Mô hình tử vong do bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2010-2014 tại tỉnh Nghệ An và đánh giá giải pháp nâng cao chất lượng báo cáo tử vong

Mô hình tử vong do bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2010-2014 tại tỉnh Nghệ An và đánh giá giải pháp nâng cao chất lượng báo cáo tử vong

Mô hình tử vong do bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2010-2014 tại tỉnh Nghệ An và đánh giá giải pháp nâng cao chất lượng báo cáo tử vong.Thông tin về sức khỏe bao gồm ba nhóm chính, đó là tỷ suất mới mắc bệnh, tỷ suất tử vong và tỷ lệ hiện mắc, là thông tin quan trọng cho các hoạt động cải thiện sức khỏe nhân dân [1], [2], [3], cũng như việc lập các chiến lượcvà kế hoạch trong y tế công cộng ở mức toàn cầu, quốc gia, cấp tỉnh, và cấphuyện [4]. Nguyên nhân tử vong cung cấp thông tin về các bệnh nguy hiểm gâychết người mà cần phải được can thiệp quyết liệt nhất bằng mọi nguồn lực xã hội và tất cả các cơ quan của ngành y tế ở mức toàn cầu [4], quốc gia [5] và các địa phương.

Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, các nghiên cứu tử vong về sự phân bố theo địa phương, diễn biến theo thời gian đối với bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm chưa được thực hiện nhiều. Trên thế giới, ở các nước có mức phát triển kinh tế thấp và trung bình, thông tin về sức khỏe, đặc biệt bệnh không lây nhiễm, rất hạn chế cả về tính đầy đủ và chất lượng, đã được Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization – WHO) đánh giá và đề xuất các hoạt động nghiên cứu ở tất cả các nước trên thế giới để cải thiện chất lượng số liệu[6]. Ở các nước phát triển, hệ thống thống kê nguyên nhân tử vong cung cấp số liệu có chất lượng cao cả về số lượng và chất lượng [4], bởi vì mỗi trường hợp tử vong được bác sĩ chuyên khoa ghi và kết luận nguyên nhân vào giấy chứng nhận tử vong.
Mắc bệnh và tử vong do bệnh không lây nhiễm ở nước ta được đánh giálà gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây [7], do sự già hóa dân số, do sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa kéo theo sự ô nhiễm môi trường [8] và sự thay đổi lối sống tiêu thụ nhiều thuốc lá [9], rượu, bia và ít vận động thể lực [6]. Việc thiếu các số liệu chính xác về tử vong theo các nhóm nguyên nhân, cả về bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm gây ảnh hưởng cho công tác lập chính sách và kế hoạch nâng cao sức khỏe của người dân, gây lãng phí nguồn lực và thiếu thực tế. Thông tin về nguyên nhân tử vong ở nước ta do ngành Tư pháp2 thực hiện thống kê sinh tử “Vital Statistics” có chất lượng không bảo đảm, thiếu số lượng và không có nguyên nhân tử vong [10]. Trong ngành y tế, ghi nhận tử vong được Bộ Y tế chỉ đạo từ năm 1992 cho triển khai ghi chép toàn
bộ danh sách và nguyên nhân tử vong tại các trạm y tế xã trên phạm vi cả nước vào sổ A6-YTCS (A6) [11]. Số liệu báo cáo nguyên nhân tử vong tại các xã, trung tâm y tế huyện, các sở y tế theo mẫu biểu của Bộ Y tế không đầy đủ và thiếu chính xác [12], dẫn đến Bộ Y tế chỉ công bố hàng năm số liệu tử vong bệnh viện trong niên giám thống kê y tế [13], đạt khoảng 16% [14] của tổng sốtử vong trong cộng đồng [15]. Có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng chất lượng số liệu nguyên nhân tử vong, bao gồm thiếu nhân lực được đào tạo chuyên sâu cho ghi chép nguyên nhân tử vong, thiếu kiến thức và kỹ năng của cán bộ y tế tại các cơ sở y tế, thiếu kiểm tra giám sát của cán bộ lãnh đạo [10]. Việc can thiệp nâng cao chất lượng ghi chép nguyên nhân tử vong, đặc biệt cho tuyến xã và huyện là rất quan trọng, để thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ [5] và Bộ trưởng Bộ Y tế [16] trong công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025 và sau này. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nguyên nhân tử vong tại tỉnh Nghệ An cho giai đoạn 10 năm, từ 2005 đến 2014.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả thực trạng tử vong do bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2005 – 2014 tại tỉnh Nghệ An.
2. Phân tích độ phù hợp về nguyên nhân tử vong do bệnh không lây nhiễm và hiệu quả can thiệp cải thiện chất lượng báo cáo tử vong tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đối với các trường hợp tử vong trong năm 2014.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………… 3
1.1. Một số khái niệm về bệnh không lây nhiễm………………………………….. 3
1.1.1. Nghiên cứu tử vong do bệnh không lây nhiễm trên thế giới………. 4
1.1.2. Nghiên cứu tử vong do bệnh không lây nhiễm ở nước ta ………….. 9
1.1.3. Khái niệm nguyên nhân gây tử vong……………………………………. 19
1.1.4. Các phương pháp điều tra, giám sát tử vong …………………………. 21
1.2. Chất lượng số liệu nguyên nhân tử vong và nhu cầu cải thiện………… 30
1.2.1. Chỉ số về chất lượng số liệu nguyên nhân tử vong …………………. 30
1.2.2. Thực trạng chất lượng số liệu nguyên nhân tử vong ở nước ta …. 31
1.2.3. Giải pháp cải thiện chất lượng số liệu nguyên nhân tử vong ……. 32
1.3. Triển vọng nghiên cứu và phòng chống bệnh không lây nhiễm ……… 33
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP…………………………….. 37
2.1. Bệnh và địa điểm, thời gian nghiên cứu……………………………………… 37
2.1.1. Bệnh và phạm vi nghiên cứu………………………………………………. 37
2.1.2. Địa điểm và thời gian………………………………………………………… 37
2.2. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………… 38
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu cho mô hình tử vong………………………….. 38
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu bằng Verbal Autopsy…………………………. 39
2.3. Phương pháp………………………………………………………………………….. 40
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu 1 ………………………………. 40
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu 2 ………………………………. 45
2.4. Phân tích số liệu …………………………………………………………………….. 57
2.5. Vấn đề đạo đức………………………………………………………………………. 62
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ …………………………………………………………………. 63
3.1. Tử vong do bệnh không lây nhiễm tại tỉnh Nghệ An, 2005-2014……. 63
3.1.1. Mô hình tử vong do bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2005-2014 633.1.2. Phân bố tử vong do bệnh không lây nhiễm theo vùng kinh tế ….. 69
3.1.3. Diễn biến tử vong do bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2005-2014… 72
3.1.4. Gánh nặng tử vong do bệnh không lây nhiễm……………………….. 78
3.2. Độ phù hợp và hiệu quả can thiệp cải thiện chất lượng…………………. 81
3.2.1. Tính đầy đủ về số lượng ghi nhận danh sách tử vong……………… 81
3.2.2. Trị số Kappa về sự phù hợp với Verbal Autopsy …………………… 82
3.2.3. Độ nhạy và chất lượng số liệu trước tập huấn ……………………….. 83
3.2.4. Độ nhạy và chất lượng số liệu sau tập huấn ………………………….. 85
3.2.5. Hiệu quả can thiệp nâng cao chất lượng……………………………….. 87
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………….. 92
4.1. Thực trạng tử vong do bệnh không lây nhiễm ở tỉnh Nghệ An……….. 92
4.1.1. Mô hình bệnh không lây nhiễm ………………………………………….. 92
4.1.2. Đặc điểm số liệu thu được phục vụ nghiên cứu……………………… 94
4.1.3. Sự phù hợp với kết quả nghiên cứu đã có …………………………….. 96
4.1.4. Bệnh không lây nhiễm và nguyên nhân gây bệnh ………………… 100
4.2. Độ phù hợp về nguyên nhân tử vong và hiệu quả can thiệp …………. 113
4.2.1. Chất lượng số liệu phù hợp với các kết quả đã có ………………… 114
4.2.2. Hiệu quả can thiệp nâng cao chất lượng……………………………… 118
4.2.3. Triển vọng nhân rộng hoạt động can thiệp ………………………….. 119
4.3. Một số hạn chế …………………………………………………………………….. 120
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………….. 123
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………. 125
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Văn Thương, Phạm Văn Sơn, Nguyễn Xuân Hồng và cộng sự (2015). Nguyên nhân tử vong ở huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An năm 2014, Tạp chí Y học Việt Nam. Số 435/2015, 216-220.
2. Nguyễn Văn Thương, Lê Thùy Linh, Nguyễn Xuân Hồng và cộng sự (2016). Tử vong bà mẹ, sơ sinh và trẻ em tại tỉnh Nghệ An, 2005-2014, Tạp chí Y học Việt Nam. Số 444/2016, 33-36.
3. Lê Trần Ngoan, Nguyễn Ngọc Minh và Nguyễn Văn Thương, (2016). Tử vong do bệnh Parkinson ở tỉnh Nghệ An trong 10 năm, 2005-2014, Tạp chí Y học Việt Nam. Số 444/2016, 97-99.
4. Nguyễn Văn Thương và Lê Trần Ngoan (2017). Độ nhạy và hiệu quả can thiệp bằng đào tạo ghi chép nguyên nhân tử vong đối với bệnh không lây nhiễm ở Diễn Châu, Nghệ An, Tạp chí Y học Việt Nam. Số 457/2017, 49-53.
5. Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Xuân Hồng và Lê Trần Ngoan (2017). Nguyên nhân tử vong ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2014, Tạp chí Y học Việt Nam. Số 458/2017, 261-265

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment