Luận văn Nghiên cứu chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản
Luận văn Nghiên cứu chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản. Dị tật bẩm sinh cơ quan tiết niệu sinh dục chiếm khoảng 1/3 dị tật bẩm sinh ở người [19]. Dị tật bẩm sinh đường tiết niệu nói chung và dị tật bẩm sinh của niệu quản nói riêng là một phần quan trọng trong ngành tiết niệu-thận học [40]. Trong đó các dị tật của niệu quản khá phổ biến và có khả năng gây nhiều biến chứng hoặc tử vong. Dị tật niệu quản là những bất thường về cấu trúc, chức năng, hình thái của niệu quản. Theo các tác giả trên thế giới cũng như các nghiên cứu của Nguyễn Bửu Triều, Trần Quán Anh, Trần Đình Long, Nguyễn Thanh Liêm, Lê Sĩ Toàn, Vũ Văn Kiên thì: dị tật ở niệu quản chiếm tỷ lệ cao nhất trong các dị tật của đường tiết niệu; nơi niệu quản hay bị dị tật là ở đoạn đầu và đoạn cuối; hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản là một trong những dị tật bẩm sinh của niệu quản bao gồm hẹp bẩm sinh niệu quản đoạn sát bàng quang, đoạn thành bàng quang và lỗ niệu quản [6], [7], [8], [9], [10], [22], [25], [26], [31], [39].
Cơ chế bệnh sinh của hẹp 1/3 dưới niệu quản chưa được hiểu biết rõ ràng; việc chỉ định điều trị phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật phụ thuộc vào tình trạng thương tổn cụ thể như: cắt đoạn niệu quản hẹp nối tận-tận, mở hay cắt túi sa niệu quản, cắt đoạn niệu quản hẹp và trồng lại niệu quản vào bàng quang, cắt thận khi thận mất chức năng [13], [14], [15], [18], [30], [31].
Trên thế giới những năm gần đây nhờ áp dụng các tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là kỹ thuật chẩn đoán trước sinh; phần lớn dị tật thận-tiết niệu nói chung và dị tật niệu quản nói riêng đã được phát hiện và kiểm soát tốt. Nhưng ở Việt Nam các hậu quả đáng tiếc về thương tổn nặng nề chức năng thận do chẩn đoán và điều trị chưa kịp thời hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản vẫn còn nhiều.
Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về hẹp niệu quản sau chấn thương, sau phẫu thuật; dị tật niệu quản ở đoạn đầu như: hẹp phần nối bể thận- niệu quản; dị tật đoạn cuối niệu quản như: Túi sa niệu quản…Nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản. Để góp phần nâng cao kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh lý hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản, chúng tôi nghiên cứu đề tài:” Nghiên cứu chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản” với 2 mục tiêu:
- Mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản.
- Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số đặc điểm giải phẫu của thận, niệu quản và bàng quang 3
1.1.1. Giải phẫu thận 3
1.1.2. Giải phẫu niệu quản 5
1.1.3. Giải phẫu bàng quang 8
1.2. Phôi thai học của thận – niệu quản 10
1.3. Sinh lý niệu quản 11
1.4.Sinh lý bệnh của hẹp 1/3 dưới niệu quản 12
1.5.Cơ chế bệnh sinh của hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản 13
1.5.1.Cơ chế bệnh sinh của chít hẹp NQ đoạn thành BQ và đoạn sát thành BQ (PTNQTP do tắc) 13
1.5.2. Cơ chế bệnh sinh của hẹp lỗ NQ (Túi sa niệu quản) 15
1.6.Chẩn đoán hẹp bẩm sinh 1/3 dưới NQ 16
1.6.1.Hoàn cảnh phát hiện bệnh: 16
1.6.2.Triệu chứng lâm sàng: 16
1.6.3. Triệu chứng cận lâm sàng 17
1.7.Chỉ định điều trị phẫu thuật 19
1.7.1. Nguyên tắc: 20
1.7.2.Các phương pháp điều trị phẫu thuật: 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1.Đối tượng nghiên cứu: 29
2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn 29
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Phương pháp 29
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 29
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 30
2.2.4. Nội dung nghiên cứu 30
2.3. Xử lý số liệu 35
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ 36
3.1. Đặc điểm chung 36
3.1.1. Tuổi, giới 36
3.1.2. Hoàn cảnh phát hiện bệnh 37
3.1.3. Vị trí đoạn niệu quản bị hẹp bẩm sinh 37
3.1.4. Bên niệu quản hẹp bẩm sinh và giới 38
3.2. Các triệu chứng lâm sàng 38
3.3. Triệu chứng xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh 39
3.3.1. Kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu 39
3.3.2. Kết quả chẩn đoán hình ảnh 41
3.4. Chỉ định điều trị phẫu thuật và các phương pháp phẫu thuật 45
3.4.1. Chỉ định điều trị phẫu thuật 45
3.4.2. Các phương pháp phẫu thuật 45
3.4.3. Tai biến, biến chứng trong phẫu thuật 46
3.5. Thời gian điều trị sau mổ 47
3.6. Kết quả sau phẫu thuật 47
3.7. Kết quả xa của điều trị phẫu thuật hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản 48
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 49
4.1. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản. 49
4.1.1. Đặc điểm chung 49
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm 49
4.1.3. Chẩn đoán hình ảnh 49
4.1.4. Nguyên nhân gây hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản 50
4.4.3. Hẹp niệu quản đoạn sát bàng quang 50
4.2. Kết quả điều trị phẫu thuật hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản 50
4.2.1. Các phương pháp phẫu thuật 50
4.2.2. Kết quả điều trị phẫu thuật 50
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 51
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ 52
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC