MÔ HìNH Sử DụNG DịCH Vụ Y Tế ở BệNH NHÂN HO KéO DàI TRÊN HAI TUầN TạI HUYệN BA Vì, Hà NộiNĂM 2008
MÔ HìNH Sử DụNG DịCH Vụ Y Tế ở BệNH NHÂN HO KéO DàI TRÊN HAI TUầN TạI HUYệN BA Vì, Hà NộiNĂM 2008
Nguyễn Phương Hoa – Đại học Y Hà Nội
Phạm Văn Thao – Học viện Quân Y
Tóm tắt
Nghiên cứu trên 38.685 người từ 15 tuổi trở lên tại huyện Ba Vì – Hà Nội, năm 2008 cho thấy: Tỷ lệ bệnh nhân có ho kéo dài trên 2 tuần là 1,6%, tỷ lệ này ở nữ cao hơn nam (1,8% so với 1,3%). Tỷ lệ bệnh nhân lựa chọn cơ sở y tế công cho lần khám chữa bệnh đầu tiên và trong quá trình ho kéo dài đều thấp (trạm y tế: 11,4% và 17,4%, bệnh viện: 16,3% và 27,5%). Có sự khác biệt về lựa chọn loại hình dịch vụ y tế cho khám chữa bệnh giữa các nhóm đối tượng theo đặc điểm kinh tế – xã hội. Có sự liên quan giữa lựa chọn loại hình dịch vụ y tế với một số yếu tố như: giới tính, kinh tế, nghề nghiệp, học vấn và nhóm tuổi
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Địa điểm nghiên cứu: Tại cơ sở thực địa dịch tễ học FilaBavi thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội.
2. Đối tượng nghiên cứu: Người trưởng thành, từ 15 tuổi trở lên.
3. Chọn mẫu và cỡ mẫu: áp dụng phương pháp chọn mẫu nhiều bước, kết hợp phân tầng theo tính chất địa lý. Đơn vị chọn mẫu là làng, một số làng lớn được tách ra để phục vụ cho công tác chọn mẫu. Các cụm được chọn vào mẫu nghiên cứu tỷ lệ với số lượng dân cư của cụm đó (phương pháp chọn mẫu PPS). 71 cụm đã được chọn với số người từ15 tuổi trở lên là 38.685 người, sống trong 11.089 hộ gia đình. Số dân thuộc mẫu điều tra chiếm khoảng 20% tổng số dân của toàn huyện Ba Vì
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất