Mô tả kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp đang điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai năm 2013
Mô tả kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp đang điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai năm 2013.Bệnh TCC ở trẻ em đã, đang và vẫn còn là bệnh lôi cuốn sự chú ý của nhiều nhà khoa học, y học…bởi vì nó là nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong hàng đầu cho trẻ em dưới 5 tuổi nói chung, nhất là trẻ em dưới 24 tháng tuổi nói riêng tại các nước đang phát triển [5]. Theo WHO hàng năm trên thế giới có khoảng 4073,9 triệu đợt TC, trong đó trên 90% đợt TCC ở các nước đang phát triển. Tại các nước này bình quân mắc 8- 14 đợt TCC/1 năm/1 trẻ lứa tuổi 6-24 tháng, 5- 8 đợt TCC/1 năm/1 trẻ dưới 5 tuổi [3]. Theo báo cáo của nhiều nước đang phát triển từ năm 1981- 1986, tỷ lệ tử vong do TCC ở trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 1/3 các nguyên nhân gây tử vong [4], [5]. Hai mươi năm trước đây, ước tính cứ khoảng 15 giây trên thế giới có 1 trẻ tử vong vì TC. Nhờ tiến bộ trong điều trị TC, tử vong đã giảm xuống còn 3,5- 4,5 triệu trẻ/năm. Năm 2003 có khoảng 1,87 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì TC [3].
Bệnh tiêu chảy là một vấn đề toàn cầu, là gánh nặng kinh tế đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Ở Việt Nam trẻ dưới 5 tuổi mắc trung bình là 2,2 đợt TCC/năm [1], [3]. TCC là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho trẻ em sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, trong đó 80% tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi. Nhờ triển khai chương trình phòng chống bệnh TC từ năm 1982 đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong từ 3,33% khi mới triển khai giảm xuống còn 0,084% năm 1993 [5]. Từ năm 1995, việc xử trí TC ở trẻ em đã được đưa vào một chương trình lồng ghép (IMCI) do tổ chức Y Tế thế giới (WHO) và quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF khởi xướng xây dựng [9]. Tuy nhiên, TC hiện nay vẫn còn là bệnh phổ biến ở nước ta.
Việc điều trị TCC cho trẻ em tại nhà có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giảm tỉ lệ tử vong cho trẻ em. Theo tổ chức Y Tế thế giới, nếu quản lý, chăm sóc và điều trị tốt cho trẻ bị TC tại nhà thì có thể cứu sống khoảng 1,8 triệu trẻ mỗi năm [6]. Nhiều tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 6 đến 11 tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất trong tổng số trẻ em dưới 5 tuổi bị TCC, vì ở giai đoạn này lượng sữa mẹ bắt đầu giảm dần, trẻ cũng bắt đầu ăn dặm nên lượng kháng thể mẹ truyền cho trẻ giảm đi. Sự tăng trưởng, phát triển của trẻ cũng như các bệnh tật của trẻ ở giai đọan này hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ ăn, vào kiến thức chăm sóc trẻ và cách phòng chống bệnh TC của bà mẹ. Đây chính là 1 trong các nhân tố quyết định hiệu quả công tác phòng, chống bệnh TC [2]. Việc nâng cao kiến thức và kĩ năng thực hành của bà mẹ để phòng chống mất nước đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc điều trị TC cho trẻ tại nhà.
Trong những năm gần đây, ở khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai có một số nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ thực hành của bà mẹ trong việc dự phòng và điều trị trẻ tiêu chảy cấp, như nghiên cứu của Phan Thị Cẩm Hằng năm 2007. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ tập trung đánh giá hiểu biết chung của các bà mẹ mà chưa có các nghiên cứu mô tả nguồn thông tin đem lại kiến thức cho các bà mẹ. Do đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Mô tả kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp đang điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai năm 2013 “ với 3 mục tiêu sau:
1) Mô tả kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu mất nước và cách xử trí ban đầu của những bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp đang nằm điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai
2) Mô tả về cách chăm sóc của các bà mẹ tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai.
3) Tìm hiểu về nguồn thông tin mang lại kiến thức cho các bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1 ĐỊNH NGHĨA 3
1.2 DỊCH TỄ 3
1.2.1 Đường lây truyền 3
1.2.2 Một số tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy cấp 3
1.2.3 Những yếu tố vật chủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy 4
1.2.4 Tính chất mùa 4
1.3 TÁC NHÂN GÂY TC 4
1.3.1 Virus 4
1.3.2 Vi Khuẩn 4
1.3.3 Ký sinh trùng 5
1.4 BỆNH SINH HỌC TCC 5
1.4.1 Sinh lý trao đổi nước bình thường ở ruột non 5
1.4.2. Hấp thu nước và điện giải tại ruột non 5
1.4.3 Bài tiết nước và điện giải tại ruột non 6
1.4.4 Bệnh sinh tiêu chảy cấp 6
1.5 HẬU QUẢ CỦA TC 7
1.5.1 Mất nước và điện giải 7
1.5.2 Nhiễm toan chuyển hóa 8
1.5.3 Thiếu Kali 8
1.6 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 8
1.6.1 Triệu chứng tiêu hóa 8
1.6.2 Triệu chứng mất nước 8
1.7 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ MẤT NƯỚC 10
1.7.1 Đánh giá các mức độ mất nước theo chương trình CDD 10
1.7.2 Đánh giá mức độ mất nước theo chương trình lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (IMCI) 11
1.8 ĐIỀU TRỊ 12
1.8.1 Bù nước và điện giải 12
1.8.2 Dinh dưỡng cho trẻ 16
1.8.3. Bổ sung kẽm 16
1.9 PHÒNG BỆNH TCC 16
1.10 THÔNG TIN VỀ KHOA NHI BỆNH VIỆN BẠCH MAI 17
1.11 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 21
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu. 21
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu. 21
2.2.3 Cỡ mẫu 21
2.2.4 Kỹ thuật chọn mẫu 21
2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu 21
2.2.6 Xử lý số liệu 21
2.2.7 Sai số và cách khống chế 21
2.2.8 Khía cạnh đạo đức 22
2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 22
2.4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 22
2.5. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU 22
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 30
3.1.1 Đặc điểm của trẻ trong nhóm nghiên cứu 30
3.2 KIẾN THỨC CHĂM SÓC TRẺ CỦA CÁC BÀ MẸ 33
3.3 THỰC TRẠNG CHĂM SÓC TRẺ BỊ TIÊU CHẢY CẤP CỦA CÁC BÀ MẸ 39
3.4 NGUỒN CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÁC BÀ MẸ 41
Chương 4: BÀN LUẬN 44
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 44
4.2 KIẾN THỨC CỦA CÁC BÀ MỆ VỀ CHO TRẺ ĂN BỔ SUNG VÀ DINH DƯỠNG KHI MẮT TIÊU CHẢY 45
4.3. THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ BỊ TIÊU CHẢY CẤP CỦA CÁC BÀ MẸ 49
4.4. NGUỒN CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÁC BÀ MẸ 50
KẾT LUẬN 52
KIẾN NGHỊ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Văn An, Nguyễn Thị Anh Phương(2008), điều dưỡng nhi khoa,sách đào tạo cử nhân điều dưỡng,nhà xuất bản y học
2. Lưu Thị Minh Châu (2001), Thực trạng ,kiến thức thái độ thực hành của các bà mẹ đối với việc phòng chống TCC ở trẻ em <1 tuổi tại huyện Khoái Châu,Hưng Yên năm 2001,tạp chí y học thực hành 2002 số 7,trang 21- 23
3. Nguyễn Tuấn Tú ,( 2008) , Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ,lâm sàng của TCC do virus Rota ở trẻ em < 5 tuổi tại khoa tiêu hóa bệnh viện trẻ em Hải Phòng,
4. Nguyễn Nữ Anh Thu,Một số đặc điểm sinh hoc của virus Rota gây TCC ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện nhi Hải Phòng và bệnh viện nhi Khánh Hòa từ tháng 7-2001 đến tháng 6-2002, bộ y tế năm 2004
5. Nguyễn Thành Quang và CS (2005), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 24 tháng tuổi của huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên
6. Nguyễn Thị Thơ (2002) ,đánh giá kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp và hiệu quả của việc giáo dục sức khỏe ở các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp tại khoa tiêu hóa bệnh viện Nhi Trung Ương
7. Tiến sỹ Nguyễn Thị Việt Hà (2011),Giáo trình nhi khoa cho lớp cử nhân điều dưỡng,bộ môn nhi trường đại học Y Hà Nội
8. Nguyễn Gia Khánh (2009) Bài giảng nhi khoa Bộ môn Nhi-Trường Đại Học Y Hà Nội,tập 1,Nhà xuất bản y học
9. Bùi Xuân Vũ, Nguyễn Thị Hồng Thủy,Hoàng Lê Phúc,Nguyễn Anh Tuấn (2009),kiến thức của bà mẹ có con bị TCC nhập khoa tiêu hóa bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 4 đến tháng 6/2009 về dấu hiệu nguy hiểm cần nhập viện và dấu hiệu nặng cần tái khám ngay của tiêu chảy
10. Thống kê bệnh nhân theo ICD 10 của phòng kế hoạch tổng hợp bệnh nhân bệnh viện Bạch Mai 2010-2011
11. Nguyễn Thanh Tuấn, Phạm Duy Tường (2003), Chế độ dinh dưỡng và điều trị cho trẻ từ 6-24 tháng tuổi bị TCC tại cộng đồng, tạp chí Y học thực hành số 5, trang 11-16
12. Ngô Thị Thanh Hương (2004), Kiến thức, thực hành cảu bà mẹ về bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện M.Đack Lak năm 2004.
13. Phan Thị Cẩm Hằng (2007), Khảo sát kiến thức và thực hành một số bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp tại khoa tiêu hóa bệnh viện Nhi Trung Ương, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, Trường đại học Y Hà Nội.
14. Nghiêm Thị Dinh (2006), Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 10 tuổi và kiến thức , thái độ, thực hành của người chăm sóc trẻ tại thị trấn Lim, tỉnh Bắc Ninh năm 2005, luận văn tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
15. Nguyễn Thị Như Mai (2006), Đánh giá kiến thức và thực hành một số bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp tại khoa tiêu hóa bệnh viện Nhi Trung Ương, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân điều dưỡng, Trường đại học Y Hà Nội.