Mô tả một số yếu tố nguy cơ xuất huyết não màng não ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Mô tả một số yếu tố nguy cơ xuất huyết não màng não ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Nhi Trung ương

-Bệnh xuất huyết não màng não (XHNMN) là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh đặc biệt ở trẻ đẻ non, với tỷ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng thần kinh nặng nề. Tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong và di chứng thần kinh của XHNMN khác nhau theo thời gian và địa dư, tùy thuộc vào từng trung tâm do những tiến bộ trong sản khoa và những kỹ thuật hồi sức sơ sinh.
Ahman (1980) chụp cắt lớp vi tính sọ não cho 135 trẻ có tuổi thai dưới 35 tuần thấy tỷ lệ mắc XHNMN là 40% [15]. Tỷ lệ mắc XHNMN của trẻ đẻ non đã giảm dần trong những năm gần đây: tác giả Heuchan và cộng sự (1998) siêu âm qua thóp sàng lọc trong 3 năm ở Úc và Niudilân cho các trẻ từ 24-30 tuần thấy tỷ lệ mắc bệnh giảm từ 30,4% (1995) xuống còn 24,4% (1997) [32]; Fariba nghiên cứu tại Iran năm 2005 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 21,5% [34]. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Thị Thu Hà (2001) tỷ lệ mắc bệnh XHNMN của trẻ đẻ non chiếm 2,2% tổng số bệnh nhân sơ sinh đẻ non nhập viện tại bệnh viện Nhi trung ương [4].
Theo Voyer M (1998) tỷ lệ tử vong do XHNMN là 5,3% ở trẻ đẻ non dưới 2100 gam vào điều trị tại Viện nhi Paris [78]. Tại Việt Nam theo tác giả Trần Đình Long (1999) XHNMN chiếm 19,4% tổng số tử vong sơ sinh <2500 gam [13]. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Nhạn (2001) tỷ lệ tử vong do XHNMN ở trẻ sơ sinh từ 4,3-6,7%, đứng hàng thứ 9 trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất ở trẻ em Việt Nam [7].
Di chứng thần kinh có thể gặp của trẻ XHNMN bao gồm: tràn dịch não, bại não, teo não, động kinh, giảm hay khó khăn về vận động và phát triển tinh thần [51], [67]. Theo Volpe J.J (2001) tỷ lệ tử vong và di chứng thần kinh tùy theo mức độ nặng của xuất huyết trong não thất (XHTNT): xuất huyết dưới màng nội tủy vùng mầm tỷ lệ tử vong 5%, tỷ lệ di chứng thần kinh 10%; XHTNT không giãn não thất là 10% và 15%; XHTNT có giãn não thất là 20% và 35%; XHTNT và nhu mô não quanh não thất tỷ lệ tử vong 50% và tỷ lệ di chứng thần kinh 90% [68].
Nguyên nhân gây XHNMN ở trẻ đẻ non cho tới nay còn chưa hoàn toàn sáng tỏ có thể do trẻ đẻ non, thấp cân, sang chấn hay ngạt khi sinh, do rối loạn huyết động hay do các rối loạn đông máu bẩm sinh hay mắc phải…
Trên thế giới trong vài chục năm gần đây đã có rất nhiều tiến bộ trong nghiên cứu về dịch tễ, cơ chế sinh lý bệnh, dịch tễ, bệnh học của XHNMN do đó đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc cũng như mức độ nặng của bệnh ở trẻ đẻ non. Những yếu tố được quan tâm để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh như: sử dụng corticoid trước sinh cho mẹ, liệu pháp giảm đau trước đẻ, sử dụng indomethacin liều thấp sau sinh và surfactant.
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về tần xuất mắc và tử vong, trong khi đó nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ XHNMN ở trẻ đẻ non chưa đầy đủ. Xuất phát từ tình hình đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Mô tả một số yếu tố nguy cơ xuất huyết não màng não ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Với mong muốn tìm ra một số yếu tố liên quan từ đó có cơ sở khoa học để đề xuất một số biện pháp trong phòng bệnh và điều trị làm giảm tỷ lệ mắc cũng như tử vong của XHNMN ở trẻ đẻ non, chúng tôi đặt ra hai mục tiêu nghiên cứu như sau:
1. Mô tả một số yếu tố nguy cơ mắc xuất huyết não màng não của trẻ đẻ non vào điều trị tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tử vong của trẻ đẻ non có xuất huyết não màng não.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN l
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ll
MỤC LỤC lll
DANH MỤC BẢNG vl
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ vlll
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU s
1.1. Một số khál nlệm và thuật ngữ sử dụng trong nghlên cứu s
1.2. Dịch tễ học về XHNMN ở trẻ sơ slnh đẻ non s
l. s. Nhắc lạl glảl phẫu và slnh lý bệnh có llên quan 5
1.4. Đặc đlểm lâm sàng, cận lâm sàng XHNMN ở trẻ đẻ non 7
1.5. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ mắc XHNMN 12
1.6. Nguyên nhân và các yếu tố llên quan đến tử vong của trẻ đẻ non mắc
XHNMN 25
1.7. Phòng bệnh và đlều trị 29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đốl tượng nghlên cứu 32
2.2. Thờl glan và địa đlểm nghlên cứu 32
2.3. Phương pháp nghlên cứu S3
2.4. Các blến số và chỉ số nghlên cứu 35
2.5. Xử lý số llệu 39
2.6. Khía cạnh đạo đức của đề tàl 39
2.7. Kỹ thuật khống chế sal số 39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Một số đặc đlểm chung mẫu nghlên cứu 40
3.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh theo tuổl thal và cân nặng khl slnh 40
3.1.2. Phân bố theo tuổl, cân nặng của hal nhóm bệnh và chứng 41
S.l.S. Tuổl mắc bệnh 42
3.1.4. Mức độ xuất huyết 42
3.1.5. Phân loạl tử vong của XHNMN theo tuổl thal 43 
3.2. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh XHNMN 43
3.2.1. Tuổi thai 43
3.2.2. Cân nặng, suy dinh dưỡng thai và giới 44
3.2.3. Quá trình chuyển dạ và ngạt sau đẻ 45
3.2.4. Suy hô hấp khi vào viện 46
3.2.5. Một số yếu tố khi vào viện 47
3.2.6. Các bệnh khác và cách dùng thuốc khi điều trị 48
3.2.7. Các rối loạn sinh hóa trong quá trình điều trị 49
3.2.8. Phân tích mối liên quan bằng phương pháp đa biến 50
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tử vong của trẻ XHNMN 55
3.3.1. Tuổi thai, cân nặng và giới 55
3.3.2. Mức độ và vị trí xuất huyết 56
3.3.3. Ngạt sau đẻ 57
3.3.4. Suy hô hấp khi vào viện 57
3.3.5. Các yếu tố khi vào viện 58
3.3.6. Các bệnh lý kết hợp 59
3.3.7. Các yếu tố sinh hóa 60
3.3.8. Thời điểm xuất huyết và mức độ thiếu máu 61
3.3.9. Phân tích mối liên quan bằng phương pháp đa biến 61
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 64
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 64
4.1.1. Đặc điểm về tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi và cân nặng 64
4.1.2. Đặc điểm về phân bố bệnh nhân của nhóm nghiên cứu 65
4.1.3. Tuổi mắc bệnh 65
4.1.4. Đặc điểm về phân loại mức độ XHNMN 66
4.1.5. Tử vong của nhóm XHNMN 66
4.2. Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh XHNMN 67
4.2.1. Tuổi thai 67
4.2.2. Cân nặng khi sinh, giới tính và suy dinh dưỡng thai 68
4.2.3. Mối liên quan giữa quá trình chuyển dạ và XHNMN 69
4.2.4. Liên quan giữa tình trạng thiếu Oxy và XHNMN 70
4.2.5. Nhiễm khuẩn sơ sinh nặng 72
4.2.6. Còn ống động mạch 72
4.2.7. Nhiệt độ 73
4.2.8. Rối loạn chuyển hóa 73
4.2.9. Rối loạn đông máu 75
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tử vong của trẻ XHNMN 77
4.3.1. Mức độ và vị trí xuất huyết 77
4.3.2. Thời gian xuất huyết và mức độ thiếu máu 77
4.3.3. Tuổi thai 78
4.3.4. Cân nặng 78
4.3.5. Giới 79
4.3.6. Ngạt sau đẻ 79
4.3.7. Suy hô hấp khi vào viện và bệnh màng trong 79
4.3.8. Nhiệt độ và đường máu 80
4.3.9. Các bệnh lý kết hợp 81
4.3.10. Rối loạn sinh hóa 82
KẾT LUẬN 84
KHUYẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
Phụ lục 2. BẢNG ĐÁNH GIÁ TUỔI THAI
Phụ lục 3. DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment