MÔ HÌNH BỆNH NGOẠI KHOA TẠI BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH, HUYỆN THEO CÁC VÙNG SINH THÁI VIỆT NAM
MÔ HÌNH BỆNH NGOẠI KHOA TẠI BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH, HUYỆN THEO CÁC VÙNG SINH THÁI VIỆT NAM
Quốc Hưng Đoàn 1,, Đại Hà Dương 1, Văn Kiên Quách 1, Văn Minh Đỗ 1, Đức Tâm Lê 1, Việt Đức Nguyễn 1, Duy Gia Nguyễn 1, Thế Hiệp Nguyễn 1, Văn Quý Hà 1, Thị Thanh Toàn Đỗ 2, Thị Thu Hường Nguyễn 2, Xuân Hưng Lê 2, Thái Sơn Đinh 2, Thị Hảo Trần 1, Nam Khánh Đỗ 1
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Mô hình bệnh tật của một quốc gia, một cộng đồng là những phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế-xã hội của quốc gia hay cộng đồng nhất định nào đó. Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng các bệnh ngoại khoa thường gặp tại các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện ở các vùng sinh thái Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại 7 tỉnh/thành phố gồm 28 bệnh viện, sử dụng phương pháp hồi cứu số liệu từ phần mềm quản lý ca bệnh tại các bệnh viện. Kết quả: Trong 3 năm (2018-2020), số lượt khám và điều trị trung bình của tuyến tỉnh là 100.000 lượt/năm và tuyến huyện là 25.000 lượt/năm. Số lượt chuyển tuyến của các BV tuyến huyện cao hơn BV tuyến tỉnh (7% so với 3%). Các loại bệnh gặp đến khám nhiều nhất là chấn thương sọ não (9,9%); viêm ruột thừa và các biến chứng của viêm ruột thừa (6,4%); Sỏi tiết niệu (8%); u phì đại tiền liệt tuyến (3,8%). Các bệnh này đều ghi nhận tại 28 BV BV tuyến tỉnh, và 2 BV tuyến huyện, gặp nhiều hơn tại 3 vùng sinh thái là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Ung thư trực tràng, u phổi (5,2%,6,3%); chấn thương sọ não, chấn thương cột sống (3,9%, 2,9%) có tỉ lệ chuyển tuyến cao nhất. Kết luận: Các bệnh ngoại khoa gặp nhiều nhất là chấn thương sọ não, gãy xương, viêm ruột thừa và sỏi tiết niệu. Các bệnh lý thường chuyển tuyến nhất là chấn thương sọ não, cột sống, và ung thư.
Hiện nay, dân số thế giới đang tăng nhanh chóng và đã chạm mốc hơn 7 tỉ người, ước tính sẽ tăng lên đến 9 tỉ người vào năm 2050[7]. Bên cạnh đó, dân số toàn thế giới đang già đi, ngay cả ở các nước đang phát triển. Ước tính đến năm 2050, sẽ có khoảng 2 tỉ người trên 60 tuổi[6]. Do đó, gánh nặng bệnh tật đang gia tăng nhanh chóng. Một báo cáo của Debas và cộng sự năm 2006 đã chỉ ra bệnh lý ngoại khoa chiếm đến 11% gánh nặng bệnh tật toàn cầu[3]. Tuy vậy, một nghiên cứu năm 2012 trên tạp chí Lancet cho thấy tỉ suất bệnh lý ngoại khoa không được điều trị lên tới 25% ở Sierra Leone, vùng Tây Phi[4]. Do vậy, thực tế gánh nặng bệnh tật ngoại khoa có thể còn cao hơn nữa. Vậy nên nghiên cứu của Mark G Shrime và cộng sự năm 2015 dựa trên kết quả khảo sát từ phía nhân viên y tế chỉ ra bệnh lý ngoại khoa chiếm tới 28-32% gánh nặng bệnh tật toàn cầu[5]. Mặc dù vậy, dữ liệu về mô hình bệnh lý ngoại khoa ở các nước trên thế giới vẫn còn khá khiêm tốn.Cho tới nay ở nước ta chưa có số liệu chính thức đo lường tỉ suất hiện mắc và mớimắc của các bệnh lý ngoại khoa trên cả nước do phân tích cơ cấu bệnh tật dựa trên kết quả khám sức khỏe toàn dân có nhiều nhược điểm và không khả thi. Phầnlớn các thống kê về bệnh tật của Bộ Y Tế hiện nay đều dựa trên bảng phân loại quốc tế về bệnh tật (ICD-10), tuy nhiênrất khó để phiên giải và đưa ra kết luận về tỉ suất hiện mắc và mới mắc của bệnh tật nói chung. Vì vậy, đểđánh giá về mô hình bệnh tật hiện nay đều dựa vào thống kê những trường hợp bệnh nhân nằm điều trị nội trú hoặc khám bệnh, điều trị ngoại trú tại các bệnh viện. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằmMô tả thực trạng các bệnh ngoạikhoa thường gặp tại các bệnh việntuyến tỉnh và huyệnở các vùng sinh thái ViệtNam.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com