Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Phân Biệt Một Số Dược Liệu Mang Tên Rau Đắng
Chăm sóc sức khỏe để sống khỏe có ích luôn là mục tiêu của con người. Hiện nay, thế giới đang quan tâm đến những sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên vì tính hiệu quả và an toàn của nó. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới WHO, trên thế giới có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng y học cổ truyền, 85% thuốc y học cổ truyền đòi hỏi phải sử dụng dược liệu hoặc chất chiết suất từ dược liệu và tỷ lệ này đang tăng lên nhanh chóng ở các nước phát triển [46]. Việt Nam là nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có hệ thực vật phong phú, đa dạng. Theo thống kê mới đây, Việt Nam có gần 11000 loài thực vật bậc cao, khoảng 3800 loài thực vật bậc cao và bậc thấp được dùng làm thuốc [17]. Cả nước có khoảng 290 cơ sở sản xuất dược phẩm, 1300 loại dược phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thực vật hoặc chiết xuất từ thực vật, chiếm 23 % số loại dược phẩm. Nhu cầu sử dụng dược liệu cho khối công nghiệp dược là 20.000 tấn/năm, cho xuất khẩu là 10.000 tấn/năm [13]. Tuy nhiên, vấn đề quản lý dược liệu hiện nay đang là một vấn đề phức tạp, cần được quan tâm, tình trạng khai thác bừa bãi không hợp lý, đặc biệt là sự nhầm lẫn, giả mạo dược liệu đang diễn ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng dược liệu. Rau đắng là một loại dược liệu quen thuộc với người dân Việt Nam, được sử dụng rất phổ biến để làm thuốc, rau ăn, Rau đắng đã đi vào trong thơ ca “Còn thương Rau đắng mọc sau hè ”. Có nhiều loài mang tên Rau đắng, ở mỗi địa phương lại có những dược liệu mang tên Rau đắng khác nhau, trong đó có nhiều loài có giá trị sử dụng cao, đã và đang được thế giới quan tâm như Rau đắng (Polygonum aviculare L.), Rau đắng đất [Glinus oppositifolius (L.) DC],
- Luận văn thạc sĩ dược học
- Chuyên ngành dược liệu dược học cổ truyền
- Mã số: 607310
- Tác giả: Lê Thị Huyền Trang
- – Pgs.Ts. Nguyễn Viết Thân
- 94 Trang
- File PDF-SCAN
- Trường ĐH Dược Hà Nội 2012
Link download
–