MỔ LẠI CẮT NANG ĐƯỜNGMẬT SAU NỐI NANG-RUỘT NON

MỔ LẠI CẮT NANG ĐƯỜNGMẬT SAU NỐI NANG-RUỘT NON

 MỔ LẠI CẮT NANG ĐƯỜNGMẬT SAU NỐI NANG-RUỘT NON 

Nguyễn Cao Cương*, Lê Văn Nghĩa*, Văn Tần* 
TÓM TẮT 
Nang đường mật là bệnh bẩm sinh đa số ở trẻ nhỏ. Trước kia điều trị là nối NĐM-tá tràng hay hổng tràng nhưng để lại nhiều biến chứng. Mổ lại cắt bỏ NĐM loại bỏ được biến chứng này. Mục tiêu nghiên cứu là khảo 
sát các biến chứng của nối nang-ruột non và đánh giá khó khăn, kết quả mổ lại cắt NĐM. 
Nghiên cứu tiền cứu trên các trường hợp mổ lại cắt bỏ NĐM. Khảo sát các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh học. Mô tả khó khăn và kết quả của mổ lại. 
Trong thờ i gian từ 8/1998 đế n10/2003, chú ng tô i đã mổ lạ i cắ t NĐM cho11 TH gồ m 10 nữ , 1 nam. Tuổi trung bình 38,91 năm. Có 4 TH nối NĐM-tá tràng, 5 TH nối NĐM-hỗng tràng, 2 TH nối NĐM-túi mật. Thời gian từ lúc mổ lần đầu trung bình là13,09 năm. Bệnh cảnh lâm sàng là nhiễm trùng đường mật tái diễn 7 TH, đau hạ sườ n phả i 4 TH. Siê u â m chẩ n đoá n NĐM trong 10 TH, CT-Scan 3 TH, chụp mật tụy ngược dòng 1 TH, chụp đường mật qua da 1 TH. Có 7 TH NĐM loại I và 4 TH loại IVA. Mổ lại cắt bỏ nang toàn phần và nối ống gan-hỗng tràng Roux-enY 9 TH, cắt gầ n toà n phầ n nang chỉ để lạ i mả nh dính cuố ng gan 2 TH. Trong nhó m BN mổ lại có 1 TH ung thư nang OMC 6 năm sau mổ nối NĐM-tá tràng. Phẫu thuật lại có khó khăn hơn do dính, nên thời gian mổ và thời gian nằm viện có lâu hơn, tuy nhiên biến chứng sau mổ không khác biệt so với nhóm mổ lần đầu. Theo dõi có 1 TH ung thư ĐM sau mổ cắt NĐM 2 năm và 1 TH sỏi trong gan sau 4 năm. 
Các TH khác không còn triệu chứng. 
Nối NĐM-tá tràng hay hỗng tràng để lại nhiều biến chứng kéo dài. Mổ lại cắt bỏ NĐM là cần thiết tuy có khó khăn hơn nhưng kết quả bước đầu là tốt

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment