Luận văn mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi sặc dầu dầu tại trung tâm hô hấp – bệnh viện bạch mai

Luận văn mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi sặc dầu dầu tại trung tâm hô hấp – bệnh viện bạch mai

Luận văn đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi do sặc xăng, dầu.Viêm phổi do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có nguyên nhân do sặc xăng, dầu đã được đề cập đến trong các y văn, đây là bệnh hiếm gặp nhưng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Bệnh này nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, áp – xe phổi, tràn dịch màng phổi…. Nguyên nhân có thể gặp như uống, sặc xăng, dầu hỏa, dầu diezel, dầu mazut, dầu nhờn, dùng thuốc nhỏ mũi có tinh dầu, giọt dầu lọt vào khí phế quản dẫn đến tổn thương viêm. Trong những nguyên nhân trên thì phần lớn hay gặp ở những người có thói quen dùng miệng hút xăng, dầu trong quá trình vận hành, sửa chữa máy móc hoặc thiết bị công cụ có liên quan nhưng bị sặc, sau đó là các nguyên nhân khác như uống nhầm xăng, dầu, tự tử bằng xăng, dầu, sặc xăng, dầu trong khi biểu diễn tiết mục thổi lửa…

Hiện nay có rất ít nghiên cứu về viêm phổi do sặc xăng, dầu, trên thế giới chưa có một nghiên cứu lớn nào về vấn đề này mà chủ yếu là các báo cáo về ca lâm sàng, tuy nhiên tại Việt Nam cũng chưa có một nghiên cứu nào được công bố.

Ngày nay mặc dù có sự phát triển cao của các ngành khoa học kỹ thuật, song hiện tượng hút xăng dầu bằng miệng vẫn còn gặp khá phổ biến ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Hiện tượng này thường gặp ở các công ty xây dựng thiếu dụng cụ, trang bị làm việc cho những người công nhân lái máy công trình nên họ phải dùng miệng hút xăng, dầu trong quá trình vận hành máy. Bên cạnh đó là sự tuỳ tiện, bất cẩn của những người lái máy, phần lớn những trường hợp này có thói quen dùng miệng hút xăng, dầu thay việc sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị có sẵn để hút dầu mà tự hút bằng miệng nhưng bị sặc nê n xăng, dầu đã vào phổi gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.

Tại Trung tâm Hô hấp và Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã từng tiếp nhận bệnh nhân viêm phổi do sặc xăng, dầu, tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để hy vọng có được những khuyến cáo cần thiết cho việc phòng bệnh, góp phần nâng cao chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi do sặc xăng, dầu

2. Nghiên cứu bước đầu về kết quả điều trị viêm phổi do sặc xăng, dầu

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 9

1.1. Cấu trúc giải phẫu phổi – phế quản 10

1.1.1. Khí quản 10

1.1.3. Khí quản vùng ngực 10

1.1.4. Carina 11

1.1.5. Phế quản gốc phải 11

1.1.6. Phế quản gốc trái 11

1.1. 7 . Thùy phổi và rãnh li ê n thùy 12

1.2. Lịch sử bệnh 16

1. 2 . 1 Định nghĩa 19

1.2.2 Dịch tễ học 19

1. 2 . 3. Cơ chế bảo vệ của phổi 24

1. 3 . Đại cương về xăng, dầu 16

1.3.1 Cấu tạo 16

1.3.2 Ảnh thưởng của xăng, dầu lên l ên cơ thể 17

1.3.3 Hiện tượng hút xăng dầu bằng miệng hiện nay 18

1.4. Triệu chứng lâm sàng 25

1.4.1 Hội chứng xâm nhập 25

1.4.2 Triệu chứng lâm sàng 25

1.5. Cận lâm sàng 26

1.5.1. X quang 26

1.5.2 Chụp CT – scanner ngực 26

1.5.3 Bạch cầu 27

1.5.4 Tốc độ lắng máu (VSS) 27

1.5.5. Khí máu 27

1.5.6 Soi phế quản 27

1. 6 . Điều trị 20

1.6.1 Thở oxy 27

1.6.2 Kháng sinh 28

1.6.3 Nội soi phế quản 28

1.6.4 Dùng glucocorticoid 28

1. 6 . 5 Điều trị các triệu chứng kèm theo 29

1.7. Bến chứng 29

1.7.1 Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) 29

1.7.2 Áp xe phổi 30

1.7.3 Tràn dịch màng phổi 30

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2 . 1 Đối tượng nghiên cứu 31

2.2 Chọn mẫu 31

2 . 3 Phương pháp nghiên cứu 32

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 32

2.3.2. Phương tiện nghiên cứu 32

2 . 3 . 3. Các bước tiến hành nghiên cứu, thu thập số liệu 32

2 . 3 . 4 Đo lượng xăng, dầu bị sặc 37

2.3.5 Nhận xét kết quả điều trị 38

2.4. Xử lý số liệu 39

2 . 5 Đạo đức trong nghiên cứu 39

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40

3 . 1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 40

3.1. 1 Đặc điểm về nhóm tuổi 40

3.1. 2 Đặc điểm nghề nghiệp 41

3.1. 3 Đặc điểm về giới 42

3 . 2 . Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 42

3.2.1 Thời gian biểu hiện lâm sàng 42

3.2.2 Số lượng xăng, dầu bị sặc 44

3.2.3 Lý do vào viện 45

3.2.4 Triệu chứng lâm sàng 46

3.2.5 X – quang phổi 47

3.2.6 CT – Scanner ngực 49

3.2.7 Xét nghiệm máu 50

3.2.8 Chức năng hô hấp 51

3.2.9 Nội soi phế quản 52

3.2.10 Kết quả chẩn đoán vi khuẩn học 53

3.3 Kết quả điều trị 53

3.3.1 Các biện pháp điều trị kết hợp 53

3.3.2 Sử dụng kháng sinh trong điều trị 54

3.3.2 Dùng corticoid 55

3.3.4 Triệu chứng cơ năng khi ra viện 56

3.3.5 Tình trạng ra viện 56

3.3.6 Theo dõi bệnh sau ra viện 1 tháng 57

3.3.7 Hiệu quả điều trị 57

3.3.8 Sự liên quan giữa số lượng xăng, dầu bị sặc với biến chứng của

bệnh   58

Chương 4: BÀN LUẬN 59

4 . 1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 59

4 . 1. 1 Đặc điểm về nhóm tuổi 59

4 . 1. 2 Đặc điểm nghề nghiệp 60

4 .1. 3 Đặc điểm về giới 61

4 . 2 . Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 61

4.2.1 Thời gian biểu hiện lâm sàng 61

4.2.2 Số lượng xăng, dầu bị sặc 62

4.2.3 Lý do vào viện 62

4.2.4 Triệu chứng lâm sàng 63

4.2.5 Hình ảnh tổn thương trên X – quang phổi 65

4.2.6 CT – Scaner ngực 66

4.2.7 Xét nghiệm máu 67

4.2.8 Chức năng hô hấp 69

4.2.9 Nội soi phế quản ống mềm 69

4.3 Kết quả điều trị 71

4 . 3 . 1 Phương pháp sử dụng kháng sinh trong điều trị 71

4.3.2 Dùng corticoid 72

4.3.3 Triệu chứng lâm sàng trước khi ra viện 72

4.3.4 Tình trạng ra viện 73

4.3.5 Theo dõi bệnh sau ra viện 1 tháng 73

4.3.6 Hiệu quả điều trị 74

KẾT LUẬN 78

KHUYẾN NGHỊ 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Leave a Comment