Mô tả một số triệu chứng, bệnh mạn tính hay gặp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại hai xã Nhật Tân

Mô tả một số triệu chứng, bệnh mạn tính hay gặp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại hai xã Nhật Tân

Luận văn Mô tả một số triệu chứng, bệnh mạn tính hay gặp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại hai xã Nhật Tân và Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2014. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học kỹ thuật và xã hội đã tạo cho con người cuộc sống với các điều kiện tốt hơn đáng kể về chế độ dinh dưỡng, tiện nghi nhà ở, giải trí, chăm sóc y tế. Kể từ năm 1950, triển vọng sống trung bình khi sinh đã tăng lên thêm 20 năm lên 66 tuổi và đến năm 2025 tăng thêm 10 tuổi nữa.Tuổi thọ trung bình của loài người tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) năm 2011, già hóa dân số là một trong những xu hướng quan trọng nhất của thế kỉ 21. Dự báo dân số của Liên Hiệp Quốc (2008) cho thấy, dân số cao tuổi sẽ tăng từ 697 triệu người (hay 10% tổng dân số thế giới) vào năm 2010 lên gần 2 tỷ người (hay 23% tổng dân số thế giới) vào năm 2050 [1]. Tuổi thọ cao không chỉ đem lại niềm tự hào cho các quốc gia phát triển mà còn tạo ra những thách thức lớn cho tăng trưởng kinh tế, tác động mạnh đến mối quan hệ gia đình, lối sống và hệ thống an sinh xã hội trên cả thế giới. Không những vậy, gánh nặng bệnh tật ở người cao tuổi và nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi các quốc gia trên thế giới cần phải được quan tâm hơn nữa.

Ở Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội và sự hoàn thiện hơn của hệ thống y tế, trong những năm gần đây, tuổi thọ của người Việt Nam tăng lên đáng kể.Tỷ lệ NCT năm 1989 là 7,2%, theo thống kê điều tra dân số năm 1999 có khoảng 6 triệu NCT chiếm tỷ lệ khoảng 8% dân số, đến năm 2003 là 8,65% và kết quả điều tra dân số năm 2009 là 9% khoảng gần 8 triệu người [2]. Và đến năm 2012, tỷ lệ NCT là 10,2% [3]. Như vậy, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa dân số”. Dân số cao tuổi tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong dân số, sẽ đối mặt với nguy cơ “già mà chưa giàu” khi tốc độ già hóa dân số tiếp tục tăng cao nhưng thu nhập bình quân đầu người Việt Nam mới chỉ đat ở mức trung bình thấp (khoảng 1.170 đô-la Mỹ/người vào năm 2010) [4]. Hậu quả là gánh nặng bệnh tật và việc chăm sóc mang tính toàn diện đối với người cao tuổi ở nước ta khó có thể thực hiện được tốt.
Cùng với sự gia tăng của tuổi thọ trung bình, mô hình bệnh tật chung của nước ta cũng đang thay đổi nhanh chóng. Sự giao lưu và hội nhập quốc tế một mặt chúng ta phải đương đầu với các bệnh lây truyền, thì mặt khác chúng ta đang phải đối phó với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây nhiễm. Chí phí y tế cho người cao tuổi sẽ tăng lên nhanh chóng, điều này đặc biệt quan trọng nếu chúng ta biết là bình quân chi phí y tế cho một người cao tuổi cao gấp 7 lần so với một người ở nhóm tuổi trẻ. Một nghiên cứu năm 2000 cho thấy, chi phí y tế cho nhóm người trên 75 tuổi chiếm tới 30% tổng ngân sách y tế của một quốc gia [5]. Việt Nam đã bước vào giai đoạn “già hóa dân số” mô hình bệnh tật cũng thay đổi: một mặt người già phải đối phó với các bệnh lây nhiễm, mặt khác phải đương đầu với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, thoái hóa như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đương, ung thư các loại, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, thoái hóa khớp, loãng xương, sa sút trí tuệ. Đa số các bệnh này ít nhiều liên quan đến lối sống và phải điều trị suốt đời. Mặc dù, số lượng các nghiên cứu về bệnh mạn tính đã tăng đáng kể trong thời gian gần đây, nhưng đa phần tập trung vào tìm hiều, phân tích từng bệnh riêng lẻ, ít có nghiên cứu tổng thể về các bệnh mạn tính ở người cao tuổi và một số yếu tố khác đối với vấn đề sức khỏe người cao tuổi. Do đó, những thông tin này rất cần thiết lập kế hoạch, ban hành và thực thi các chính sách có liên quan đến CSSK người cao tuổi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Mô tả một số triệu chứng, bệnh mạn tính hay gặp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại hai xã Nhật Tân và Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2014” với các mục tiêu cụ thể sau:
1.    Mô tả một số triệu chứng và bệnh mạn tính hay gặp ở người cao tuổi tại hai xã Nhật Tân và Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2014.
