Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học Hội chứng não cấp (HCNC) và bệnh viêm não Nhật Bản và mối liên quan với tiêm chủng vắc xin

Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học Hội chứng não cấp (HCNC) và bệnh viêm não Nhật Bản và mối liên quan với tiêm chủng vắc xin

Luận văn Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học Hội chứng não cấp (HCNC) và bệnh viêm não Nhật Bản và mối liên quan với tiêm chủng vắc xin. Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm virus cấp tính làm tổn thương hệ thống thần kinh trung ương gây nên bởi virus VNNB lây truyền từ nguồn bệnh đến người qua muỗi đốt. Những nghiên cứu đầu tiên tại Nhật Bản đã xác định ổ chứa virus chủ yếu là chim, lợn và muỗi Cx.tritaeniorhynchus là vector chính truyền bệnh VNNB giữa các động vật có xương sống, từ đó truyền sang người [1]. Bệnh VNNB lây lan dựa vào vector truyền bệnh, được tìm thấy trên khắp thế giới đặc biệt ở các nước Châu Á, Tây Thái Bình Dương và ở phía Bắc Australia [2]. Trên thế giới có khoảng 3 tỷ người sống trong vùng dịch hoặc vùng bệnh lưu hành địa phương. Người ta đã ước lượng rằng có khoảng 67.900 ca bệnh xảy ra hàng năm ở 24 quốc gia, nhưng chỉ có 10.426 ca được báo cáo năm 2011 [3], [4]. Tỷ lệ chết trong số các ca bệnh VNNB rơi vào khoảng từ 20% – 30%,tỷ lệ mắc di chứng thần kinh hoặc tâm thần là 30% – 50% ở những người sống sót [4].

Tại châu Á, bệnh VNNB lưu hành rộng rãi ở hầu hết các nước và khu vực như: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Philippine, vùng Viễn Đông Nga, Đông Nam Á, Ân Độ [5]. Bệnh VNNB để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người do tỷ lệ tử vong cao (20 – 30%), tỷ lệ mắc di chứng nghiêm trọng về tâm thần kinh cũng rất lớn (30 -50%).
Tại Việt Nam, virus VNNB lần đầu điên được phân lập năm 1951 [6]. Sau đó những vụ dịch trong những năm 60 – 70 của thế kỉ XIX đã làm gia tăng tầm ảnh hưởng của bệnh và khiến VNNB được thừa nhận như một vấn đề Y tế công cộng quan trọng ở Việt Nam [7], [8], [9]. Năm 1997, chương trình tiêm chủng vaccine VNNB được đưa vào các tỉnh nguy cơ cao và sau đó triển khai nhân rộng ra các tỉnh khác trong những năm tiếp theo. Các số liệu về tình hình bệnh VNNB đều dựa trên phân tích từ nguồn dữ liệu có được từ hệ thống giám sát quốc gia hội chứng não cấp (HCNC). Theo đó, tỷ lệ mắc
HCNC hàng năm từ 1,4-3,0 ca trên 100.000 dân (1998-2007), tỷ lệ này cao nhất ở phía Bắc và có chiều hướng giảm trong vòng 10 năm tiếp theo. Theo phân tích, trong số 421 ca mắc HCNC điều tra được từ 5 tỉnh phía Bắc (2004¬2005) thì có 217 ca (52%) dương tính với virus VNNB [10].
Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam có địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền nông – lâm nghiệp phong phú, trong đó trồng lúa và chăn nuôi lợn chiếm tỷ lệ cao [11], [12]. Đây là điều kiện thuận lợi để muỗi vector phát triển làm lưu hành virus VNNB trong thiên nhiên và bệnh VNNB xảy ra ở người. Trong năm 2014 vừa qua, tại tỉnh Sơn La đã xảy ra vụ dịch VNNB với số mắc 84 bao gồm cả người lớn và trẻ em, số tử vong là 10 đa phần là trẻ em [13]. Bệnh VNNB đã gây hậu quả xấu tới sức khỏe người dân trong tỉnh. Trước tình hình đó, ngành y tế Sơn La đã phối hợp với các ban ngành chức năng tích cực điều trị, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh mua hè nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân. Theo sở Y tế Sơn La, năm 2011 vắc xin phòng viêm não Nhật Bản mới được đưa vào Chương trình TCMR ở Sơn La, nên trong đợt dịch vừa rồi có cả trường hợp trẻ trên 10 tuổi trong tỉnh mắc bệnh. Để khắc phục tình trạng này, Sở Y tế Sơn La đã đẩy mạnh việc phủ rộng các điểm tiêm chủng trong toàn tỉnh, thành lập thêm các đội tiêm chủng lưu động vận động nhân dân, ra soát số người cần tiêm chủng để đưa tỷ lệ tiêm chủng vắc xin đạt yêu cầu đề ra [13]. Những cố gắng trên đã góp phần vào việc khống chế bệnh. Tuy nhiên do đặc điểm kinh tế, điều kiện khí hậu trong vùng thuận lợi cho việc phát triển của muỗi vector; các biện pháp phòng, chống bệnh còn nhiều hạn chế, do đó hàng năm bệnh VNNB vẫn xả ra ở nhiều địa bàn trong tỉnh. Mặc dù vậy từ trước tới nay vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào vệ bệnh VNNB được thực hiện tại tỉnh Sơn La.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu sau: “Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học Hội chứng não cấp (HCNC) và bệnh viêm não Nhật Bản và mối liên quan với tiêm chủng vắc xin”.
Mục tiêu cụ thể:
1.    Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của hội chứng não cấp và bệnh viêm não Nhật Bản tại tỉnh Sơn La năm 2014.
2.    Mô tả mối liên quan giữa tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản và tỷ lệ mắc hội chứng não cấp tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 – 2014.
Từ đó có thể đề xuất các biện pháp phòng chống VNNB có hiệu quả hơn tại tỉnh Sơn La trong những năm tới. 
TAÌ LIỆU THAM KHẢO Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học Hội chứng não cấp (HCNC) và bệnh viêm não Nhật Bản và mối liên quan với tiêm chủng vắc xin​
1.    Badman RT and Campell J (1984), “Arbovirus infection in horse”, Commun Dis Intell, 17, tr. 5.
2.    Erlanger TE, Weiss S and Keiser J (2009), “Past, present, and future of Japanese encephalitis “, Emerg Infect Dis, 15(1), tr. 1-7.
3.    Japanese encephalitis surveillance and immunization – Asia and the Western pacific (2012), MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2013, 62(33), tr. 658-662.
4.    Campbell GL, Hills SL and Fischer M (2011), “Estimated global incidence of Japanese encephalitis: a systematic review”, Bull World Health Organ, 89(10), tr. 766-774, 77A.
5.    Pyke AT (2001), “The appearance of a second genotype of Japanese encephalities virus in the Australasian region”, Am J TropmedHyg, 65.
6.    Okuno T (1978), “An epidemiological review of Japanese encephalitis”, World Health Stat Q, 31(2), tr. 120-33.
7.    Hinh LD (1986), “Clinical aspects of Japanese B encephalitis in North Vietnam”, Clin Neurol Neurosurg, 88(3), tr. 189-192.
8.    Ha DQ, Hong VTQ, Loan HTK, et al. (1994), “Current situation of Japanese encephalitis in the south of Vietnam, 1976 – 1992”, Trop Med, 36, tr. 202-214.
9.    Tam NH and Yen NT (1995), “Japanese encephalitis in Vietnam 1985¬1993 “, Southeast Asian J Trop Med Public Health, 26(3), tr. 47-50.
10.    Yen NT, Mark RD, Hong NM, et al. (2010), “Surveillance for Japanese Encephalitis in Vietnam, 1998 – 2007”, Am J Tropmed Hyg, 83(4), tr. 816-819. 
11.    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giới thiệu khái quát về tỉnh Sơn La, Cổng Thông tin điện tử chính phủ, truy cập ngày 30/4-2015, tại trang web http: //www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactinhvathanhph o/tinhsonla/thongtintinhthanh?view=introduction&provinceId= 1379.
12.    Như Thủy (2014), Tổng hợp tình hình kinh tế xã hội tỉnh Sơn La, Cổng thông tin điện tử tỉnh Sơn La, truy cập ngày 30/4-2015, tại trang web http://www.sonla. gov.vn/web/guest/so-lieu-thong-ke.
13.    Báo Sức khỏe & Đời sống (2014), Sơn La: Bệnh viêm não Nhật Bản diễn biến phức tạp, vì sao, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, truy cập ngày 30/4-2015, tại trang web http://nihe.org.vn/new-vn/tin-trong- nuoc/4202/Son-La-Benh-viem-nao-Nhat-Ban-dien-bien-phuc-tap-vi- sao.vhtm.
14.    Benenson and Abrams (1990), “Arthropod-borne viral encephalitis”,
Control of Communicable Disease in Man, 15th Edition, tr. 31-5.
15.    Hoàng Thủy Nguyên, Huỳnh Phương Liên, Trần Văn Tiến, và các cộng sự. (1993), Hoàn thiện công nghệ sản xuất và đánh giá hiệu quả vaccine VNNB và các bộ sinh phẩm cho chẩn đoán VNNB và sốt Dengue, Đề tài cấp nhà nước KY-01-04 năm 1993, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương, Hà Nội.
16.    Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (1996), Dịch tễ học bệnh VNNB và biện pháp phòng chống, Hội thảo khoa học bệnh VNNB và dự phòng bằng vaccine, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội.
17.    Fields Bernard N and Knipe David M, “Fields virology”, Raven press.
18.    Burk DS and Leak CJ. JE (1988), “The arbovirus: epidemiology and ecology”, CRCpress, tr. 63-92.
19.    Buecher EL and Scherer WF (1959), “Ecologic Studies of JE virus in Japan”, Am J TropmedHyg, 8, tr. 719-22.
20.    Buecher EL, William FS, et al (1959), “Immunology studies of JE virus in Japan”, JImmun, 83, tr. 605-19.
21.    Sucharit S and Surathin K (1989), “Vector of JE virus: species complexes of vectors”, Southeast Asian J Trop Med Public Health, 20(4), tr. 611-28.
22.    Nguyễn Minh Sơn, Dương Đình Thiện, Nguyễn Thị Kim Tiến và các cộng sự. (2012), “Viêm não Nhật Bản”, Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm phổ biến, NXB Y học, Hà Nội, tr. 419-420.
23.    Những điều cần biết về bệnh Viêm não Nhật Bản và cách phòng chống, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội, truy cập ngày 7/5-2015, tại trang web http://www.nihe.org.vn/new-vn/hoi-dap-ve-dich-benh-viem- nao-nhat-ban/113/Ho%CC%89i-dap-ve%CC%80-be%CC%A3nh- Viem-na%CC%83o-Nha%CC%A3t-Ba%CC%89n.vhtm.
24.    Sarika Tiwari, Rishi Kumar Singh, Ruchi Tiwari, et al. (2012), “Japanese encephalitis: a review of the Indian perspective”, Braz J Infect Dis, 16(6), tr. 564-73.
25.    Solomon T, Dung NM, Kneen R, et al. (2000), “Japanese encephalitis”, JNeurosurg Psychiatry, 68(4), tr. 405-415.
26.    CDC Geographic Distribution of Japanese Encephalitis Virus, truy cập
ngày    25/5-2015,    tại    trang    web
http://www.cdc.gov/iapaneseencephalitis/Maps/index.html.
27.    “Japanese encephalitis acquired in Australia” (1995), Emerg Infect Dis, 1(3), tr. 102.
28.    Hanna JN, Ritchie SA, Phillips DA, et al. (1996), “An outbreak of Japanese encephalitis in the Torres Strait, Australia, 1995 “, Med J Aust, 165(5), tr. 256-60.
29.    Hossain MJ, Gurley ES, Montgomery S, et al. (2010), “Hospital-based surveillance for Japanese encephalitis at four sites in Bangladesh, 2003¬2005 “, Am J Trop Med Hyg, 82(2), tr. 344-9.
30.    Paul RC, Rahman M, Gurley ES, et al. (2011), “A novel low-cost approach to estimate the incidence of Japanese encephalitis in the catchment area of three hospitals in Bangladesh”, Am J Trop Med Hyg, 85(2), tr. 379-85.
31.    Touch S, Hills S, Sokhal B, et al. (2009), “Epidemiology and burden of disease from Japanese encephalitis in Cambodia: results from two years of sentinel surveillance”, Trop MedInt Health, 14(11), tr. 1365-73.
32.    Wang H, Li Y, Liang X, et al. (2009), “Japanese encephalitis in mainland China”, Jpn JInfect Dis, 62(5), tr. 331-6.
33.    Yin Z, Wang H, Yang J, et al. (2010), “Japanese encephalitis disease burden and clinical features of Japanese encephalitis in four cities in the People’s Republic of China”, Am J Trop Med Hyg, 83(4), tr. 766-73.
34.    Okuno T, Tseng PT, Liu SY, et al. (1971), “Rates of infection with Japanese encephalitis virus of two culicine species of mosquito in Taiwan”, Bull World Health Organ, 44(5), tr. 599-604.
35.    Kumar R, Tripathi P, Singh S, et al. (2006), “Clinical features in children hospitalized during the 2005 epidemic of Japanese encephalitis in Uttar Pradesh, India”, Clin Infect Dis, 43(2), tr. 123-31.
36.    Phukan AC, Borah PK and Mahanta J (2004), “Japanese encephalitis in Assam, northeast India”, Southeast Asian J Trop Med Public Health, 35(3), tr. 618-22.
37.    Gajanana A, Thenmozhi V, Samuel PP, et al. (1995), “A community- based study of subclinical flavivirus infections in children in an area of Tamil Nadu, India, where Japanese encephalitis is endemic”, Bull World Health Organ, 73(2), tr. 237-44.
38.    Potula R, Badrinath S and Srinivasan S (2003), “Japanese encephalitis in and around Pondicherry, South India: a clinical appraisal and prognostic indicators for the outcome”, J Trop Pediatr, 49(1), tr. 48-53.
39.    Kari K, Liu W, Gautama K, et al. (2006), “A hospital-based surveillance for Japanese encephalitis in Bali, Indonesia”, BMC Med, 4, tr. 8.
40.    Ompusunggu S, Hills SL, Maha MS, et al. (2008), “Confirmation of Japanese encephalitis as an endemic human disease through sentinel surveillance in Indonesia”, Am J Trop Med Hyg, 79(6), tr. 963-70.
41.    Yamanaka A, Mulyatno KC, Susilowati H, et al. (2010), “Prevalence of antibodies to Japanese encephalitis virus among pigs in Bali and East Java, Indonesia, 2008”, Jpn JInfect Dis, 63(1), tr. 58-60.
42.    Hiscox A, Winter CH, Vongphrachanh P, et al. (2010), “Serological investigations of flavivirus prevalence in Khammouane Province, Lao People’s Democratic Republic, 2007-2008”, Am J Trop Med Hyg, 83(5), tr. 1166-9.
43.    Moore CE, Blacksell SD, Taojaikong T, et al. (2012), “A prospective assessment of the accuracy of commercial IgM ELISAs in diagnosis of Japanese encephalitis virus infections in patients with suspected central nervous system infections in Laos”, Am J Trop Med Hyg, 87(1), tr. 171-8.
44.    Easton A (1999), “Outbreak of Japanese encephalitis hits Malaysia”, BMJ, 318(7188), tr. 893.
45.    Wong SC, Ooi MH, Abdullah AR, et al. (2008), “A decade of Japanese encephalitis surveillance in Sarawak, Malaysia: 1997-2006”, Trop Med Int Health, 13(1), tr. 52-5.
46.    Bhattachan A, Amatya S, Sedai TR, et al. (2009), “Japanese encephalitis in hill and mountain districts, Nepal “, Emerg Infect Dis, 15(10), tr. 1691-2.
47.    Dumre SP, Shakya G, Na-Bangchang K, et al. (2013), “Dengue virus and Japanese encephalitis virus epidemiological shifts in Nepal: a case of opposing trends”, Am J Trop MedHyg, 88(4), tr. 677-80.
48.    Upreti SR, Janusz KB, Schluter WW, et al. (2013), “Estimation of the impact of a Japanese encephalitis immunization program with live, attenuated SA 14-14-2 vaccine in Nepal”, Am J Trop Med Hyg, 88(3), tr. 464-8.
49.    Pant GR, Lunt RA, Rootes CL, et al. (2006), “Serological evidence for Japanese encephalitis and West Nile viruses in domestic animals of Nepal”, Comp Immunol Microbiol Infect Dis, 29(2-3), tr. 166-75.
50.    Lee DW, Choe YJ, Kim JH, et al. (2012), “Epidemiology of Japanese encephalitis in South Korea, 2007-2010”, Int J Infect Dis, 16(6), tr. e448-52.
51.    Olsen SJ, Supawat K, Campbell AP, et al. (2010), “Japanese encephalitis virus remains an important cause of encephalitis in Thailand”, Int J Infect Dis, 14(10), tr. e888-92.
52.    Trosper JH, Ksiazek TG and Cross JH (1980), “Isolation of Japanese encephalitis virus from the Republic of the Philippines”, Trans R Soc Trop Med Hyg, 74(3), tr. 292-5.
53.    Natividad FF, Daroy ML, Alonzo MT, et al. (2006), “Use of IgM- capture ELISA for confirmation of Japanese encephalitis infections in the Philippines”, Southeast Asian J Trop Med Public Health, 37(3), tr. 136-9.
54.    Vaughn DW and Hoke CJ (1992), “The epidemiology of Japanese encephalitis: prospects for prevention”, Epidemiol Rev, 14, tr. 197-221.
55.    Nguyễn Thu Yến, Trần Văn Tiến, Huỳnh Phương Liên và các cộng sự. (2000), “Hiệu quả phòng bệnh VNNB ở huyện Gia Lương, Bắc Ninh sau 5 năm gây miễn dịch bằng vaccine VNNB do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương sản xuất”, Tuyển tập công trình 1997-2000 Viện Vệ Sinh Dịch tễ Trung ương, NXB Y học, Hà Nội, tr. 63-66.
56.    Wang H and Liang G (2015), “Epidemiology of Japanese encephalitis: past, present, and future prospects”, Ther Clin RiskManag, 11, tr. 435-48.
57.    Eduard Kurstak (1992), Control of virus disease, University of Montreal, Canada.
58.    Chen HL, Chang JK and Tang RB (2015), “Current recommendations for the Japanese encephalitis vaccine”, J Chin Med Assoc, S1726- 4901(15), tr. 34-9.
59.    Nội dung của Chương trình TCMR và Tình hình tiêm chủng ở Việt Nam, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, truy cập ngày 9/5-2015, tại trang web http : //www.nihe. org.vn/new-vn/chuong-trinh-tiem-chung- mo-rong-quoc-gia/49/Noi-dung-cua-Chuong-trinh-TCMR.vhtm.
60.    Chính phủ (2013), Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mộc Châu để thành lập huyện Vân Hồ thuộc tỉnh Sơn La, Thư viện pháp luật, Hà Nội, truy cập ngày 25/5-2015, tại trang web http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet-72-NQ-CP-nam-2013- dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-huven-Moc-Chau-vb193037.aspx.
61.    Tổng cục thống kê (2014), Niên giám thống kê (Tóm tắt), NXB Thống kê.
62.    Vietnam Invest Network, Northern Highland/ Son La, Hanoi, truy cập ngày 25/5-2005, tại trang web http : //investinvietnam.vn/report/parent- region/91/95/Son-La.aspx.
63.    Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, NXB Thống Kê, Hà Nội. 
64.    WHO (2008), WHO-recommended standards for surveillance of selected vaccine-preventable diseases.
65.    Đặng Đình Thoảng, Nguyễn Thu Yến, Phan Thị Ngà và các cộng sự. (2009), “Bệnh Viêm não Nhật Bản sau tiêm vắc xin tại tỉnh Hà Nam, năm 2001 – 2007”, Tạp chí Y học Dự Phòng, 19(2), tr. 32-37.
66.    Tổng cục thống kê (2013), Niên giám thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội.
67.    Mani TR, Mohan Rao, et al (1989), “Virus isolations from mosquitoes collected during the 1982 JE epidemic in Northern Thailand”, Trans R Soc, Trop Med Hyg, 80, tr. 931-7.
68.    Kabilan L, Ramesh S, Srinivasan S, et al. (2004), “Hospital and laboratory-based investigations of hospitalized children with central nervous system-related symptoms to assess Japanese encephalitis virus etiology in Cuddalore District, Tamil Nadu, India”, J Clin Microbiol, 42(6), tr. 2813-5.
69.    Nguyễn Thu Yến (1995), Đặc điểm dịch tễ học bệnh VNNB huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc và đánh giá kết quả thử nghiệm vaccine VNNB của Viện Vệ sinh Dịch tê Hà Nội trên thực địa, Luận án PTS khoa học y dược, Viện Vệ sinh Dịch tễ Hà Nội,Hà Nội.
70.    Phan Thị Ngà, Nguyễn Thị Kiều Anh và cộng sự (2002), “Giám sát, chẩn đoán VNNB ở Việt Nam, 2000-2001”, Tạp chí Y học Dự Phòng, 12(4), tr. 5-10.
71.    Vũ Sinh Nam. (2002), Sơ kết 1 năm điều tra véc tor truyền bệnh VNNB tại Hà Tây, 9/2001 – 9/2002, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội.
72.    Yoshida M, Igarashi A, Suwendra P, et al. (1999), “The first report on human cases serologically diagnosed as Japanese encephalitis in Indonesia”, Southeast Asian J Trop Med Public Health, 30(4), tr. 698-706.
73.    Đặng Đình Thoảng (2002), Một số đặc điểm dịch tê học bệnh VNNB tại tỉnh Hà Nam năm 1992 – 2001 và bước đầu nhận xét hiệu quả của việc tiêm vắc xin phòng bệnh, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Đại học Y Hà Nội. 
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1.    Tác nhân gây bệnh    4
1.2.    Quá trình dịch    5
1.2.1.    Nguồn truyền nhiễm    5
1.2.2.    Đường truyền nhiễm    6
1.2.3.    Khối cảm nhiễm    8
1.3.    Đặc diểm dịch tễ học    8
1.3.1.    Sự phân bố theo địa lý    8
1.3.2.    Sự phân bố theo thời gian    15
1.3.3.    Sự phân bố theo tuổi    16
1.4.    Các biện pháp phòng chống bệnh VNNB    16
1.4.1.    Phòng trừ vector    16
1.4.2.    Gây miễn dịch cho súc vật và người cảm nhiễm    17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    21
2.1.     Địa điểm và thời gian nghiên cứu    21
2.1.1.    Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội học chứng não cấp và
bệnh VNNB      21
2.1.2.    Nghiên cứu mối liên quan giữa tiêm chủng vắc xin VNNB và tỷ lệ
mắc HCNC tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2014    21
2.2.    Đối tượng nghiên cứu    22
2.3.    Phương pháp nghiên cứu    23
2.3.1.     Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học HCNC và bệnh VNNB    23
2.3.2.    Nghiên cứu mối liên quan giữa tiêm chủng vắc xin VNNB và tỷ lệ
mắc HCNC tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 – 2014    24 
2.4.    Các biến số, chỉ số và cách thu thập    26
2.5.    Phương pháp quản lý và xử lý số liệu    30
2.6.    Đạo đức nghiên cứu    30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    31
3.1.     Một số đặc điểm dịch tễ học HCNC/Bệnh VNNB tại tỉnh Sơn La 2014 31
3.1.1.    Kết quả điều tra bệnh nhân HCNC năm 2014    31
3.1.2.    Kết quả điều tra bệnh nhân VNNB năm 2014    37
3.2.    Mối liên quan giữa tiêm chủng vắc xin VNNB và tỷ lệ mắc HCNC tại
tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2014    43
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    48
4.1.    Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh VNNB tại Sơn La năm 2014    48
4.2.    Mối liên quan giữa tiêm chủng vắc xin VNNB và tỷ lệ mắc HCNC tại
Tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2014    54
4.3.    Hạn chế của đề tài    57
KẾT LUẬN    58
KIẾN NGHỊ    60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
: Acute Encephaltis Syndrome – Hội chứng não cấp
: Centers for Disease Control and Prevention – Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh.
: Hội chứng não cấp
: Vắc xin tinh khiết bất hoạt từ não chuột : Xét nghiệm miễn dịch gắn men : Vắc xin bất hoạt từ não chuột : Tiêm chủng mở rộng : Viêm não màng não cấp : Viêm não Nhật Bản : World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới 
Bảng 3.1: Tỷ lệ mắc và chết do VNNB, Sơn La 2014 
Kết quả xét nghiệm MAC-ELISA trên bệnh nhân HCNC tại
Sơn La năm 2014    31
Phân bố số mắc HCNC theo nhóm tuổi    32
Tỷ lệ mắc HCNC/100.000 dân theo nhóm tuổi tại Sơn La, 2014. 32
Phân bố số ca mắc HCNC theo giới tại Sơn La, 2014    33
Phân bố số ca HCNC theo tháng tại Sơn La, 2014    34
Phân bố tỷ lệ mắc,chết do HCNC/100.000 dân theo huyện/thị
tại Sơn La năm 2014    35
Tỷ lệ mắc, chết do HCNC/100.000 dân ở khu vực thành thị và
nông thôn tại Sơn La năm 2014    36
Phân bố số mắc VNNB theo nhóm tuổi, Sơn La, 2014    37
Tỷ lệ mắc VNNB/100.000 dân theo nhóm tuổi tại Sơn La, 2014. 38
Tỷ lệ mắc VNNB theo giới tại tỉnh Sơn La, 2014    38
Phân bố số mắc VNNB theo tháng tại Sơn La, 2014    39
Phân bố tỷ lệ mắc, chết do VNNB/100.000 dân theo huyện/thị
tại Sơn La năm 2014    40
Phân bố mắc, chết do VNNB/100.000 dân ở khu vực thành thị
và nông thôn tại Sơn La năm 2014    41
Tỷ lệ mắc, chết do VNNB/100.000 dân ở khu vực thành thị và
nông thôn tại Sơn La năm 2014    41
Tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi vắc xin và tỷ lệ mắcHCNC/100.000 dân
tại Sơn La từ năm 2011-2014    43
Tỷ lệ tiêm đủ 2 mũivắc xin VNNBcho đối tượng 1 tuổi và số
mắc HCNC ở 4 huyện của Sơn La từ năm 2011-2014    44
Tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi vắc xin VNNBcho đối tượng 1 tuổi và số
mắc HCNC ở 4 huyện của Sơn La từ năm 2011-2014    46
Tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi vắc xin VNNBcho đối tượng 1 tuổi và số mắc HCNC ở 3 huyện của Sơn La từ năm 2011-2014    47

Leave a Comment