MAGNEIUM SULPHATE TRUYềN TĩNH MạCH TRONG GÂY TÊ TủY SốNG BằNG BUPIVACAIN Và FENTANYL TRONG Mổ CHI DƯớI
TÁC DỤNG ỨC CHẾ VẬN ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG HUYẾT ĐỘNG CỦA MAGNEIUM SULPHATE TRUYỀN TĨNH MẠCH GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG BUPIVACAIN VÀ FENTANYL TRONG MỔ CHI DƯỚI
TRẦN THỊ KIỆM – Bệnh Viện Bạch Mai
TóM TắT
Mục tiêu:đánh giá tác dụng tác dụng ức chế vận động, giảm đau và một số tác dụng không mong muốn khác của magnesium sulphate truyền tĩnh mạch với gây tê tủy sống bằng bupivacain kết hợp fentanyl trong mổ chi dưới.
Phương pháp nghiên cứu:thử nghiệm lâm sàng, tiến cứu, ngẫu nhiên, mù đơn, đối chứng, can thiệp lâm sàng có so sánh.
Kết quả và bàn luận:độ tuổi trung bình ở nhóm 1: 33,47±13,16 tuổi, nhóm 2: 34,87±11,56 tuổi; chiều cao TB của nhóm 1: 163,8±4,4 (cm); nhóm
2:165,5±5,6 (cm). Thời gian yêu cầu liều thuốc giảm đau đầu tiên: 180,2 ±43,3 (phút) kéo dài hơn nhóm chứng là 155,0±42,5 phút, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sự thay đổi về huyết áp trung bình giữa hai nhóm theo các mốc thời gian không có sự khác biệt với p>0,05. Không có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân có tác dụng không mong muốn như: nôn, buồn nôn, bí đái, ngứa, đau đầu, run, rét run, suy hô hấp và tụt huyết áp ở hai nhóm nghiên cứu (p>0,05).
Kết luận:thời gian khởi phát ức chế vận động và phục hồi vận động ở nhóm truyền MgSO4 tương đương với nhóm chứng; thời gian yêu cầu liều thuốc giảm đau đầu tiên ở nhóm truyền MgSO4 dài hơn so với nhóm chứng; thuốc không gây biến đổi tần số tim, huyết áp động mạch, tần số hô hấp và độ bão hòa oxy. Tỷ lệ bệnh nhân bí đái, nôn, buồn nôn, đau đầu, run, rét run và ngứa ở nhóm truyền MgSO4 không khác biệt so với nhóm không truyền MgSO4.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất