Mô hình bệnh tật của người lao động khám sức khỏe tại trung tâm bác sĩ gia đình

Mô hình bệnh tật của người lao động khám sức khỏe tại trung tâm bác sĩ gia đình

Luận văn Mô hình bệnh tật của người lao động khám sức khỏe tại trung tâm bác sĩ gia đình- 75 Hồ Mễ Trì Hà Nội năm 2014- 2015. Mô hình bệnh tật của một quốc gia, một cộng đồng là sự phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế xã hội, đồng thời chịu ảnh hưởng của các chính sách y tế của quốc gia hay cộng đồng đó. Xác định mô hình bệnh tật đối với ngành y tế đóng một vai trò rất quan trọng giúp đề ra những phương pháp, phương hướng giải quyết vấn đề sức khỏe, nâng cao sức khỏe người dân.

Hiện nay sự quan tâm và nhận thức của người dân về môi trường và sức khỏe đã tăng lên. Người dân, ngành Y tế, Chính phủ ngày càng ý thức rõ hơn về những yếu tố nguy cơ tác hại đến sức khỏe tại nơi làm việc và môi trường sống. Nghề nghiệp cũng là một yếu tố nguy cơ lớn ảnh hưởng tới sức khỏe con người lao động.
Công nghiệp hóa hiện đại hóa, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã mang lại những thành tựu to lớn cho phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, tuy vậy cũng gặp phải nhiều thách thức về ô nhiễm môi trường, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh an toàn lao động… Vì vậy nghiên cứu về mô hình bệnh tật của người lao động là rất cần thiết giúp đề ra chiến lược, giải pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người lao động [1].
Trung tâm Bác sĩ gia đình- 75 Hồ Mễ Trì Hà Nội thành lập và hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình, do các bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Y học gia đình phụ trách, quản lý. Chức năng hoạt động của trung tâm là khám chữa bệnh cho người dân tại khu vực Hà Nội theo mô hình Y học gia đình và hợp đồng khám sức khỏe cho các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp tại khu vực phía Bắc.
Khảo sát mô hình bệnh tật để tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe, kết hợp với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục cho người lao động, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Mô hình bệnh tật của người lao động khám sức khỏe tại trung tâm bác sĩ gia đình- 75 Hồ Mễ Trì Hà Nội năm 2014- 2015” với mục tiêu sau:
1.    Mô tả tình hình bệnh tật của người lao động khám sức khỏe tại trung tâm bác sĩ gia đình- 75 Hồ Mễ Trì Hà Nội năm 2014- 2015.
2.    Mô tả một số đặc điểm cận lâm sàng của người lao động được khám sức khỏe tại trung tâm bác sĩ gia đình- 75 Hồ Mễ Trì Hà Nội năm 2014- 2015. 
KHUYÊN NGHỊ
1.    Cần tư vấn cho nhà quản lý các cơ quan các tiêu chí cần thiết cho khám sức khỏe.
2.    Người quản lý, cán bộ y tế cần đưa ra chiến lược chăm sóc sức khỏe cho người lao động dựa trên mô hình bệnh tật.
3.    Với các đối tượng có kết quả khám lâm sàng, cận lâm sàng bất thường cần được làm thêm các thăm dò chuyên sâu hơn để chẩn đoán bệnh.
4.    Cần phối hợp truyền thông giáo dục sức khỏe cho người lao động. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Mô hình bệnh tật của người lao động khám sức khỏe tại trung tâm bác sĩ gia đình- 75 Hồ Mễ Trì Hà Nội năm 2014- 2015
1.    Bộ y tế (2014), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế 2014: Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Hà Nội.
2.    WONCA (1991), “The role of the    General Practitioner/Family
Physician in health care systems: A statement from Wonca”
3.    AAFP (2010), Family Medicine, Definition of, American Academy of Family Physician.
4.    M. C. Gulliford (2002), “Availability of primary care doctors and population health in England: is there an association? “, J Public Health Med, 24(4)
5.    Alain J. Montegut (2004), “An International Consultation: The Development of Family Medicine in Vietnam”, Family Medicine, 36, 352- 356.
6.    Bộ Y tế (2012), Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020.
7.    WHO (1946), “Constitution of the World Health Organization”.
8.    WHO (1986), Ottawa Charter for Health Promotion, Geneva.
9.    Bộ môn sinh lý bệnh (2002), Sinh lý bệnh, NXB Y Học, Đại học Y Hà Nội.
10.    Nguyễn Thị Hằng (2002), “Mô hình    bệnh tật ở Việt Nam và các
phương pháp nghiên cứu nhu cầu thuốc    đáp ứng cho nhu cầu bệnh tật”,
Tạp chí Y học thực hành, 6, 41-44.
11.    WHO (2014), Global Status Report on noncommunicable diseases.
12.    WHO (2014), Noncommunicable Diseases (NCD) Country Profile.
13.    WHO (2011), Western Pacific Country Health Information Profiles, 2011 Revision.
14.    Tổng cục thống kê (2014), Niên giám thống kê tóm tắt.
15.    Bộ y tế (2014), Báo cáo chung tổng quan bộ y tế: tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm.
16.    Nguyễn Thị Thanh Thủy (2004), Mô hình bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh công nhân dệt may khu vực Hà Nội qua thống kê công tác khám chữa bệnh của bệnh viên ngành trong 2 năm 2003- 2004, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội.
17.    Huỳnh Tấn Tiến (2011), “Môi trường lao động và sức khỏe nghề nghiệp người lao động Tp. Hồ Chí Minh”.
18.    Kevin Priest Anh – Minh Nguyen, Kieran Mc Coul, David Rober (1999), “South Australia health statistics chart book 1998 – 99 edi-tion”, Epidemiology Branch Department of human services 5/1999.
19.    WHO (2010), International statistical classification of diseases and related health problems, 10th revision.
20.    WONCA (1998), International Classification of Primary Care, Second edition.
21.    Nguyễn Đạt Anh (2013), Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
22.    Lê Văn Hoàn (2010), “Nghiên cứu điều kiện lao động và tình hình sức khoẻ bệnh tật của lao động nữ công ty cổ phần phát triển thuỷ sản Huế”.
23.    Đỗ Thị Uyên (2012), Thực trạng bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới và tổn thương tế bào học phụ nữ nhóm tuổi từ 19-65 tại 4 xã huyện An Lão, Hải Phòng năm 2012, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ YTCC, Đại học Y Hải Phòng.
24.    Bùi Thị Thu Hà (2007), “Nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ từ 19-49 tuổi phường Mai Dịch, Hà Nội năm 2005 “, Tạp chí Y học thực hành 12, 93-96.
25.    Nguyễn Đình Dũng (2004), Bước đầu nghiên cứu tình hình bệnh phụ khoa của nữ công nhân làm việc các doang nghiệp dệt may thuộc công ty dệt may Việt Nam, Trung tâm Y Tế dệt may Việt Nam, Hà Nội.
26.    Nguyễn Vĩnh Phúc (2011), “Nhận xét sức khỏe cán bộ viên chức bệnh viện Thống Nhất qua kiểm tra định kỳ năm 2010”, Y học Tp.Hồ Chí Minh, 15.
27.    Lê Huy Liệu, Phan Sĩ Quốc (1991), “Nhận xét sơ bộ về những bệnh nhân đái tháo đường và giảm dung nạp với glucose được phát hiện trong điều tra dịch tễ về đái tháo đường ở Hà Nội”, Tạp chí Nội khoa Tổng hội Y dược học Việt Nam xuất bản, số 4, 43 – 46.
28.    Trần Thị Hồng Loan, Nguyễn Kim Hưng (2001), “Điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ ở người trưởng thành (>15 tuổi) tại TP.HCM”, Chuyên đề vấn đề dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp: Tiểu đường Hội Y Dược học Thành phố Hồ Chí Minh.
29.    Đỗ Thị Ngọc Diệp (2008), “Dịch tễ học bệnh đái tháo đường tại TP.HCM và một số yếu tố liên quan”.
30.    Nguyễn Công Khẩn (2010), Nghiên cứu tình trạng rối loạn dinh dưỡng lipid ở người trưởng thành tại cộng đồng và một số giải pháp can thiệp dự phòng, Viện dinh dưỡng, Hà Nội.
31.    Nguyễn Quang Tuấn (2014), Rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch, Hội tim mạch học Việt Nam, Hà Nội.
32.    Bộ môn Hóa sinh (2007), Hóa sinh, NXB Y Học, Đại học Y Hà Nội.
33.    Nguyễn Thị Huyền Thương (2014), Mô hình bệnh tật người dân tại trạm y tế xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội.
ĐẶT VẤN ĐỀ     1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Y học gia đình- Bác sĩ gia đình    3
1.2.     Khái niệm về mô hình bệnh tật    6
1.3.     Mô hình bệnh tật trên thế giới    7
1.4.     Mô hình bệnh tật tại Việt Nam    8
1.5.    Phân loại bệnh tật    10
1.6.    Một số đặc điểm các xét nghiệm dùng trong khám sức khỏe    15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    17
2.1.    Địa điểm và thời gian nghiên cứu    17
2.2.    Đối tượng nghiên cứu    17
2.3.    Phương pháp nghiên cứu    17
2.4.    Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    19
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    20
3.1.    Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    20
3.2.    Mô hình bệnh tật    21
3.3.    Kết quả một số xét nghiệm cận lâm sàng    27
Chương 4: BÀN LUẬN    30
4.1.    Mô hình bệnh tật    30
4.2.    Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng    34
KẾT LUẬN    38
KHUYẾN NGHỊ    40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bảng 3.1: Phân bố nhóm tuổi đối tượng nghiên cứu    20
Bảng 3.2: Tỷ lệ phát hiện bệnh lý răng hàm mặt    22
Bảng 3.3: Tỷ lệ phát hiện bệnh lý tai mũi họng    23
Bảng 3.4: Tỷ lệ phát hiện bệnh lý mắt    23
Bảng 3.5: Tỷ lệ phát hiện bệnh phụ khoa (nữ giới)    24
Bảng 3.6: Kết quả xét nghiệm máu cán bộ giáo viên ĐHLĐXH    27
Bảng 3.7: Kết quả xét nghiệm nước tiểu cán bộ giáo viên ĐHLĐXH    28
Bảng 3.8 : Kết quả cận lâm sàng công nhân công ty ACECOOK Bắc Ninh    28
Bảng 3.9: Kết quả cận lâm sàng công nhân công ty ACECOOK Hưng Yên . 29 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1 :    Xu hướng bệnh tật đo lường bằng DALY, 1990-2010    9
Biểu đồ 1.2:    Biến đổi 3 nhóm bệnh qua các năm 1986-2011    9
Biểu đồ 3.1:    Tỷ lệ phát hiện bệnh theo nhóm đối tượng    20
Biểu đồ 3.2:    Tỷ lệ phát hiện bệnh theo giới    21
Biểu đồ 3.3:    Các bệnh/ chứng bệnh nội khoa hay gặp của cán bộ giáo viên
ĐHLĐXH    25
Biểu đồ 3.4: Các bệnh/ chứng bệnh nội khoa hay gặp của công nhân công ty ACECOOK Bắc Ninh    25
Biểu đồ 3.5: Các bệnh/ chứng bệnh nội khoa hay gặp của công nhân công ty ACECOOK Hưng Yên     26 

Leave a Comment