Mô hình bệnh tật và hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi thuộc đối tượng chính sách tại huyện Phù Cừ – tỉnh Hưng Yên năm 2014
Luận văn Mô hình bệnh tật và hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi thuộc đối tượng chính sách tại huyện Phù Cừ – tỉnh Hưng Yên năm 2014.Sức khỏe là một trong những điều kiện cơ bản để đem lại giá trị cuộc sống cho con người. Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001- 2010 đã nhấn mạnh: Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, sức khỏe là nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển và tồn vong của một xã hội. Như vậy, đầu tư cho sức khỏe chính là đầu tư cho sự phát triển của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, cá nhân (NQ37/CP)
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học và xã hội, tuổi thọ trung bình của loài người tăng lên nhanh chóng. Từ đầu đến cuối thế kỷ 20, tuổi thọ trung bình của loài người tăng lên 30 tuổi. Tuổi thọ cao đem lại niềm tự hào cho các quốc gia phát triển nhưng cũng mang đến nhiều gánh nặng cho xã hội. Những nước có “dân số già” phải dành nhiều ngân sách chi trả cho các quỹ phúc lợi xã hội như lương hưu, trợ cấp… Bên cạnh đó gánh nặng bệnh tật đối của NCT gây ra đối với hệ thống y tế cũng tăng lên.
Ở Việt Nam, là một quốc gia nhiệt đới đang phát triển, số người cao tuổi đang có xu hướng tăng nhanh. Theo số liệu dự báo của Viện Lão khoa Trung ương, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ già hóa vào năm 2014 – 2016 [24]. Như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với các khó khăn do việc “già hóa dân số” mang lại. Với hệ thống cơ sở hạ tầng và mặt bằng kinh tế, dân trí nước ta còn thấp, nếu không chuẩn bị tốt ngay từ bây giờ thì chắc chắn trong những năm tới áp lực của việc “già hóa dân số” ngày càng đè nặng lên xã hội.
“Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già” Là lời dạy từ ngàn đời nay đã mô tả súc tích tình trạng sinh bệnh lý người cao tuổi. NCT nói chung và người cao tuổi thuộc diện chính sách nói riêng là lớp người đã có những đóng góp to lớn cho đất nước và có bề dày kinh nghiệm, chiều sâu trí tuệ. Trong gia đình, NCT luôn là những người ông, bà, cha, mẹ mẫu mực. Trong cộng đồng, NCT đóng vai trò quan trọng trong ổn định chính trị xã hội ở địa phương [1] [2]. Chính vì vậy, chăm sóc NCT là nghĩa vụ và trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Tuy nhiên, từ trước tới nay, các chương trình y tế tập trung nhiều vào lứa tuổi trẻ, đặc biệt là trẻ em.
Đứng trước xu thế phát triển của xã hội, biến đổi nền kinh tế, MHBT cũng có nhiều thay đổi. Nhu cầu được CSSK của NCT là một nhu cầu cần thiết và phải được đáp ứng. NCT cần được hưởng một cuộc sống có chất lượng tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tiếp tục đóng góp sức mình cho gia đình và xã hội. Vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu về bệnh tật NCT. Tiến hành các cuộc điều tra về MHBT người cao tuổi là cần thiết để rút ra những kết luận thoả đáng về các loại bệnh tật nhằm: Chăm sóc sức khoẻ, điều trị và nhất là công tác phòng bệnh, kéo dài cuộc sống khoẻ mạnh, hữu ích là ước vọng ngàn đời của con người.
Trung tâm y tế Phù Cừ là y tế tuyến cơ sở, trực tiếp thực hiện CSSK ban đầu, hỗ trợ và chỉ đạo chăm sóc sức khỏe y tế tuyến dưới và cộng đồng, giữ vai trò quan trọng trong chăm lo sức khỏe người dân nói chung và NCT nói riêng, góp phần không nhỏ vào công tác CSSK toàn dân. Tuy nhiên, TTYT huyện còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực cũng như hoạt động để đáp ứng nhu cầu thời đại.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về MHBT người cao tuổi thuộc diện chính sách tại cộng đồng nói chung và các bệnh viện nói riêng. Đây chính là lý do chúng tôi nghiên cứu đề tài “Mô hình bệnh tật và hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi thuộc đối tượng chính sách tại huyện Phù Cừ – tỉnh Hưng Yên năm 2014”
Với mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả mô hình bệnh tật người cao tuổi thuộc đối tượng chính sách huyện Phù Cừ – tỉnh Hưng Yên năm 2014.
2. Mô tả hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi huyện Phù Cừ – tỉnh Hưng Yên năm 2014.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Mô hình bệnh tật và hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi thuộc đối tượng chính sách tại huyện Phù Cừ – tỉnh Hưng Yên năm 2014
1. Hội người cao tuổi Việt Nam (2006), Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm các hoạt động chăm sóc người cao tuổi.
2. Hội người cao tuổi Việt Nam (2006), Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm các hoạt động chăm sóc người cao tuổi (2001 – 2005).
3. Chính phủ (2003), Nghị định 31/2003/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
4. Chính phủ (2012), Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
5. Bộ Y tế Niên giám thống kê y tế 2002.
6. Bộ Y tế Niên giám thống kê y tế 2012.
7. Nguyễn Minh Anh, Kevil Priest và Kieran Mc coul (1999), South Australia health statistics chartbook 1998 – 99 edition, Epidemiology Branch Department of human services 5/1999.
8. Bộ Y tế (2012), Thống kê tình hình bệnh tật và tử vong theo ICD 10 năm 2012, NXB Y học, tr. 1-8.
9. WHO – Western pacific region (2002), Coutry health information profiles, 2002.
10. Bộ Y tế (1997), “Phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD – 10), Anh – Việt”, Hướng dẫn sử dụng: Biểu mẫu báo cáo thống kê bệnh viện bằng phân loại quốc tế lần thứ 10, Anh – Việt, NXB Y học, tr. 24-100.
11. Bộ Y tế (2001), Bảng phân loại quốc tế bệnh tật Việt Anh lần thứ 10, Nhà xuất bản Y học.
12. Bộ Y tế (1993), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Lão khoa cơ bản”, Tài liệu kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện bảo vệ sức khỏe người có tuổi Hà Nội, tr. 35.
13. Nguyễn Thiện Thành (1996), “Cấp cứu những tình huống ưu tiên ở người cao tuổi”, NXB Y học, tr. 34-47
14. Tiemey- Mc.Phee-Papadakis (2002), “Chẩn đoán và điều trị Y học hiện đại tập 2”, NXB Y học Hà Nội, tr. 55-76, 205-218, 358-371, 398-399, 733-799, 892-923.
15. Tiemey- Mc, Phee-Papadakis (2004), “Chẩn đoán và điều trị Y học hiện đại tập 1”, NXB Y học Hà Nội, tr. 46-50, 50-55, 55-57, 77, 81-83, 501-529, 547-572, 619-650, 681-891, 1149-1165.
16. Phạm Khuê (2004), “Y học tuổi già”, Chẩn đoán và điều trị Y học hiện đại, NXB Y học Hà Nội, tr. 46-50.
17. Phạm Khuê (2000), “Bệnh học tuổi già”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 25-30.
18. Phạm Khuê và Phạm Thắng “Bệnh học nội khoa ở người cao tuổi”, NXB Y Học, Hà Nội, tr. 5-46, 72-92, 107-110.
19. WHO – Western pacific region (1999), Country health information profiles,1999
20. US department of health and human services (2002), “Summary of notifiable Diseases – United states 2000”, The new England joural of medicine, 6/2002.
21. Bener A (1999), “Injury mortality and morbidity among children in the united Arab emirate”, Eur-j-Epidemiol, tr. 175-178.
22. Evans và cộng sự (2007), Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004.
23. Báo cáo thống kê Y tế huyện Phù Cừ – tỉnh Hưng Yên 2013.
24. Báo cáo thống kê Y tế huyện Phù Cừ – tỉnh Hưng Yên 2014.
25. Bộ Y tế (2005), Danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và tuyến y tế thôn bản.
26. Bộ Y tế (2005), Phân loại kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh.
27. Bộ Y tế (2005), Phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh, quyết định bộ trưởng bộ y tế số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/08/2015.
28. Bộ Y tế (1997), Quy chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học.
29. Chính phủ (2006), Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 số 153/2006/QT/TTg ngày 30/06/2006.
30. Bộ Y tế (2006), Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành y tế, quyết định số 40/QĐ-BYT ngà 25/12/2006.
31. Nguyễn Thanh Thủy (2005), Mô hình bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh của công nhân dệt may khu vực Hà Nội qua thống kê công tác khám chữa bệnh của bệnh viện ngành trong 2 năm 2003-2004, Luận văn tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Thái Hằng (2002), “Mô hình bệnh tật ở Việt Nam và các phương pháp nhu cầu thuốc đáp ứng cho mô hình bệnh tật”, Tạp chí Y học thực hành, 6/2002, tr. 41-44.
