Mãn kinh: rối loạn hệ sinh sản nữ giới
Các hormon tuyến yên, hormone tạo hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH), kích thích phát triển nang trứng và gây rụng trứng vào khoảng ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày.
Nguyên nhân mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh được định nghĩa là kì cuối cùng của chu kì kinh nguyệt và trung bình xảy ra ở 51 tuổi. Đó là hậu quả của sự suy giảm của các nang buồng trứng hoặc cắt buồng trứng. Bắt đầu là thời kì tiền mãn kinh, khi giảm khả năng sinh sản và kinh nguyệt ngày càng không đều, trước kỳ kinh nguyệt cuối cùng từ 2-8 năm.
Đặc điểm lâm sàng mãn kinh
Các triệu chứng mãn kinh thường gặp nhất là vận mạch không ổn định (các cơn nóng bừng và đổ mồ hôi ban đêm), thay đổi tâm trạng (căng thẳng, lo lắng, khó chịu, và trầm cảm), mất ngủ, và teo biểu mô niệu sinh dục và da. Nồng độ FSH ≥ 40 IU/L với nồng độ estradiol < 30 pg/ml.
Điều trị mãn kinh
Trong thời gian mãn kinh, kết hợp uống thuốc tránh thai liều thấp có thể có lợi. Việc sử dụng hợp lý các liệu pháp hormone sau mãn kinh đòi hỏi phải cân bằng lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn. Phải lưu ý nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, bệnh huyết khối tắc mạch, và bệnh túi mật, cũng như có thể tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến tim mạch và ung thư buồng trứng. Những tác dụng có lợi bao gồm chậm mất xương sau mãn kinh và có thể giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và bệnh đái tháo đường. Điều trị ngắn hạn (<5 năm) có thể có ích trong việc kiểm soát các triệu chứng khó chịu của mãn kinh, miễn là không có chống chỉ định. Chống chỉ định bao gồm ra máu âm đạo không rõ nguyên nhân, bệnh gan, huyết khối tĩnh mạch, tiền sử ung thư nội mạc tử cung (trừ giai đoạn I mà không xâm lấn sâu), ung thư vú, mắc bệnh tim mạch trước đó và tiểu đường. Tăng triglyceride (> 400 mg/dL) và đang bị bệnh túi mật là chống chỉ định tương đối. Phương pháp điều trị triệu chứng bao gồm venlafaxine, fluoxetine, paroxetine, gabapentin, clonidin, vitamin E, hoặc các sản phẩm từ đậu nành. Viên estradiol đặt âm đạo có thể được sử dụng khi có các triệu chứng cơ quan sinh dục tiết niệu. Điều trị dài hạn (≥ 5 năm) nên được thực hiện chỉ sau khi xem xét cẩn thận, đặc biệt là quan niệm về phương pháp điều trị thay thế cho bệnh loãng xương (bisphosphonates, raloxifene) và các nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch và ung thư vú. Estrogen nên được dùng liều hiệu quả tối thiểu (estrogen liên hợp, 0.625mg/ngày đường uống; micronized estradiol, 1,0mg/ngày đường uống, hoặc estradiol thẩm thấu qua da, 0,05-1,0mg một lần hoặc hai lần một tuần). Phụ nữ có tử cung còn nguyên vẹn nên được dùng estrogen kết hợp với progestin (medroxyprogesterone hoặc theo chu kỳ, 5-10mg/ngày đường uống cho ngày 15-25 mỗi tháng, hoặc liên tục, 2,5mg/ngày đường uống) để tránh tăng nguy cơ của ung thư nội mạc tử cung và sử dụng estrogen không mấy khó khăn.