiện tại bệnh viện Bạch Mai theo hướng quy chuẩn bắt đầu bằng cột mốc thành lập Phòng Chỉ đạo tuyến năm 1998 và Trung tâm Đào tạo năm 2005. Đến năm 2008, Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến được thành lập trên cơ sở sát nhập hai đơn vị trên với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ về quản lý, tổ chức đào tạo và chỉ đạo tuyến, trong đó có ĐTLT. Như vậy, công tác ĐTLT của bệnh viện Bạch Mai là nhiệm vụ lớn, có mức độ ảnh hưởng rộng.
Theo báo cáo tổng kết các khóa đào tạo đã diễn ra tại bệnh viện Bạch Mai, có một số ý kiến phản hồi về khóa học như: khóa học chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu học tập, học viên chưa tự tin thực hiện các kỹ năng sau quá trình học tập,v.v. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy những vấn đề đặt ra về công tác đánh giá và kiểm soát chất lượng đào tạo cũng như yếu tố nào tác động đến hoạt động đào tạo đóng vai trò quan trọng để có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, hiện tại chưa có nghiên cứu nào được thực hiện đầy đủ về những vấn đề này.
Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hoạt động đào tạo liên tục tại bệnh viện Bạch Mai năm 2015” nhằm mục tiêu sau:
1.    Mô tả thực trạng hoạt động đào tạo liên tục tại bệnh viện Bạch Mai năm 2015.
2.    Đánh giá kết quả đào tạo liên tục và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Bạch Mai năm 2015 qua nhận xét của học viên và giảng viên. 
Tài Liệu Tham Khảo Đánh giá hoạt động đào tạo liên tục tại bệnh viện Bạch Mai năm 2015
1.    Bệnh viện Bạch Mai (2014), Lịch sử hình thành, truy cập ngày 02-06¬2014, tại trang web
http://bachmai.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=
90&Itemid=54.
2.    Bộ Y tế (2013), Thông tư hướng dẫn về việc ĐTLT cho cán bộ y tế số: 22/2013/TT-BYTngày 09/8/2013.
3.    CME content: Definition and Examples, Accreditation Council for Continuing Medical Education, 515 N. State Street – Suite 1801 – Chicago – United States, truy cập ngày 18-07-2014, tại trang web http://www.accme.org/requirements/accreditation-requirements-cme- providers/policies-and-definitions/cme-content-definition-and- examples.
4.    Gill Furze và Pat Pearcey (1999), “Continuing education in nursing: a review of literature”, Journal of Advanced Nursing, 29(2), tr. 355-363.
5.    Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế (2014), Tài liệu đào tạo quản lý đào tạo liên tục tại bệnh viện, tr. 9-10.
6.    Trương Việt Dũng và Phí Văn Thâm (2010), Phát triển nhân lực y tế ở tuyến tỉnh, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
7.    Ronald M. Cervero and Julie K. Gaines (2014), “Effectiveness of Continuing Medical Education: Updated Syntheses of Systematic Reviews”, Accreditation Council for Continuing Medical Education, July 2014.
8.    Marjan Laal, Ashkan Laal, Arsalan Aliramaei (2013), “Continuing education; lifelong learning”, Procadia – Social and Behavioral Sciences 116 (2014) 4052 – 4056. 
9.    Bộ Y tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013, tr. 177.
10.    Nguyễn Văn Hiến và Lê Thu Hòa (2011), Phương pháp dạy-học tích cực, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
11.    Thư viện học liệu mở Việt Nam (2014), Các khái niệm cơ bản của kiểm tra, đánh giá, truy cập ngày 19-06-2014, tại trang web http://voer.edu.vn/m/cac-khai-niem-co-ban-cua-kiem-tra-danh- gia/aa5a6c25.
12.    Nguyễn Duy Thắng (2005), “Đánh giá công tác đào tạo lại cán bộ y tế tuyến tỉnh về điều dưỡng và cấp cứu chấn thương nhi khoa ở một số tỉnh năm 2004”, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng, tr.7.
13.    Boston và Carol (2002), The concept of formative assessment. Practical Assessment, Research & Evaluation 8 (9), truy cập ngày 19-06-2014, tại trang web http://PAREonline.net/getvn.asp?v=8&n=9.
14.    Tổng Cục đo lường chất lượng (2014), Chất lượng và đặc điểm của chất lượng, truy cập ngày 19-10-2014, tại trang web http://www.tcvn.gov.vn/default.asp?action=article&ID=1426.
15.    Lại Xuân Thủy và Phan Thị Minh Lý (2011), “Đánh giá chất lượng đào tạo tại khoa kế toán-tài chính, trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trên quan điểm của người học “, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 3(44).2011.
16.    Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học số 65/2007/QĐ- BGDĐT ngày 01/11/2007.
17.    Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007, ban hành ngày 30/12/2012.
18.    Trường Đại học Cần Thơ (2011), Tài liệu hướng dẫn tự đánh giá chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn của AUN.
19.    Đỗ Doãn Lợi và cộng sự (2013), “Xây dựng bộ công cụ giám sát, đánh giá đào tạo và áp dụng thí điểm tại bệnh viện Bạch Mai năm 2011 “, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện Bạch Mai.
20.    Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến – Bệnh viện Bạch Mai (2014), Quy trình quản lý chất lượng ISO 9001:2008 ban hành ngày 3/7/2014. QT.09.
21.    Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến – Bệnh viện Bạch Mai (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động đào tạo.
22.    Bùi Trung Dũng và cộng sự (2013), “Đánh giá thực trạng và nhu cầu giáo dục trực tuyến tại bệnh viện Bạch Mai, đề xuất một số giải pháp phù hợp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện Bạch Mai.
23.    Phạm Thị Bích Mận (2008), “Đánh giá nhu cầu và chất lượng đào tạo tại các bệnh viện tuyến trước năm 2007”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện Bạch Mai.
24.    Trịnh Yên Bình (2013), “Thực trạng nhân lực, nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y dược cổ truyền và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp”, Luận án tiến sĩ y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tr. 96, 131.
 ĐẶT VẤN ĐỀ    1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Thực trạng hoạt động đào tạo liên tục    3
1.1.1.    Khái niệm đào tạo liên tục    3
1.1.2.    Vai trò của đào tạo liên tục    4
1.1.3.    Phương pháp giảng dạy trong đào tạo liên tục    7
1.2.    Đánh giá chất lượng đào tạo    12
1.2.1.    Khái niệm    12
1.2.2.    Đánh giá chất lượng đào tạo    15
1.3.    Hoạt động đào tạo liên tục tại bệnh viện Bạch Mai    20
1.3.1.    Bệnh viện Bạch Mai và nhiệm vụ đào tạo liên tục    20
1.3.2.    Chương trình đào tạo liên tục    24
1.3.3.    Tài liệu đào tạo liên tục    24
1.3.4.    Hình thức tổ chức đào tạo liên tục    24
1.3.5.    Học viên tham dự đào tạo liên tục    25
1.3.6.    Kinh phí tổ chức các khoá đào tạo liên tục    25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    26
2.1.    Địa điểm nghiên cứu    26
2.2.    Thời gian nghiên cứu    26
2.3.    Đối tượng nghiên cứu    26
2.4.    Phương pháp nghiên cứu    26
2.4.1.    Thiết kế nghiên cứu    26
2.4.2.    Cỡ mẫu nghiên cứu    26
2.4.3.    Chỉ số, biến số nghiên cứu    27
2.4.4.    Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu    29
2.4.5.    Quá trình thu thập số liệu    29
2.4.6.    Sai số và biện pháp khắc phục    29
2.5.    Phương pháp xử lý số liệu    30
2.6.    Đạo đức nghiên cứu    31 
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    32
3.1.    Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu    32
3.1.1.    Học viên    32
3.1.2.    Giảng viên    35
3.2.    Thực trạng đào tạo liên tục    38
3.2.1.    Đặc điểm học viên    38
3.2.2.    Đặc điểm giảng viên    42
3.2.3.    Về chương trình đào tạo    45
3.2.4.    Về cơ sở vật chất    47
3.3.    Kết quả đào tạo liên tục và một số yếu tố    liên quan    48
3.3.1.    Xếp loại học tập của học viên    48
3.3.2.    Khả năng áp dụng kiến thức/kỹ    năng    sau    học và những khó khăn
của học viên    49
3.3.3.    Kết quả đánh giá hoạt động đào tạo liên tục và một số yếu tố liên quan .. 50
3.3.4.    Sự hài lòng của học viên sau học    60
3.3.5.    Những điểm góp ý của học viên và giảng viên    61
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    64
4.1.    Thực trạng hoạt động đào tạo liên tục    64
4.1.1.    Về học viên    64
4.1.2.    Về giảng viên    65
4.1.3.    Chương trình đào tạo    67
4.1.4.    Cơ sở vật chất    67
4.2.    Kết quả đào tạo liên tục tại bệnh viện Bạch Mai năm 2015 và một số
yếu tố liên quan    68
4.2.1.    Kết quả học tập của học viên    68
4.2.2.    Kết quả đánh giá hoạt động đào tạo liên tục và một số yếu tố liên quan
qua nhận xét của học viên và giảng viên    69
KẾT LUẬN    74
KIẾN NGHỊ    76
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
Bảng 1.1.    40 lĩnh vực đào tạo chính tại bệnh viện Bạch Mai    21
Bảng 3.1.    Phân bố học viên theo giới tính và nhóm tuổi    32
Bảng 3.2.    Độ tuổi trung bình của học viên theo giới tính    33
Bảng 3.3.    Trình độ học vấn của học viên    34
Bảng 3.4.    Nghề nghiệp của học viên    34
Bảng 3.5.    Phân bố giảng viên theo giới tính và nhóm tuổi    35
Bảng 3.6.    Độ tuổi trung bình của giảng viên theo giới tính    36
Bảng 3.7.    Học hàm – học vị của giảng viên    37
Bảng 3.8.    Nghề nghiệp của giảng viên    37
Bảng 3.9.    Tình trạng việc làm của học viên trước khi học tập    38
Bảng 3.10.    Thâm niên công tác của học viên    39
Bảng 3.11.    Lịch sử học tập của học viên tại bệnh viện Bạch Mai    39
Bảng 3.12.    Lý do học viên tham dự khoá đào tạo tại bệnh viện    Bạch Mai 40
Bảng 3.13.    Lĩnh vực học tập của học viên    40
Bảng 3.14.    Phân bố học viên theo chương trình đào tạo    41
Bảng 3.15.    Phân bố học viên theo thời lượng đào tạo    42
Bảng 3.16.    Thâm niên tham gia giảng dạy của giảng viên    42
Bảng 3.17.    Phân bố giảng viên theo chuyên khoa    43
Bảng 3.18.    Các phương pháp giảng dạy mà giảng viên thường    áp dụng … 44
Bảng 3.19.    Phương pháp lượng giá học tập mà giảng viên thường áp dụng …. 44
Bảng 3.20.    Mức độ tuân thủ theo các quy định hướng dẫn xây    dựng chương
trình ĐTLT tại thông tư 22/2013/TT-BYT của Bộ Y tế    45
Bảng 3.21.    Cấp độ được phê duyệt của chương trình đào tạo    46
Bảng 3.22.    Số lượng giảng đường theo chuyên khoa đào tạo    47 
Bảng 3.23. Học viên nhận định mức độ áp dụng được những kiến thức/kỹ
năng sau học    49
Bảng 3.24. Những khó khăn của học viên khi trở về đơn vị công tác    49
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa giới tính học viên và kết quả đánh giá về 7
nội dung thuộc hoạt động đào tạo liên tục    53
Bảng 3.26.    Mối liên quan giữa nhóm tuổi học viên và kết quả    đánh giá    về 7
nội dung thuộc hoạt động đào tạo liên tục    53
Bảng 3.27.    Mối liên quan giữa trình độ học viên và kết    quả    đánh giá    về 7
nội dung thuộc hoạt động đào tạo liên tục    55
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa nghề nghiệp học viên và kết quả đánh giá về 7 nội dung thuộc hoạt động đào tạo liên tục    56
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa tình trạng việc làm trước học của học viên và kết quả đánh giá về 7 nội dung thuộc hoạt động đào tạo liên tục .. 58 Bảng 3.30. Mối liên quan giữa lĩnh vực học tập của học viên và kết quả
đánh giá về 7 nội dung thuộc hoạt động đào tạo liên tục    59
Bảng 3.31. Những điểm cần thay đổi để khoá học sau được tốt hơn qua ý
kiến của học viên    61
Bảng 3.32. Những điểm cần thay đổi để khoá học sau được tốt hơn qua ý kiến của giảng viên    62 
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của học viên    33
Biểu đồ 3.2. Phân bố giới tính của giảng viên    36
Biểu đồ 3.3. Xếp loại học tập cuối khoá của học viên    48
Biểu đồ 3.4. Đánh giá của học viên về toàn bộ hoạt động đào tạo liên tục 50 Biểu đồ 3.5. Đánh giá của học viên về 07 nội dung thuộc hoạt động đào tạo
liên tục    51
Biểu đồ 3.6. Đánh giá của học viên về toàn bộ hoạt động đào tạo liên tục
phân theo chương trình đào tạo    52
Biểu đồ 3.7. Sự hài lòng của học viên phân theo chương trình đào tạo    60
Trang
Sơ đồ 1.1.    Chu trình quản lý đào tạo    22
Sơ đồ 1.2.    Tóm tắt quy trình quản lý đào tạo liên tục    23

1 thought on “Luận văn Đánh giá hoạt động đào tạo liên tục tại bệnh viện Bạch Mai năm 2015”

Leave a Comment