2.    Mô tả việc sử dụng rượu bia, hút thuốc lá và mối liên quan với một số bệnh mạn tính ở người cao tuổi tại hai xã Nhật Tân và Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2014. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO “Mô tả một số triệu chứng, bệnh mạn tính hay gặp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại hai xã Nhật Tân và Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2014
1.    ILSSA and UNFPA. (2007). “Assessment on Social Pension for the Elderly Persons in Vietnam”, unpublished report. Hanoi: Institute for Labour Science and Social Affairs, and United Nations Population Fund, New York.
2.    Tổng cục thống kê (1999,2009). Tổng điều tra dân số.
3.    Bộ kế hoạch và đầu tư (2012). Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2012, Tổng cục thống kê, Hà Nội 2012.
4.    Ngân hàng Thế giới. (2007). Báo cáo phát triển Việt Nam 2008: Bảo trợ xã hội. , Hà Nội: Ngân hàng thế giới.
5.    Viện Lão khoa (2000). “Điều tra dịch tễ học về nhu cầu chăm sóc y tế, xã hội và tình hình bệnh tật của người già Việt Nam “.
6.    Ủy ban thường vụ Quốc hội (2002). Pháp lệnh người cao tuổi số 32/2000/ PL – UBTVQH ngày 28/4/2000.
7.    Đàm Hữu Đắc (1999). Người cao tuổi và những vấn đề đặt ra đối với chính sách xã hội, người cao tuổi Việt Nam thực trạng và giải phápNXB lao động và xã hội.
8.    Ủy ban kế hoạch nhà nước (1998). Điều tra Mức sống dân cư Việt Nam, Tổng cục thống kê.
9.    Trường Đại học Y Hà Nội (2004). Chương VII – sức khỏe người cao tuổi. Sách sức khỏe lứa tuổi, NXB Y học.
10.    Lương Chí Thành (2007). Đại cương về lão khoa, Cẩm nang CSSK NCT, NXB Y học, Hà Nội.
11.    Trần Đức Thọ (1993). “Tuổi già và một số vấn đề săn sóc sức khỏe người già”, NCT Việt Nam thực trạng và giải pháp, NXB lao động và xã hội.
12.    Viện Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi (1993). Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Lão khoa xã hội, Hà Nội.
13.    Nguyễn Văn Tiên (2001). Già hóa dân số ở Việt Nam, mô hình chăm sóc sức khỏe người già ở một số vùng Đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.
14.    World Health Organization (2005). Preventing chronic diseases – a vitalinvestment, Geneva, World Health Organization.
15.    Bộ Y tế (2001). Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD-10), NXB Y học, Hà Nội.
16.    WHO (2002). Life course perspectives on coronary heart disease, stroke and diabetes, The evidence and implication for policy and research.
17.    Phạm Khuê (1999). Bệnh học tuổi già, NXB Y học, Hà Nội.
18.    WHO (2006). Tăng cường hoạt động để giảm tỷ lệ tử vong trên toàn
cầu,    truy cập ngày 2/2/2015, tại trang web
http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn.
19.    Reuters (2008). Ung thư sẽ vượt bệnh tim mạch trở thành sát thủ số 1, truy cập ngày12/3/2015, tại trang web http://www.baohungyen.vn.
20.    World Health Organization (2002). Globla Program on Evidence for Health Policy (EBD/GPE/EIP).
21.    Bộ Y tế (2008). Niên giám thống kê.
22.    Bộ Y tế    (2010). Báo cáo y tế Việt Nam năm 2010.
23.    Bộ Y tế    (2012). Báo cáo y tế Việt Nam năm 2012.
24.    Bộ Y tế    (2006). Mô hình bệnh tật tử vong, Thống kê y tế năm    2006.
25.    Phạm Gia Khải (2008). Bênh tim mạch đã trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, , truy cập ngày 17/5/2014, tại trang web http://phongmach.vovnews.vn. 
Phạm Thắng (2007). Tình hình bệnh tật của người cao tuổi Việt Nam qua một số nghiên cứu dịch tễ học tại cộng đồng, truy cập ngày 24/12/2014, tại trang web http://www.gopfp.gov.vn/so-4- 73;isessionid=F075DDBF6DAEDFAC5C630529AF594EB5?p p id=6 2 INSTANCE Z5vv&p p lifecycle=0&p p state=normal& 62 INST ANCE Z5vv struts action=%2Fiournal articles%2Fview& 62 INST ANCE Z5vv version=1.0& 62 INSTANCE Z5vv groupId=18& 62 INSTANCE Z5vv articleId=1016.
28.    Lương Chí Thành ((2008). Vấn đề sức khỏe của người cao tuổi, thực trạng và giái pháp, NXB Y học, Hà Nội.
29.    Cao Thị Như (2011). Thực trạng, nhu cầu và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại xã Liên Hà và Uy Nô huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2011, khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội.
30.    Triệu Văn Chinh (2003). Thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh và tư vấn sức khỏe của NCT ở khu vực nông thôn huyện Gia Lâm, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng.
31.     Nilsson. J (2005). “Understanding health – related quality of life in old age – Across – sectional study of elderly people in rural Bangladesh”, Karolinska Intitutet.
32.    Cổng thông tin điện tử huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, truy cập ngày 10/2/2014, tại trang web http://hanam.gov.vn/vi- vn/kimbang/Pages/Default.aspx.
33.    Đặng Xuân Tin (2005). Nghiên cứu tình trạng sức khỏe và các nhu cầu chăm sóc tác động đến sức khỏe của người cao tuổi tại huyện An Hải, Hải Phòng, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
34.    Bộ Y tế (2006). Mô hình bệnh tật tử vong, Thống kê y tế năm 2006.
35.    Bộ Y tế (2014). Báo cáo chúng ngành Y tế. 
36.    Trần Thị Mai Oanh (2010). Sức khỏe, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và mô hình can thiệp ở miền núi Chí Linh – Hải Dương, Luận án tiến sỹ Y họcViện vệ sinh dịch tễ trung ương.
37.    Nguyễn Văn Tập (2005). Nghiên cứu tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi và khả năng đáp ứng của trạm y tế xã, Luận văn tiến sỹ Y học, Học viện quân y.
38.    Nguyễn Văn Tiên (2001). Già hóa dân số Việt Nam. Mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở một số xã vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y.
39.    Dương Huy Lương (2004). Thực trạng và nhu cầu chăm sóc người cao tuổi, Tạp chí thông tin Y dược, Số 2.
40.    Trần Ngọc Tụ (2009). Nghiên cứu mô hình quản lý và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội (2005 – 2007). Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện quân Y, Hà Nội.
41.    Vũ Minh Tuấn (2011). Thực trạng bệnh tật, tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi tại hai xã huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam năm 2011, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
43.    Bộ Y tế (2001 – 2002). Điều tra y tế quốc gia, Nhà xuất bản Y học.
44.    Phạm Thắng Trần Đức Thọ (2002). Tình hình bệnh tật của người cao tuổi tại cộng đồng, Hội thảo kinh nghiệm chăm sóc người già tại cộng đồng, Viện Lão Khoa, Hà Nội.
45.    Hoàng Minh và Nguyễn Kim Cương, Trần Đức Thọ (2004). Các bệnh thường gặp và những chăm sóc cần chú ý với người già, Từ điển y học phổ thông, NXB Y hoc, Hà Nội. 
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1    T ổng quan người cao tuổi    3
1.1.1    Khái niệm về người cao tuổi    3
1.1.2    Đặc điểm cơ thể người cao tuổi    4
1.2    Khái quát mô hình bệnh tật ở người cao tuổi    5
1.2.1    Các triệu chứng thường gặp ở những bệnh mạn tính    5
1.2.2    Sơ lược tình hình bệnh mạn tính trên thế giới    5
1.2.3    Tình hình bệnh mạn tính ở Việt Nam    7
1.2.4    Tình hình bệnh tật của người cao tuổi    9
1.3    Một số yếu tố liên quan đến các triệu chứng và bệnh mạn tính NCT . 13
1.3.1    Yếu tố sử dụng rượu bia, thuốc lá ở NCT    13
1.3.2    Chế độ dinh dưỡng ở NCT    14
1.3.3    Yếu tố vận động, thể dục, rèn luyện thể lực    15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    16
2.1    Thời gian và địa điểm nghiên cứu    16
2.2    Đối tượng nghiên cứu    17
2.3    Phương pháp nghiên cứu    17
2.3.1    Thiết kế nghiên cứu    17
2.3.2    Mẫu và phương pháp chọn mẫu    17
2.3.3.    Các biến số và chỉ số nghiên cứu    18
2.3.3    Phương pháp và công cụ thu thập số liệu    20
2.3.4    Xử lí và phân tích số liệu    20
2.3.5    Khống chế sai số và cách khắc phục    20
2.3.6    Đạo đức trong nghiên cứu    21 
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    22
3.1     Thông tin chung về người cao tuổi    22
3.2     Thực trạng sức khỏe của người cao tuổi    24
3.2.1    Triệu chứng hay gặp ở người cao tuổi    24
3.2.2    Thực trạng sử dụng rượu bia – thuốc lá ở NCT    28
3.3    Bước đầu phân tích đơn biến mối liên quan giữa sử dụng rượu bia –    hút
thuốc lá và bệnh mạn tính ở NCT    30
Chương 4: BÀN LUẬN    34
4.1    Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    34
4.2    Thực trạng bệnh tật ở người cao tuổi    35
4.3    Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia, hút thuốc lá và mắc một số bệnh
mạn tính thường gặp    38
4.3.1    Yếu tố sử dụng rượu bia ở NCT mắc bệnh mạn tính hay gặp    38
4.3.2    Yếu tố sử dụng thuốc lá ở NCT mắc bệnh mạn tính hay gặp    39
KẾT LUẬN    40
KHUYẾN NGHỊ    41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT    Bảo hiểm Y tế
CBYT    Cán bộ Y tế
CSSK    Chăm sóc sức khỏe
ĐTV    Điều tra viên
KCB    Khám chữa bệnh
KSK    Khám sức khỏe
NCT    Người cao tuổi
NC    Nghiên cứu
TYT    Trạm Y tế
UNFPA    Quỹ dân số Liên hợp quốc

 
Bảng 3.1    Tuổi trung bình của người cao tuổi trong nghiên cứu    22
Bảng 3.2    Đặc điểm NCT phân theo nhóm tuổi theo giới    23
Bảng 3.3    Các triệu chứng hay gặp ở NCT    24
Bảng 3.4 Tỷ lệ mắc bệnh mạn tính của NCT    24
Bảng 3.5 Tỷ lệ mắc bệnh mạn tính của NCT theo giới    25
Bảng 3.6    Một số bệnh mạn tính thường gặp ở NCT    27
Bảng 3.7 Đặc điểm sử dụng rượu/bia; thuốc lá của NCT    28
Bảng 3.8 Đặc điểm sử dụng rượu bia-thuốc lá theo giới    30
Bảng 3.9 Mối liên quan sử dụng rượu bia và mắc bệnh mạn tính ở NCT .. 30
Bảng 3.10 Mối liên quan hút thuốc lá và mắc bệnh mạn tính ở NCT    31
Bảng 3.11 Mối liên quan sử dụng rượu bia và mắc bệnh tim mạch ở NCT . 31
Bảng 3.12 Mối liên quan sử dụng rượu bia và bệnh huyết áp ở NCT    31
Bảng 3.13 Mối liên quan sử dụng rượu bia và mắc bệnh đường tiêu hóa ở NCT … 32
Bảng 3.14 Mối liên quan hút thuốc lá và mắc bệnh tim mạch ở NCT    32
Bảng 3.15 Mối liên quan hút thuốc lá và mắc bệnh huyết áp ở NCT    33
Bảng 3.16 Mối liên quan hút thuốc lá và mắc bệnh đường hô hấp ở NCT… 33 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1:    Đặc điểm về độ tuổi của NCT    23
Biểu đồ 3.2:    Tỷ lệ mắc bệnh mạn tính theo nhóm tuổi    25
Biểu đồ 3.3:    Tỷ lệ NCT bị bệnh mạn tính có sử dụng rượu bia    29
Biểu đồ 3.4:    Tỷ lệ NCT bị bệnh mạn tính có sử dụng thuốc lá    29

Leave a Comment