33. Chính phủ (2009), Luật người cao tuổi số 39/2009/QH12.
34. Chính phủ (2011), Nghị định số 06/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người cao tuổi
35. Bộ Y tế (2005), Thông tư số 23/2005/TT-BYT hướng dẫn xếp hạng các sự nghiệp y tế.
36. Bộ Y tế (2003), Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
37. Hồ Văn Huyên (2011), Nghiên cứu tình hình bệnh nội khoa ở người cao tuổi tại một số khoa của bệnh viện Trung ương Huế, Chuyên ngành lão khoa, Trường đại học Y – Dược Huế, Huế.
38. Nguyễn Tiến Đông (2010), Nghiên cứu mô hình bệnh tật nội trú tại các bệnh viện da khoa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005- 2009 và tìm hiểu một số yếu tố liên quan.
39. Ngô Chinh Sơn (2011), Mô hình bệnh tật của bệnh nhân nội trú và hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện đa khóa huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang năm 2007- 2009- 2011, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
40. Đào thị Khánh Vân (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi, Luận án chuyên khoa cấp II chuyên ngành Lão khoa, Đại học Y Dược Huế.
41. Bùi Thị Kim Oanh (2006), Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại bệnh viện huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2000- 2004.
42. Thực trạng mô hình bệnh tật của bệnh nhân nội trú và một số chỉ số hoạt động của bệnh viện đa khoa huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang năm 2009- 2011.
43. Phạm Tuấn Ngọc (2013), Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tai nạn thương tích của người bệnh là công an điều trị nội trú tại Bệnh viện 198 năm 2011.
44. Ann M.O’Hare (2009), “Hypertension, chronic kidney disease and the elderly “, American society of Nephrology, p.1-5.
45. Lương Chí Thành và Đoàn Yên (2003), “Lão khoa xã hội”, Các vấn đề Y tế của tuổi già, NXB Y học Hà nội, tr. 9-30, 84-104.
46. Lê Văn Tuấn, Nguyễn Hải Bằng và Phạm Thắng (2008), “Mô hình bệnh tật người cao tuổi điều trị tại Viện Lão khoa quốc gia 2008”, Y học thực hành(6), tr. 41-49.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN 3
1.1. Các khái niệm 3
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi và người cao tuổi thuộc diện chính sách 3
1.1.2. Khái niệm sức khỏe, bệnh tật, mô hình bệnh tật 3
1.2. Phân loại bệnh tật 4
1.2.1. Phân loại bệnh tật theo xu hướng hiện mắc 4
1.2.2. Phân loại bệnh tật theo tỷ lệ mắc và chết cao nhất 5
1.2.3. Phân loại bệnh tật theo chuyên khoa sâu 5
1.2.4. Phân loại bệnh tật theo ICD – 10 5
1.3. Đặc điểm mắc bệnh ở người cao tuổi 8
1.3.1 Biến đổi của cơ thể trong quá trình lão hóa 8
1.3.2 Những bệnh thường gặp ở người có tuổi 9
1.3.3 Những nguyên lý của y học tuổi già 10
1.4. Mô hình bệnh tật 11
1.4.1 Mô hình bệnh tật trên thế giới 11
1.4.2 Mô hình bệnh tật người cao tuổi tại Việt Nam 13
1.4.3 Mô hình bệnh tật tại huyện Phù Cừ – tỉnh Hưng Yên năm 2014 16
1.5. Nguồn lực và hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc đối
tượng chính sách tại huyện Phù Cừ – tỉnh Hưng Yên năm 2014 18
1.5.1. Nguồn lực 18
1.5.2. Hoạt động chăm sóc sức khỏe 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Địa điểm nghiên cứu 25
2.2. Đối tượng nghiên cứu 26
2.3. Thời gian nghiên cứu 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu 26
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin 27
2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 28
2.7. Sai số và cách khắc phục 29
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 29
2.9. Biến số, chỉ số nghiên cứu 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1 Một số thông về tin cơ bản về người cao tuổi thuộc diện chính sách … 32
3.2 Mô hình bệnh tật người cao tuổi thuộc đối tượng chính sách 33
3.3 Hoạt động chăm sóc sức khỏe 41
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 46
4.1 Một số đặc điểm tổng quan, đối tượng và phương pháp nghiên cứu …. 46
4.2 Mô hình bệnh tật 47
4.2.1. Mô hình bệnh tật người cao tuổi thuộc diện chính sách theo ICD – 1047
4.2.2. Tình hình mắc 10 bệnh cao nhất 52
4.2.3. Mô hình bệnh tật NCT thuộc diện chính sách theo tuổi, giới, đối tượng …. 53
4.3 Hoạt động chăm sóc sức khỏe 55
4.3.1 Nguồn lực 55
4.3.2 Hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi 56
4.4 Hạn chế của nghiên cứu 57
KẾT LUẬN 58
KHUYẾN NGHỊ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC