Mô tả thực hành chăm sóc người bệnh uốn ván qua ghi chép hồ sơ bệnh án tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương
Mô tả thực hành chăm sóc người bệnh uốn ván qua ghi chép hồ sơ bệnh án tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương.Uốn ván là một bệnh nhiễm độc- nhiễm trùng do vi khuẩn clostridium tetani (còn gọi là trực khuẩn Nicolaier) gây nên. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương dưới dạng nha bào, phát triển tại các vết thương trong điều kiện yếm khí.
Theo những thống kê gần đây của Tổ chức y tế thế giới (WHO), bệnhuốn ván là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở nhiều nước đang phát triển thuộc Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng nhiệt đới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới trong những năm cuối của thể kỷ 20, mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ bị chết vì uốn ván sơ sinh ở các nước đang phát triển. Bệnh nhân bị tử vong chủ yếu do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim. Uốn ván có tỷ lệ tử vong rất cao 25 – 90%, đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong trên 95%.
Ở Việt Nam, bệnh uốn ván xuất hiện tản phát ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Tỷ lệ mắc bệnh chung trong cả nước là 1,87/100.000 dân/năm, tỷ lệ tử vong chung trong cả nước là 0,24/100.000 dân/năm. Tại Viện Y học Lâm sàng các bệnh Nhiệt đới hàng năm có khoảng 110-130 trường hợp nhập viện điều trị, tỷ lệ tử vong khoảng 25%. Trong 10 năm từ 1985-1994 có 982 bệnh nhân, tử vong 227 bệnh nhân chiếm tỷ lệ là 23,1% [1].
Bệnh uốn ván là một trong những bệnh nặng, bệnh diễn biến rất phức tạp, tiên lượng dè dặt, điều trị lâu dài, thông thường phải sau 40 ngày mới có tiên lượng đúng đắn, cho nên để điều trị một bệnh nhân uốn ván đặc biệt là bệnh nhân uốn ván thể nặng thì vai trò của điều dưỡng chăm sóc là hết sức quan trọng [2]. Bởi vì người điều dưỡng sẽ là người trực tiếp chăm sóc và theo sát tình hình của bệnh trong suốt quá trình bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện. Quá trình chăm sóc này đòi hỏi người điều dưỡng phải có tính kiên2 nhẫn, tỉ mỉ để quan sát và theo dõi chặt chẽ sự diễn biến phức tạp của bệnh, vì
theo dõi đối với bệnh nhân uốn ván thì không phải chỉ là theo dõi theo ngày mà phải theo dõi theo giờ, thậm chí đối với những bệnh nhân nặng, bệnh diễn
biến phức tạp thì quá trình theo dõi này lại càng phải thường xuyên hơn. Hơn nữa để chăm sóc tốt được cho một bệnh nhân có nhiều vấn đề cần phải chăm sóc như bệnh nhân uốn ván thì người điều dưỡng lại càng phải có kiến thức cẩn thận, chu đáo, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong công tác của mình.
Có nhiều cách để có thể đo lường được các hành động chăm sóc của Điều dưỡng. Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân-là một cách để tìm hiểu về vấn đề này.
Hồ sơ là nơi ghi lại toàn bộ quá trình điều trị, diễn biến cũng như các vấn đề chăm sóc của bệnh nhân hơn nữa hồ sơ bệnh án cũng là minh chứng cho việc thể hiện các công việc người điều dưỡng đã thực hiện. Mặc dù vậy, hiện nay có rất ít đề tài quan tâm nghiên cứu về vấn đề này [6]. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các vấn đề quan tâm của Điều dưỡng và công tác chăm sóc của Điều dưỡng trên người bệnh uốn ván thông qua việc tra cứu hồ sơ bệnh án của người bệnh đã ra viện với tên nghiên cứu “Mô tả thực hành chăm sóc người bệnh uốn ván qua ghi chép hồ sơ bệnh án tại khoa
Hồi sức tích cực Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương” Mục tiêu:
1. Mô tả các vấn đề quan tâm đến ngươi bênh uôn van và hoạt động chăm sóc của Điều dưỡng được thể hiên trong hồ sơ bênh án
2. Tìm hiểu sự khác nhau giữa mức độ bênh uôn ván và các hoạt động chăm sóc của Điều dưỡng được thể hiên trong hồ sơ bênh án
MỤC LỤCMô tả thực hành chăm sóc người bệnh uốn ván qua ghi chép hồ sơ bệnh án tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 3
1.1 Lịch sử bệnh uốn ván……………………………………………………………………. 3
1.2 Tình hình bệnh uốn ván hiện nay……………………………………………………. 4
1.3 Phân loại uốn ván…………………………………………………………………………. 5
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng và công tác chăm sóc điều dưỡng…………………… 8
1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng ……………………………………………………………… 8
1.4.2 Công tác chăm sóc điều dưỡng……………………………………………….. 10
1.4.3 Phiếu chăm sóc …………………………………………………………………….. 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 14
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu…………………………………………………. 14
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu……………………………………………………………… 14
2.1.2 Thời gian nghiên cứu…………………………………………………………….. 14
2.2 Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………. 14
2.2.1 Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân ………………………………………………. 14
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ………………………………………………… 14
2.3 Cách chọn mẫu…………………………………………………………………………… 14
2.4 Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………….. 14
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………. 14
2.4.2 Cỡ mẫu nghiên cứu………………………………………………………………….. 15
2.4.3 Quy trình nghiên cứu …………………………………………………………….. 15
2.4.4 Các chỉ số nghiên cứu……………………………………………………………. 16
2.5 Cách thu thập và xử lý số liệu………………………………………………………. 16CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ……………………………………………………………………. 17
3.1 Các vấn đề quan tâm đến người bệnh uốn ván và hoạt động chăm sóc
của điều dưỡng……………………………………………………………………………. 17
3.1.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu………………………………. 17
3.1.2 Hoạt động chăm sóc của điều dưỡng:………………………………………. 23
3.2 Sự khác nhau giữa mức độ bệnh uốn ván và các hoạt động chăm sóc của
Điều dưỡng được thể hiện trong hồ sơ bệnh án……………………………….. 27
3.2.1 kiểm định phân bố chuẩn một số biến ……………………………………… 27
3.2.2 Phân loại bệnh nhân uốn ván ………………………………………………….. 29
3.2.3 Mức độ thực hiện các can thiệp theo mức độ bệnh nhân uốn ván .. 29
3.2.4 Mức độ các thủ thuật, chăm sóc theo mức độ bệnh nhân uốn ván.. 30
3.2.5 Sự khác biệt về thời gian điều trị giữa các nhóm bệnh uốn ván trong
nghiên cứu…………………………………………………………………………….. 31
3.3 Các biến chứng bệnh nhân có thể mắc do nằm viện………………………… 33
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 34
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………. 34
4.1.1 Tuổi…………………………………………………………………………………….. 34
4.1.2 Giới …………………………………………………………………………………….. 34
4.1.3 Đặc điểm nghề nghiệp …………………………………………………………… 34
4.1.4 Đặc điểm nơi ở……………………………………………………………………… 35
4.1.5 Tiền sử của bệnh nhân …………………………………………………………… 35
4.1.6 Biểu hiện khi vào viện …………………………………………………………… 36
4.1.7 Lí do vào viện ………………………………………………………………………. 37
4.1.8 Thời gian ủ bệnh …………………………………………………………………… 37
4.1.9 Thời kì khởi phát…………………………………………………………………… 37
4.1.10 Triệu chứng tại vết thương khi vào viện…………………………………. 37
4.2 Các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng……………………………………….. 384.2.1 Các thủ thuật được tiến hành trong thời gian điều trị…………………. 38
4.2.2 Các can thiệp, chăm sóc được tiến hành trên bệnh nhân uốn ván… 38
4.3 Sự khác nhau giữa mức độ bệnh uốn ván và các hoạt động chăm sóc của
Điều dưỡng được thể hiện trong hồ sơ bệnh án……………………………….. 39
4.3.1 Phân loại bệnh uốn ván………………………………………………………….. 39
4.3.2 Mức độ thực hiện các can thiệp theo mức độ bệnh nhân uốn ván .. 40
4.3.3 Mức độ các thủ thuật, chăm sóc theo mức độ bệnh nhân uốn ván.. 40
4.3.4 Sự khác biệt về thời gian điều trị giữa các nhóm bệnh uốn ván trong
nghiên cứu…………………………………………………………………………….. 41
4.3.5 Sự khác biệt giữa số lần trung bình các hoạt động chăm sóc và phân
loại bệnh nhân dựa trên thời gian ủ bệnh…………………………………… 41
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 43
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………….. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi …………………………………………………. 17
Bảng 3.2: Đặc điểm nơi ở của bệnh nhân ………………………………………………. 18
Bảng 3.3: Tiền sử của bệnh nhân………………………………………………………….. 19
Bảng 3.4: Phân bố người bệnh theo ngày vào viện …………………………………. 20
Bảng 3.5: Tỉ lệ thời kì khởi phát của bệnh nhân trong nghiên cứu ……………. 21
Bảng 3.6: Các thủ thuật bệnh nhân được tiến hành trong quá trình điều trị ……… 23
Bảng 3.7: Trung bình số lần thực hiện các chăm sóc, thủ thuật được tiến hành
trên bệnh nhân trong một ngày nằm viện: ……………………………… 24
Bảng 3.8: Các chỉ tiêu giáo dục sức khỏe………………………………………………. 25
Bảng 3.9: Nội dung giáo dục sức khỏe khi mới vào viện…………………………. 26
Bảng 3.10: Nội dung giáo dục sức khỏe khi sắp ra viện…………………………… 26
Bảng 3.11: Test về kiểm định phân bố chuẩn…………………………………………. 27
Bảng 3.12: Can thiệp theo mức độ bệnh nhân uốn ván ……………………………. 29
Bảng 3.13: Tỉ lệ trung bình thực hiện các thủ thuật, chăm sóc theo mức độ
bệnh uốn ván……………………………………………………………………… 30
Bảng 3.14: Bảng phân bố về sự khác biệt thời gian điều trị theo phân loại mức
độ của người bệnh uốn ván………………………………………………….. 31
Bảng 3.15: Sự khác biệt giữa số lần trung bình các hoạt động chăm sóc và
phân loại bệnh nhân dựa trên thời gian ủ bệnh……………………….. 32
Bảng 3.16: Các biến chứng khi xuất viện:……………………………………………… 33DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới ……………………………………………… 17
Biểu đồ 3.2: Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp ………………………………… 18
Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân theo lí do vào viện………………………………… 20
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ ủ bệnh của các bệnh nhân trong nghiên cứu…………………. 21
Biểu đồ 3.5: Triệu chứng tại vết thương của bệnh nhân khi vào viện………… 22
Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ giáo dục sức khỏe trên những bệnh nhân nghiên cứu ……. 25
Biểu đồ 3.7: Biểu đồ phân phối tuổi của bệnh nhân uốn ván ……………………. 28
Biểu đồ 3.8: Phân loại bệnh uốn ván …………………………………………………….. 2