Mô tả kiến thức tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường type 2

Mô tả kiến thức tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường type 2

Mô tả kiến thức tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai năm 2015.Đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 là một trong những bệnh lý mãn tính thường gặp nhất trong các bệnh lý nội tiết chuyển hóa. Bệnh đang có tốc độ phát triển rất nhanh, tăng rõ rệt theo thời gian cùng với sự tăng trưởng kinh tế ở các nước công nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế đối với toàn thế giới trong thế kỷ XXI [20]. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 2008 cả thế giới có 135 triệu người mắc bệnh ĐTĐ chiếm 4% dân số thế giới, nhưng chỉ sau 02 năm (2010) con số này đã lên đến 221 triệu người (chiếm 5.4%) [10]. Dự kiến đến năm 2030 số người mắc ĐTĐ sẽ là 400 triệu người, con số này sẽ tiếp tục tăng nếu không có sự can thiệp kịp thời [6]. Hiện nay ĐTĐ được coi là một trong ba bệnh có tốc độ gia tăng nhanh nhất thế giới [24]. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh của ĐTĐ đã trở thành một vấn đề lớn của ngành Y tế. Tỷ lệ ĐTĐ năm 2002 chiếm 2,7% dân số, đến năm 2008 (sau 6 năm) đã tăng lên gấp đôi 5,7% dân số [10]. Mặt khác, bệnh ĐTĐ có rất nhiều biến chứng nghiêm trọng cấp và mạn tính, trong biến chứng mãn tính thì biến chứng ở bàn chân là một biến chứng thường xảy ra. Khoảng 15% bệnh nhân (BN) ĐTĐ sẽ có những tổn thương, loét ở chân trong khoảng thời gian họ mắc bệnh [24]. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ bị cắt đoạn chi cao gấp 17-40 lần so với bệnh nhân không bị ĐTĐ. Tính trên phạm vi toàn thế giới thì cứ 30 giây lại có một bệnh nhân ĐTĐ bị cắt cụt chi dẫn tới tàn phế [11].

Tại Việt Nam, theo thống kê của khoa Nội tiết bệnh viện Chợ Rẫy người bệnh ĐTĐ nằm viện vì loét hoặc nhiễm trùng bàn chân chiếm 25-35% trong tổng số bệnh nhân điều trị nội trú [12]. Điều trị cho những biến chứng bàn chân nghiêm trọng của bệnh nhân ĐTĐ rất tốn kém. Bởi vậy đó là một gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và nguồn lực của hệ thống chăm sóc sức khỏe [27]. Hơn nữa sự hiện diện của các biến chứng bàn chân có thể tác động tiêu cực về thể chất, tâm lý, tinh thần, xã hội cũng như kinh tế của các bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ [30]. Đặc biệt khi có biến chứng ở bàn chân bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc tập luyện điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị của bệnh nhân ĐTĐ. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng của các hành vi chăm sóc bàn chân. Trong khi đó những biến chứng ở chân của người bệnh ĐTĐ có thể phòng ngừa và hạn chế nếu được chăm sóc thích hợp [33], [23]. Nguy cơ bị cắt đoạn chi của người bệnh có thể giảm từ 49% đến 85% nếu có những biện pháp phòng ngừa đúng [31]. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức về tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của chính bệnh nhân ĐTĐ. . Vấn đề này đã được nhiều tác giả quan tâm tuy nhiên do tỷ lệ mắc bệnh, và kiến thức của bệnh nhân về ĐTĐ luôn thay đổi theo thời gian, khác nhau về mục tiêu nghiên cứu. Mặt khác kiến thức về bệnh cũng như việc chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ được nâng cao dần lên cùng với thời gian phát hiện bệnh. Trong nghiên cúu này chúng tôi chọn mốc thời gian là 5 năm vì những bệnh nhân mới bị ĐTĐ thường chưa có đẩy đủ kiến thức về chăm sóc bàn chân. Hơn nữa trong thời gian bị ĐTĐ người bệnh được tham gia các lớp tập huấn, các buổi hội thảo hướng dẫn chăm sóc bàn chân từ nhân viên y tế, cũng như sự tự tìm hiểu qua sách, báo…để có kiến thức về chăm sóc bàn chân ĐTĐ. Hi vọng kết quả thu được sẽ củng cố giả thuyết này của chúng tôi và có những biện pháp nâng cao kiến thức chăm sóc bàn chân ĐTĐ cho tất cả các bệnh nhân ĐTĐ và phòng được các biến chứng bàn chân xảy ra. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “ Mô tả kiến thức tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại khoa Nội tiết bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu:

Mô tả kiến thức tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại khoa Nội tiết bệnh viện Bạch Mai.

So sánh kiến thức tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của người ĐTĐ type 2 bị bệnh trên 5 năm và dưới 5 năm tại khoa Nội tiết bệnh viện Bạch Mai.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN …………………………………………………………………………… 3

1.1. Đại cương về đái tháo đường ……………………………………………………………………. 3

1.1.1. Định nghĩa …………………………………………………………………………………….3

1.1.2. Chẩn đoán ……………………………………………………………………………………3

1.1.3. Tình hình đái tháo đường ở Việt Nam………………………………………………..3

1.1.4. Phân loại ĐTĐ ………………………………………………………………………………4

1.1.5. Biến chứng mạn tính ở bệnh nhân ĐTĐ……………………………………………..5

1.2. Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ …………………………………………………….. 6

1.2.1. Tình hình biến chứng bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ ……………………………6

1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của sự hình thành các vết loét bàn

chân do ĐTĐ………………………………………………………………………………….6

1.2.3. Yếu tố nguy cơ của loét bàn chân………………………………………………………8

1.3. Các biện pháp làm giảm biến chứng bàn chân …………………………………………… 9

1.3.1. Kiểm soát tốt đường máu, huyết áp. …………………………………………………..9

1.3.2. Thăm khám bàn chân hàng ngày. ………………………………………………………9

1.3.3. Luôn mang giầy dép phù hợp và đúng cách ………………………………………..9

1.3.4. Khám bàn chân mỗi 3-6 tháng bởi bác sỹ chuyên khoa bàn chân. …………9

1.3.5. Khi có các triệu chứng ……………………………………………………………………..9

1.3.6. Kỹ thuật chăm sóc bàn chân ……………………………………………………………..9

1.4. Giới thiệu về bộ câu hỏi ADKnowl …………………………………………………………. 10

1.4.1. Bộ câu hỏi ADKnowl. ……………………………………………………………………10

1.4.2. Thiết kế và cách sử dụng bộ câu hỏi ADKnowl. ………………………………..10

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………. 12

2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………….. 12

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………………. 12

2.3. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………… 12

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………………….12

2.3.2. Phương pháp chọn mẫu ………………………………………………………………….12

2.3.3. Phương pháp đánh giá ……………………………………………………………………13

2.3.4. Phương tiện thu thập số liệu ……………………………………………………………14

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ………………………………………………………………14

2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………………………………. 14

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………… 15

3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………….. 15

3.2. Kiến thức về tự chăm sóc bàn chân và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ

type 2. ………………………………………………………………………………………………… 16

3.2.1. Kiến thức của bệnh nhân về kiểm tra bàn chân hàng ngày ………………….16

3.2.2. Kiến thức của bệnh nhân về chăm sóc bàn chân ………………………………..17

3.2.3. Kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ khi cắt tỉa móng chân ………………………..18

3.3. Mối liên quan giữa thời gian bị bệnh và kiến thức về chăm sóc và bảo vệ bàn

chân của bệnh nhân ĐTĐ ……………………………………………………………………… 22

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………. 27

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………… 27

4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới ……………………………………………………………………27

4.1.2. Đặc điểm về địa dư ……………………………………………………………………….29

4.1.3. Đặc điểm về tiền sử phát hiện bệnh ………………………………………………….29

4.2. Kiến thức của bệnh nhân về tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân ……………………… 30

4.3. So sánh kiến thức tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ bị bệnh

trên 5 năm và dưới 5 năm …………………………………………………………………….. 32

4.4. Ưu, nhược điểm :………………………………………………………………………………….. 34

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN …………………………………………………………………………….. 35

KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………….. 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Leave a Comment