Mô tả thực trạng sử dụng và công năng, chủ trị của 100 vị thuốc nam thường dùng tại miền Bắc Việt Nam
Luận văn thạc sĩ y học Mô tả thực trạng sử dụng và công năng, chủ trị của 100 vị thuốc nam thường dùng tại miền Bắc Việt Nam.Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng. Cộng đồng các dân tộc có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng và sử dụng các loài cây, con làm thuốc. Năm 2005, Việt Nam đã xây dựng Danh lục cây thuốc Việt Nam (3.948 loài), Danh lục động vật làm thuốc (408 loài), Danh lục khoáng vật làm thuốc (75 loài), Danh lục các loài làm thuốc có khả năng khai thác (206 loài), Danh lục cây thuốc bị đe dọa cần bảo vệ ở Việt Nam (144 loài) [1]. Đến năm 2016 đã bổ sung và xuất bản Danh lục cây thuốc Việt Nam, trong đó đã giới thiệu 5117 loài và dưới loài thực vật được sử dụng làm thuốc, thuộc 1.823 chi, 360 họ của 8 ngành Thực vật bậc cao có mạch phân bố ở 8 vùng sinh thái khác nhau trên cả nước [2].
Do điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ở vùng núi phía Bắc và thổ nhưỡng phù hợp đã tạo nên những cây thuốc, bài thuốc của dân tộc ta vô cùng phong phú và đa dạng. Việc sưu tầm, phổ biến những cây thuốc Nam là hết sức cần thiết, là nguồn tư liệu quý để các nhà khoa học nghiên cứu, phát triển, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước là kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại. Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền (YHCT) chiếm trung bình khoảng 15% so với tuyến công lập, nhu cầu sử dụng dược liệu là 60 – 80 nghìn tấn/ năm, trong đó tỷ lệ dược liệu thuốc nam nói riêng chiếm khoảng 30% [1]. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở đây là những cây thuốc, vị thuốc nam này đã được thống nhất về tên gọi hay chưa, cùng một cây mỗi nơi gọi một khác (sài đất tại một vài địa phương tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ gọi là húng trám), hoặc nhiều cây khác hẳn nhau lại cùng mang một tên (như bồ công anh, nhân trần, cam thảo) điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị [3]. Bên cạnh đó, việc cập nhật và chuẩn hóa về tính, vị, quy kinh, công năng và chủ trị là hết sức cần thiết. Phần lớn thuốc nam chưa được giải thích trên cơ sở khoa học, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu để biết trong vị thuốc đó có hoạt chất gì, cơ chế tác dụng ra sao từ đó mới phát huy hiệu quả điều trị. Thực tế, nhiều cây thuốc, bài thuốc nam của nước ta được sưu tầm, lưu hành và sử dụng nhiều trong hoạt động khám chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh công lập cũng như hệ thống phòng chẩn trị nhưng chưa được phân loại, sắp xếp và chuẩn hoá theo khoa học, hệ thống chặt chẽ. Nhiều vị thuốc nam có tác dụng chữa bệnh rõ rệt, nhưng chưa thể giải thích và chứng minh được bằng khoa học hiện đại. Đã có nhiều tài liệu viết về thuốc nam như: “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi, “Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng” của Nguyễn Viết Thân hay “Thuốc Nam” của Nguyễn Công Đức. Tuy nhiên, thông tin hiện có về tài liệu thuốc nam nói chung chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho việc tra cứu, học tập và nghiên cứu khoa học.
Với mục đích góp phần hiểu rõ hơn về tác dụng của một số vị thuốc nam thường dùng nhằm tạo ra cách nhìn cụ thể, chi tiết về đặc tính của mỗi vị thuốc, góp phần chuẩn hóa và cập nhật thông tin danh mục vị thuốc nam thường dùng trong cộng đồng, trước hết là phục vụ nhu cầu trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhu cầu tra cứu sau đó là nhiệm vụ truyền thông, quảng bá về y dược cổ truyền, nhằm thúc đẩy việc sử dụng thuốc nam sẵn có trong phòng và chữa bệnh theo phương châm “nam dược trị nam nhân, đông y liệu đông bệnh”, chúng tôi tiến hành đề tài “Mô tả thực trạng sử dụng và công năng, chủ trị của 100 vị thuốc nam thường dùng tại miền Bắc Việt Nam” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng sử dụng 100 vị thuốc nam thường dùng tại miền Bắc
Việt Nam.
2. Mô tả công năng, chủ trị của 100 vị thuốc nam thường dùng tại miền
Bắc Việt Nam
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………… 3
1.1. Một số khái niệm liên quan đến thuốc nam ……………………………………….. 3
1.1.1. Thuốc nam…………………………………………………………………………………… 3
1.1.2. Vị thuốc cổ truyền………………………………………………………………………… 3
1.1.3. Dược liệu và bào chế ……………………………………………………………………. 6
1.1.4. Khái niệm về công năng, chủ trị của vị thuốc…………………………………. 7
1.2. Sơ lược về thực trạng sử dụng thuốc nam …………………………………………. 8
1.3. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu……………………………………………………….. 11
1.3.1. Hà Nội……………………………………………………………………………………….. 11
1.3.2. Thái Nguyên………………………………………………………………………………. 12
1.3.3. Tuyên Quang……………………………………………………………………………… 12
1.4. Một số nghiên cứu về sử dụng thuốc nam ……………………………………….. 13
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 16
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn……………………………………………………………………. 16
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ……………………………………………………………………… 18
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu…………………………………………………… 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….. 18
2.3.1. Phương pháp mô tả thực trạng của 100 vị thuốc nam……………………. 18
2.3.2. Phương pháp mô tả công năng, chủ trị của 100 vị thuốc nam………… 20
2.4. Xử lý số liệu ………………………………………………………………………………… 22
2.5. Sơ đồ nghiên cứu………………………………………………………………………….. 22
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 23
3.1. Thực trạng của 100 vị thuốc nam……………………………………………………. 23
3.1.1. Mô tả vị thuốc nam theo từng tài liệu, cộng đồng …………………………. 233.1.1.1. Vị thuốc nam theo từng tài liệu…………………………………………………. 23
3.1.2 Mô tả về 100 vị thuốc nam được lựa chọn…………………………………….. 25
3.2. Công năng, chủ trị của 100 vị thuốc nam ………………………………………… 40
3.2.1. Mô tả chung……………………………………………………………………………….. 40
3.2.2. Công năng, chủ trị vị thuốc thuộc nhóm bệnh Hô hấp…………………… 41
3.2.3. Công năng, chủ trị vị thuốc thuộc nhóm bệnh Tiêu hóa ………………… 46
3.2.4. Công năng, chủ trị vị thuốc thuộc nhóm bệnh Tiết niệu – sinh dục… 49
3.2.5. Công năng, chủ trị vị thuốc thuộc nhóm bệnh Cơ xương khớp………. 53
3.2.6. Công năng, chủ trị vị thuốc thuộc nhóm bệnh Thần kinh – tâm thần. 58
3.2.7. Công năng, chủ trị vị thuốc thuộc nhóm bệnh khác………………………. 60
Chương 4. BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 64
4.1. Về thực trạng của 100 vị thuốc nam ……………………………………………….. 64
4.2. Về công năng, chủ trị của 100 vị thuốc nam…………………………………….. 65
4.2.1 Vị thuốc nam chủ trị Khái thấu……………………………………………………. 66
4.2.2 Vị thuốc nam chủ trị Tiết tả …………………………………………………………. 68
4.2.3 Vị thuốc nam chủ trị Niệu huyết…………………………………………………… 70
4.2.4 Vị thuốc nam chủ trị Chứng tý……………………………………………………… 73
4.2.5 Vị thuốc nam chủ trị Huyễn vựng ………………………………………………… 74
4.2.6 Vị thuốc nam chủ trị Tích tụ ………………………………………………………… 76
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thực trạng số lượng vị thuốc nam thu thập theo từng tài liệu….. 23
Bảng 3.2. Thực trạng số lượng vị thuốc nam thu thập được từ cộng đồng.. 24
Bảng 3.3. Thực trạng phân bố các vị thuốc nam theo nhóm chủ trị…………. 24
Bảng 3.4. Thông tin ban đầu về vị thuốc thuộc nhóm hệ Hô hấp……………. 25
Bảng 3.5. Thông tin ban đầu về vị thuốc thuộc nhóm hệ Tiêu hóa………….. 28
Bảng 3.6. Thông tin ban đầu về vị thuốc thuộc nhóm hệ Tiết niệu- sinh dục. 30
Bảng 3.7. Thông tin ban đầu vị thuốc thuộc nhóm hệ Thần kinh – tâm thần.. 33
Bảng 3.8. Thông tin ban đầu vị thuốc thuộc nhóm hệ Cơ xương khớp ……. 34
Bảng 3.9. Thông tin ban đầu về vị thuốc thuộc nhóm khác……………………. 37
Bảng 3.10. Số lượng vị thuốc nam chia theo địa điểm…………………………….. 40
Bảng 3.11. Số lượng vị thuốc nam chia theo nhóm chủ trị………………………. 41
Bảng 3.12. Công năng, chủ trị vị thuốc thuộc nhóm bệnh Hô hấp ……………. 42
Bảng 3.13. Công năng, chủ trị vị thuốc thuộc nhóm bệnh Tiêu hóa………….. 46
Bảng 3.14. Công năng, chủ trị vị thuốc thuộc nhóm bệnh Tiết niệu – sinh dục .. 49
Bảng 3.15. Công năng, chủ trị vị thuốc thuộc nhóm bệnh Cơ xương khớp… 53
Bảng 3.16. Công năng, chủ trị vị thuốc thuộc nhóm bệnh Thần kinh- tâm thần. 58
Bảng 3.17. Công năng, chủ trị vị thuốc thuộc nhóm bệnh khác ……………….. 6
Nguồn: https://luanvanyhoc.com