MÔ HÌNH ACCEPT-HƯỚNG ĐI MỚI TRONG DỰ BÁO ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
MÔ HÌNH ACCEPT-HƯỚNG ĐI MỚI TRONG DỰ BÁO ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Ngọc Vĩnh Yên Nguyễn 1,, Quý Châu Ngô 2, Văn Giáp Vũ 3
Mục tiêu: đợt cấp BPTNMT gây nhiều tác động xấu đến chức năng hô hấp, chất lượng cuộc sống, gây tiêu tốn lượng lớn chi phí y tế. Năm 2020, Amin và cộng sự xây dựng và đưa ra ACCEPT – acute COPD exacerbation prediction tool – nhằm dự báo tỉ lệ tái phát đợt cấp BPTNMT. Nghiên cứu được thực hiện để xác định giá trị tiên lượng của ACCEPT trên nhóm bệnh nhân điều trị ngoại trú bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 221 bệnh nhân theo dõi và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai. Giá trị dự báo của ACCEPT đối với số đợt cấp ghi nhận trên nhóm bệnh nhân được tính toán, mô tả bằng đường cong ROC và diện tích dưới đường cong ROC (AUC). Kết quả: mẫu nghiên cứu này có tỉ lệ nam – nữ là 94.4% – 5.6%, 87.1% trong đó từng hút thuốc lá – thuốc lào, 58.6% là nông dân và công nhân, 53.7% mRC từ 0-1 đợt cấp 12 tháng trước, 45.3% có điểm CAT từ 11-29 điểm. Áp dụng mô hình ACCEPT, chúng tôi ghi nhận giá trị dự báo với các bệnh nhân có từ 2 đợt cấp trở lên trong thời gian theo dõi có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 80.0% và 86.6% ở mức cut-off bằng 1.47 (AUC = 0.902 (95% CI 0.844-0.960). Kết luận: mô hình ACCEPT có giá trị dự báo đợt cấp trong vòng 12 tháng tới đạt ngưỡng rất tốt đối với nhóm các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo dõi ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai. Cần có thêm các nghiên cứu kiểm chứng mô hình dự báo đợt cấp này trên các nhóm bệnh nhân khác, cỡ mẫu lớn hơn giúp kiểm chứng giá trị dự báo của ACCEPT.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính –Chronic Obstructive Pulmonary Disease –là một trong các bệnh lý mạn tính phổ biến của đường hô hấp dưới. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính hệ thống các phế quản, ứ đọng khí đường hô hấp. Hậu quả của bệnh là tình trạng tắc nghẽn đường thở và suy hô hấp mạn tính. Cùng với sự gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường, cũng như việc sử dụng thuốc lá -thuốc lào, số lượng người mắc BPTNMT ngày càng gia tăng, gây ra gánh nặng lớn về kinh tế và xã hội đáng được quan tâm1. Ở nước ta, theo một nghiên cứu được thực hiện trên 25000 người lớn từ 15 tuổi trở lên tại 70 điểm thuộc 48 tỉnh thành phố năm 2006 –2007, tỉ lệ mắc BPTNMT khoảng 2.2% chung cho các lứa tuổi. Tỉ lệ này ở nam cao hơn ở nữ (3.4% so với 1.1%). Ở lứa tuổi trên40, có 4.1% người mắc BPTNMT, với nam giới chiếm 7.1% và nữ giới chiếm 1.9%2.Sự xuất hiện các đợt cấp của bệnh, các đợt nằm viện điều trị nội trú dài ngày làm gia tăng đáng kể gánh nặng bệnh tật, tiêu tốn phần lớn chi phí điều trị trên các cá thể mắc BPTNMT1, đổng thời, làm suy giảm nhanh chóng chức năng hô hấp nói riêng và tình trạng sức khỏe nói chung của người bệnh3.Một nghiên cứu tổng quan trên 1382 nghiên cứu về các mô hình dự báo đợt cấp BPTNMT thực hiện năm 2017 bởi Guerra và cs chỉ ra rằng: chưa có một mô hình nào đáp ứng yêu cầu về cá thể hóa trong việc phân loại nguy cơ để giúp xây dựng hiến lược điều trịthích hợp dự phòng đợt cấp BPTNMT4. Năm 2020, một bộ công cụ giúp dự báo đợt cấp BPTNMT được phát triển bởi Phòng nghiên cứu hiệu quả và ứng dụng, trực thuộc Khoa Hóa dược của Học viện British Columbia ở Canada -Acute COPD Exacerbation Prediction Tool với nhiều số liệu khả quan trong các quần thể người nước ngoài5. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích tìm hiểu giá trị của bộ công cụ ACCEPT trong dự báo đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên các bệnh nhân mắc BPTNMT theo dõivà quản lí ngoại trú tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai
Nguồn: https://luanvanyhoc.com