LYMPHÔM NGUYÊN PHÁT ĐƯỜNG TIÊU HÓA: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

LYMPHÔM NGUYÊN PHÁT ĐƯỜNG TIÊU HÓA: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

 LYMPHÔM NGUYÊN PHÁT ĐƯỜNG TIÊU HÓA: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ 

Phạm Hùng Cường*, Phạm Xuân Dũng*, Lê Tấn Đạt** 
TÓM TẮT 
Sau khi khảo sát 18 trường hợp lymphôm nguyên phát đường tiêu hóa điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu TpHCM trong 2 năm 1999-2000, chúng tôi ghi nhận: Về chẩn đoán: Các triệu chứng lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh thường không thể phân biệt được lymphôm hoặc carcinôm của đường tiêu hóa, thường phải cần đến phẫu thuật mổ bụng sinh thiết để chẩn đoán xác định. Vị trí thường gặp theo thứ tự là: ruột non, đại tràng và dạ dày. 
Kết quả giải phẫu bệnh hầu hết các trường hợp đều thuộc loại có độ ác tính trung bình và cao. Tiêu chuẩn chẩn đoán limphôm nguyên phát đường tiêu hóa: + Có bướu ở đường tiêu hóa với giải 
phẫu bệnh xác định là limphôm. + Không có sự hiện diện limphôm ở các vị trí khác như: hạch ngoại biên, hạch trung thất, gan lách, tủy xương và máu ngoại vi. Tuy nhiên khi hạch lớn hơn bướu hoặc hạch liên tục với bướu thành một khối thì việc phân định rạch ròi giữa limphôm nguyên phát và limphôm thứ phát thật không thể thực hiện được. Về điều trị: Phẫu thuật đươc dùng để chẩn đoán xác định (83% trường hợp), và để điều trị nếu còn có thể cắt bướu được (72% trường hợp). Hóa trị được chỉ định trong 100% trường hợp, với phác đồ chọn là CHOP.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment