Luyện ý: kết nối vai và hông

Luyện ý: kết nối vai và hông

Luyện Ý: kết nối vai và hông

Cơ thể con người là một thể thống nhất

Để chứng minh toàn bộ các bộ phận trên cơ thể là một thể thống nhất là điều rất đơn giản, bời vì đây là điều hiển nhiên do cơ thể chúng ta được tạo ra bởi 1 tế bào đầu tiên – tế bào hợp tử, từ 1 tế bào này qua hàng tỷ lần phân chia đã tạo ra cơ thể với nhiều nghìn tỷ tế bào với những chức năng vô cùng khác nhau nhưng lại liên quan với nhau một cách chặt chẽ, không thể thiếu được. Không những cơ thể có số lượng tế bào khổng lồ mà các sợi dây liên kết các tế bào trong cơ thể còn nhiều hơn rất nhiều lần. Ví dụ tế bào thần kinh có số lượng khoảng 86 tỷ tế bào trong não một người trưởng thành, nhưng số lượng các liên kết giữa các tế bào đó thì lên đến hàng trăm nghìn tỷ. Chỉ với bộ não thôi mà chúng ta đã thấy sự vĩ đại và tinh vi của con người, vì thế chúng ta cần có những phương pháp thích hợp nhằm sử dụng đúng đắn cơ thể của mình, việc sử dụng cơ thể cũng giống như chúng ta lắp ráp ra 1 chiếc ô tổ, cần phải có rất nhiều các chi tiết, linh kiện kết nối với nhau một cách hoàn hảo, hoạt động nhịp nhàng thì chiếc xe mới có thể chạy được.

Vai kết nối với hông

Hãy nhìn vào hình ảnh cơ thể người, ta thấy có sự tương quan giữa hai vùng khớp lớn nhất và nhì cơ thể là khớp háng và khớp vai. Hai khớp này cần phải có sợi dây liên kết thì chuyển động của con người chúng ta mới có thể đạt được sự cân bằng. Để kết nối các thành phần trong cơ thể thì quan trọng là phải tạo ra được môi trường kết nối, trong cơ thể người nước chiếm 70%, nước thì có đặc tính lỏng vì thế để kết nối thì phải tạo ra được môi trường lỏng trong cơ thể. Bạn hãy thực hiện các bước sau

  1. Ngồi thoải mái tự nhiên, thu cằm nhẹ lại, hai tay đặt lên đùi cho hai vai được buông lỏng một cách hoàn toàn thoải mái, chân dựng vuông góc để giúp cho khớp hàng (vùng hông) được thoải mái tự nhiên.
  2. Bạn rướn cổ ra trước, gù vai, hai bả vai nhô lên thì chắc chắn là bạn không thể buông lỏng được vai, vì vậy nếu vai cứng thì bạn chỉ cần làm cho hai xương bả vai trượt xuống dưới (ngực bạn lúc này hơi rướn lên) sau đó tiếp tục thư giãn xương đòn và xương sườn để cân bằng với hai bả vai ở phía sau.
  3. Kiểm tra hai vai đã buông lỏng chưa bằng cách đưa bàn tay lên và cầm một vật trên bàn (điện thoại, cây bút…) nếu bạn thấy các cơ xung quanh khớp vai không có cảm giác căng cứng thì bạn đã làm đúng, còn nếu như bạn vẫn thấy khớp vai mình có vẻ căng cứng thì bạn cần phải làm lại bước 2.
  4. Tiếp tục làm lỏng khớp háng bằng cách ngồi thoải mái trên 2 ụ ngồi (2 ụ xương chạm vào mặt ghế), bạn hãy cố gắng ngồi làm sao để trọng lượng cơ thể phân bố đều 50-50 mỗi bên, làm được như vậy bạn chắc chắn sẽ cảm thấy cơ thể thoải mái và cân bằng hơn nhiều rồi. Tiếp theo là vụng bẹn, bạn hãy thư giãn vũng bẹn (vùng có chứa rất nhiều các gân cơ dây chằng), để thư giãn vùng này bạn có thể hơi đưa cơ thể tiến về phía trước, bạn sẽ có cảm giác các dây chằng, gân cơ vùng bẹn sẽ được thoải mái, nới lỏng hơn.
  5. Làm sao để biết vùng bẹn được thả lỏng? giống như khi kiểm tra vùng khớp vai, vùng bẹn thả lỏng thì bạn sẽ có cảm giác nhấc chân lên khá dễ dàng, dường như cơ thể “tạo điều kiện” để bạn có thể nhấc chân lên. Bạn không cần phải nhấc chân lên thật cao, chỉ cần nhấc lên một chút để kiểm tra mà thôi.

Kết nối bằng Ý nghĩ

Sau khi cơ thể trở nên ngay ngắn và thoải mái nhờ việc điều chỉnh cằm, khớp vai, khớp hông như đã nói ở trên thì bạn cần làm các bước sau để kết nối cơ thể

  1. Đưa chú ý về vùng vai hai bên trái phải, bạn cần cảm nhận được rõ vùng vai, đặc biệt là hõm nách, hãy cảm nhận rõ ràng những cảm giác thoải mái do bạn đã tạo ra qua những bước ở trên
  2. Cảm nhận thêm vùng hông và khớp háng, hãy cảm nhận cho được sự thoải mái nơi khớp háng của bạn một cách chi tiết, rõ ràng
  3. Bạn tưởng tượng một sợi dây như tơ, hoặc sợi chỉ nhỏ… kết nối giữa vai bên trái và háng bên phải, giữa vai bên phải và háng bên trái. 2 sợi tơ này bắt chéo với nhau bên trong cơ thể bạn tạo nên một thế vững chắc, ổn định
  4. Kết nối đúng sẽ thấy điều gì? kết nối đúng bạn sẽ thấy cơ thể mình sự tự chuyển động theo ý tưởng kết nối đó, sự chuyển động này theo hướng làm cho cơ thể ngay ngắn hơn, mềm mại hơn, cân bằng và ổn định hơn.
  5. Kết nối mà không thấy bất kỳ biến đổi nào của cơ thể, chỉ thấy mệt não, buồn ngủ, đau đầu, khó chịu? Như vậy bạn đã làm sai, chắc chắn là bạn đã sai. Cái sai lớn nhất là do bạn không thể cảm nhận cơ thể mình một cách rõ ràng, chi tiết, bạn chỉ cảm nhận sơ sơ hoặc chỉ tưởng tượng là cảm nhận mà thôi vì thế tất cả những gì ban làm tiếp theo hoàn toàn chỉ là việc “mơ giữa ban ngày” mà thôi.

Thực hành bao lâu thì đủ

Những lần đầu làm thì tôi khuyên bạn nên thực hành trong thời gian khoảng 5-10 giây, chỉ thế thôi đã là đủ rồi. Bạn thực hành trong thời gian rất ngắn ngủ đó và khi thôi không thực hành kết nối nữa thì hãy cảm nhận thành quả của việc kết nối bằng Ý này thông qua sự ngay ngắn của cơ thể. Có lẽ cơ thể bạn sẽ tiếp tục theo “quán tính” kết nối đó khoảng 60 giây hoặc lâu hơn tuỳ từng người.

Những bài thực hành kết nối bằng Ý là phần quan trọng đối với tất cả mọi người, việc kết nối vai và hông tạo cho cơ thể có bộ khung vững chắc, cân bằng. Khi cơ thể được tạo bởi các bộ khung vững chắc, cân bằng thì các bộ phận khác như cơ, mạch máu, bạch huyết, thần kinh… đều có “ngôi nhà” vững chắc để sinh sống. Một khi cơ thể được thoải mái, đầu óc minh mẫn rõ ràng thì hiệu quả trị liệu là rất to lớn, không những về thân mà còn về tâm.

Chúc các bạn thành công và tiếp tục trải nghiệm những cách kết nối bằng Ý trong những bài chia sẻ tiếp theo của tôi.

Leave a Comment