MÔ HÌNH TIÊN ĐOÁN VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN NẶNG Ở TRẺ EM
MÔ HÌNH TIÊN ĐOÁN VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN NẶNG Ở TRẺ EM
Phạm Thị Minh Hồng*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng mô hình tiên đoán viêm tiểu phế quản (VTPQ) nặng ở trẻ em. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, theo dõi dọc, mô tả và phân tích 1117 trường hợp viêm tiểu phế quản tại Bệnh viện Nhi đồng 2 – Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ
01/03/2001 đến 28/02/2002.
Kết quả nghiên cứu: Trong 1117 bệnh nhi VTPQ có 90% trẻ dưới 12 tháng, 65% nam, 10% suy dinh dưỡng, chủ yếu là dạng nhẹ, 25% có yếu tố nguy cơ nhiễm virút hợp bào hô hấp (RSV) nặng. Tỉ lệ nhiễm RSV là 44,7%. Nhiễm khuẩn đi kèm và thứ phát chiếm 31%. Có 100 trường hợp được thở oxy: 9%, 13 trường hợp chuyển vào khoa săn sóc tăng cường để thở NCPAP hoặc thở máy: 1,2% và 8 trường hợp tử vong: 0,7%. Tử vong đặc biệt tăng cao trong nhóm nguy cơ có RSV(+): 2,8%. Các yếu tố tiên đoán viêm tiểu phế quản nặng bao gồm: tuổi dưới 3 tháng, mạch nhanh, thở nhanh, rối loạn tri giác, tím tái và xẹp phổi trên x quang. Mô hình tiên đoán viêm tiểu phếquản nặng có độ nhạy cảm 78%, độ chuyên biệt 81,4%, giá trị tiên đoán dương 21,8%và giá trị tiên đoán âm 98,2%.
Kết luận: Viêm tiểu phế quản nặng cần nhập viện khi có một trong những dấu hiệu sau: nhịp thở > 70 l/ph, mạch > 150l/ph, rối loạn tri giác, tím tái và xẹp phổi trên x quang. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, nhập viện ngay khi có thở nhanh theo tuổi (=60l/ph đối với trẻ < 2 tháng và =50 l/ph đối với trẻ 2-3 tháng) hoặc mạch > 140 l/ph, không chờ đợi bất cứ dấu hiệu nào trong 5 dấu hiệu nặng kể trên
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất