Mô tả một số yếu tố liên quan đái tháo đường týp 2 và tiền đái tháo đường ở nhóm tuổi 30 – 69 tại tỉnh Nghệ An năm 2010

Mô tả một số yếu tố liên quan đái tháo đường týp 2 và tiền đái tháo đường ở nhóm tuổi 30 – 69 tại tỉnh Nghệ An năm 2010

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn các chuyển hoá gây tăng đường huyết mạn tính do khiếm khuyết tiết insuline, khiếm khuyết hoạt động insuline, hoặc cả hai. Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh ĐTĐ là rối loạn chuyển hóa đường, nồng độ đường trong máu tăng cao liên tục và được thải ra ngoài qua nước tiểu, vì vậy người ta gọi là bệnh ĐTĐ. Nhưng khi có đường niệu thì bệnh ĐTĐ đã ở giai đoạn muộn và có nhiều biến chứng. Biến chứng của bệnh ĐTĐ là hậu quả của một phức hợp các rối loạn chuyển hóa Glucid, Lipid, Protein và các chất điện giải, gây ton thương nhiều cơ quan trong cơ thể, như tim mạch, thần kinh, mắt, thận, bàn chân …, nếu không được điều trị kịp thời người bệnh ĐTĐ có thể tử vong hoặc tàn tật suốt đời.

Bệnh ĐTĐ, trong đó chủ yếu là bệnh ĐTĐ týp 2 chiếm từ 85% đến 95% trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ, đang là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất hiện nay trên toàn cầu. Bệnh có tốc độ phát triển rất nhanh, theo Stephan Colagiuri tổng hợp từ nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy: cứ trong vòng 15 năm tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 tăng lên gấp hai lần. Hiện nay, bệnh ĐTĐ týp 2 được coi là dịch bệnh ở nhiều nước đang phát triển và những nước mới công nghiệp hóa, vì tỷ lệ bệnh liên quan với mức phát trển kinh tế, xã hội [34], [85].

Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 1995 toàn thế giới có 135 triệu người mắc bệnh ĐTĐ (chiếm 4% dân số toàn cầu), dự báo đến năm 2025, số người mắc ĐTĐ khoảng 330 triệu người (chiếm 5,4% dân số thế giới). Hiện thời điểm mới nhất Theo thống kê hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF) năm 2010 số người mắc bệnh đái tháo đường khoảng 285 triệu (chiếm 6,6% dân số thế giới) và dự báo sẽ vượt trên 400 triệu người vào năm 2030. Số người TĐTĐ năm 2010 trên thế giới cũng trên 300 triệu người [7], [59].

Các nghiên cứu ở Singapore có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng rất nhanh: Năm 1975 là 1,9%; năm 1984 là 4,7%; năm 1998 đã lên đến 9% [2], [92].

Việt Nam hiện là một trong số những quốc gia có tỷ lệ ĐTĐ trong cộng đồng đang gia tăng. Tỷ lệ ĐTĐ ở Hà Nội năm 1991 là 1,2% [38], Huế năm 1994 là 0,96% [16], thành phố Hồ Chí Minh năm 1992 là 2,52% [45]. Đến năm 2001 tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở các thành phố lớn (Hà Nội, Hải phòng, Huế, Đà nẵng, thành phố Hồ Chí Minh) đã là 4,0% [3], thành phố Yên Bái năm 2004 là 2,94% [19], nghiên cứu gộp hai tỉnh Thái Bình và Nam Định năm 2007 là 3,75% [37], thành phố Biên Hòa năm 2009 là 8,1% [31].

Bệnh ĐTĐ không chỉ là gánh nặng của mỗi cá nhân, mỗi gia đình mà còn ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia và của toàn cầu trong thế kỷ 21 [85]. Ớ Mỹ, với 15 triệu người mắc bệnh ĐTĐ đã phải tiêu tốn 98,2 tỷ USD. Tại một số nước Châu Âu, chi phí chăm sóc bệnh ĐTĐ hiện chiếm 2-7% tổng ngân sách Y tế quốc gia [78], [102].

Tiền ĐTĐ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose mà chưa có biểu hiện lâm sàng, bao gồm hai tình huống: Giảm dung nạp Glucose máu lúc đói (IFG); Rối loạn dung nạp Glucose (IGT). Là khởi đầu của bệnh ĐTĐ týp 2, nhiều nghiên cứu nghi nhận tỷ lệ TĐTĐ trong cộng đồng rất cao. [17], [54], [59], [67], [68]

Đe hạn chế và giảm tác hại của bệnh thì biện pháp hữu hiệu nhất là phát hiện người mắc ĐTĐ týp 2 và tiền ĐTĐ sớm điều trị, quản lý kịp thời làm giảm tiến triển và biến chứng của bệnh, chi phí cho chữa bệnh ít tốn kém nhất, duy trì người bệnh cuộc sống gần như bình thường.

Tại Nghệ An năm 2009 tỷ lệ ĐTĐ týp 2 là 5,2% đã được quản lý, và phát hiện TĐTĐ là 15,3% [22]. Tuy nhiên ĐTĐ týp 2 và tiền ĐTĐ vẫn chưa được phát hiện trong cộng đồng còn cao. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Mô tả một số yếu tố liên quan đái tháo đường týp 2 và tiền đái tháo đường ở nhóm tuổi 30 – 69 tại tỉnh Nghệ An năm 2010” nhằm mục tiêu:

1. Xác định tỷ lệ đái tháo đường týp 2 mới được phát hiện và tiền đái tháo đường ở nhóm tuổi 30 – 69 tại tỉnh Nghệ An năm 2010.

2. Mô tả một số yếu tố liên quan đái tháo đường týp 2 và tiền đái tháo MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Lịch sử bệnh đái tháo đường: 3

1.2. Quan niệm về bệnh đái tháo đường và tiền đái thao đường 4

1.2.1. Định nghĩa và phân loại bệnh đái tháo đường 4

1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2 8

1.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường 10

1.2.4. Biến chứng của bệnh đái tháo đường 13

1.2.5. Những yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường 14

1.3. Tình hình về bệnh đái tháo đường trên thế giới và ở Việt Nam 20

1.3.1. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới 20

1.3.2. Tình hình bệnh đái tháo đường tại Việt Nam 23

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1. Địa bàn nghiên cứu 25

2.1.1. Phân chia các cụm nghiên cứu theo sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội

vùng ở 26

2.1.2. Phân chia các cụm nghiên cứu theo khu vực đồng bằng/ trung du – miền

núi/ vùng cao 26

2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu 26

2.3. Đối tượng nghiên cứu 26

2.3.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng: 26

2.3.2. Tiêu chuẩn loại bỏ đối tượng: 26

2.4. Phương pháp nghiên cứu 27

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 27

2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 27

2.4.3. Phương pháp chọn mẫu 27

2.4.4. Các biến số nghiên cứu 29

2.4.5. Phương pháp thu thập số liệu s 1

2.5. Sai số và khống chế sai số 36

2.6. Phương pháp xử lý số liệu 36

2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 36

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 37

3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và địa bàn nghiên cứu 37

3.1.2. Đặc điểm nhân khau học đối tượng nghiên cứu 38

3.2. Đặc điểm ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ trong mẫu nghiên cứu: 38

3.2.1. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ 38

3.2.2. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo giới 39

3.2.3. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo khu vực thành thị – nông thôn 39

3.2.4. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo khu vực đồng bằng/ trung du – miền núi/

vùng cao 40

3.2.5. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 theo giới tính giữa các nhóm tuổi 41

3.2.6. Tỷ lệ TĐTĐ theo giới tính giữa các nhóm tuổi 41

3.2.7. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo dân tộc 42

3.2.8. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo tiền sử ĐTĐ của gia đình 42

3.2.9. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo tiền sử bệnh lý tim mạch 43

3.2.10. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo tiền sử bệnh lý rối loạn lipid máu 44

3.2.11. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo bệnh lý tăng HA 44

3.2.12. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo chỉ số WHR với nữ 45

3.2.13. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo chỉ số WHR với nam 45

3.2.14. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo chỉ số BMI 46

3.2.15. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 theo chế độ ăn uống 47

3.2.16. Tỷ lệ TĐTĐ theo chế độ ăn uống 48

3.2.17. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo thói quen hút thuốc 48

3.2.18. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo thời gian hút thuốc lá 49

3.2.19. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo mức độ hoạt động thể lực 49

3.2.20. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo tiền sử cân nặng con sinh ra 50

3.3. Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với bệnh ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ 51

3.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu với bệnh ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ..51

3.3.2. Mối liên quan tiền sử bệnh bản thân với bệnh ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ. …52

3.3.3. Mối liên quan giữa hành vi lối sống với bệnh ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ. …53

3.3.4. Mối liên quan giữa chỉ số BMI, WHR với bệnh ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ 54

3.3.5. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và đẻ con từ 4kg trở lên với bệnh ĐTĐ

týp 2 và TĐTĐ 55

Chương 4: BÀN LUẬN 57

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 57

4.2. Bàn luận về ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ 57

4.2.1. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 57

4.2.2. Tỷ lệ TĐTĐ 59

4.3. Một số yếu tố liên quan dẫn tới nguy cơ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ 60

4.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu với bệnh ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ ..60

4.3.2. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh lý với bệnh ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ 62

4.3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố thuộc về hành vi với bệnh ĐTĐ týp 2 và

TĐTĐ 64

4.3.4. Mối liên quan giữa các yếu BMI, WHR với bệnh ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ..66

4.3.5. Tiền sử gia đình và sinh con với ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ 68

KẾT LUẬN 69

KIẾN NGHỊ 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment