Mô tả thực trạng sử dụng và công năng, chủ trị của 50 bài thuốc nam tại miền Bắc Việt Nam

Mô tả thực trạng sử dụng và công năng, chủ trị của 50 bài thuốc nam tại miền Bắc Việt Nam

Mô tả thực trạng sử dụng và công năng, chủ trị của 50 bài thuốc nam tại miền Bắc Việt Nam.Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng, có nhiều bài thuốc quý lưu hành trong cộng đồng các dân tộc. Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu – Bộ Y tế, từ năm 1961 đến năm 2016 đã phát hiện và thống kê được ở Việt Nam 5117 loài thực vật được sử dụng làm thuốc [1],[2].
Bên cạnh những bài thuốc lưu hành trong cộng đồng, số lượng bài thuốc kinh nghiệm được ghi chép trong sách cổ cũng đạt đến con số không hề nhỏ. Theo báo cáo Bộ Y tế, của Hội y học cổ truyền (YHCT) Việt Nam ( từ năm 1960 đến năm 1990) chúng ta đã sưu tầm được 497 tác phẩm y dược cổ truyền (YDCT) bằng chữ Hán – Nôm; 202 tác phẩm y dược cổ truyền bằng chữ Quốc ngữ của các Danh y như: Tuệ Tĩnh, Nguyễn Đại Năng, Lê Đức Vọng, Hoàng Đôn Hoà, Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Gia Phan, Nguyễn Trực, Đào Công Chính, Nguyễn Tử Siêu, Phó Đức Thành … 12.513 lương y đương thời và cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Kinh, Thượng, Tày, Nùng, Dao, Mường, Mán, Thái, Mông, Khơ – me, Chăm, Hoa, …) cống hiến gần 40.000 phương thuốc kinh nghiệm, bài thuốc gia truyền, bài thuốc và cây thuốc dân gian quý [3].


Tuy nhiên, bài thuốc thu thập từ cộng đồng cũng như trong tài liệu đều chưa phân loại, sắp xếp và chuẩn hoá theo chuyên khoa. Đa phần thông tin về bài thuốc, vị thuốc là tác dụng chữa bệnh mang tính kinh nghiệm theo bệnh danh y học hiện đại (YHHĐ) như: điều trị viêm dạ dày, viêm đại tràng, …, chưa có đầy đủ công năng, chủ trị theo biện chứng của YHCT [3], [4].
Thực tiễn đã ghi nhận về hiệu quả điều trị của thuốc nam, tuy nhiên việc thanh toán bảo hiểm y tế, đăng kí cấp số lưu hành tại các tuyến y tế công lập còn gặp khó khăn về cơ chế chính sách và cơ sở khoa học. Vì vậy, trong Chiến lược quốc gia ngày 17/03/2021, Thủ Tướng Chính Phủ đã định hướng “người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” trong phát triển ngành Dược, nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu thuốc nam, đảm bảo tính khoa học của thuốc nam trong sử dụng [5].
Từ đó, việc xây dựng danh mục bài thuốc nam thường dùng với đầy đủ thông tin về công năng chủ trị là cần thiết, nhằm phục vụ nhu cầu tra cứu và thúc đẩy sử dụng nguồn dược liệu trong nước theo phương châm “Nam dược trị nam nhân” [6]. Tuy nhiên, sự khác nhau về điều kiện khí hậu, đặc điểm thổ nhưỡng dẫn đến mô hình bệnh tật có khác biệt giữa các vùng miền, ảnh hưởng trực tiếp đến danh mục bài thuốc nam khi thực tế sử dụng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Mô tả thực trạng sử dụng và công năng, chủ trị của 50 bài thuốc nam tại miền Bắc Việt Nam”, trước hết nghiên cứu về bài thuốc nam tại 3 tỉnh miền Bắc bao gồm Thái Nguyên, Hà Nội, Tuyên Quang nhằm thực hiện hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng sử dụng 50 bài thuốc nam thường dùng tại miền Bắc Việt Nam.
2. Mô tả công năng, chủ trị 50 bài thuốc nam thường dùng tại miền Bắc Việt Nam

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………… 3
1.1. Một số khái niệm liên quan đến thuốc nam…………………………………….. 3
1.1.1. Thuốc nam …………………………………………………………………………… 3
1.1.2. Bài thuốc cổ truyền………………………………………………………………… 3
1.1.3. Công năng, chủ trị của bài thuốc ……………………………………………… 6
1.2. Sơ lược về thực trạng sử dụng thuốc nam ………………………………………. 7
1.2.1. Thực trạng sử dụng thuốc nam tại cộng đồng ……………………………. 7
1.2.2. Thực trạng thuốc nam trong tài liệu ………………………………………. 11
1.3. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu…………………………………………………….. 15
1.3.1. Hà Nội………………………………………………………………………………… 15
1.3.2. Thái Nguyên………………………………………………………………………… 16
1.3.3. Tuyên Quang……………………………………………………………………….. 16
1.4. Một số nghiên cứu về sử dụng thuốc nam …………………………………….. 17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 21
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn……………………………………………………………… 21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ……………………………………………………………….. 23
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………………………… 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 23
2.3.1. Phương pháp mô tả thực trạng của 50 bài thuốc nam ……………….. 23
2.3.2. Phương pháp mô tả công năng, chủ trị của 50 bài thuốc nam…….. 25
2.4. Xử lý số liệu……………………………………………………………………………… 26
2.5. Sơ đồ nghiên cứu ………………………………………………………………………. 27
Chủ trị…………………………………………………………………………………………….. 27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 28
3.1. Thực trạng của 50 bài thuốc nam…………………………………………………. 28
3.1.1. Mô tả bài thuốc nam trong tài liệu, cộng đồng…………………………. 283.1.2. Mô tả 50 bài thuốc nam được lựa chọn …………………………………… 29
3.2. Công năng, chủ trị của 50 bài thuốc nam ……………………………………… 39
3.2.1. Mô tả chung ………………………………………………………………………… 39
3.2.2. Mô tả công năng, chủ trị bài thuốc nam nhóm cơ xương khớp…… 40
3.2.3. Mô tả công năng, chủ trị bài thuốc nam nhóm tiêu hóa …………….. 42
3.2.4. Mô tả công năng, chủ trị bài thuốc nam nhóm hô hấp ………………. 44
3.2.5. Mô tả công năng, chủ trị bài thuốc nam nhóm tiết niệu…………….. 45
3.2.6. Mô tả công năng, chủ trị bài thuốc nam nhóm phụ khoa …………… 47
3.2.7. Mô tả công năng, chủ trị bài thuốc nam nhóm ngoại khoa ………… 48
3.2.8. Mô tả công năng, chủ trị bài thuốc nam nhóm ngoại cảm …………. 50
3.2.9. Mô tả công năng, chủ trị bài thuốc nam nhóm bệnh khác………….. 51
3.2.10. Thông tin về bài thuốc nam không được đồng thuận ………………. 53
Chương 4. BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 55
4.1. Về thực trạng của 50 bài thuốc nam …………………………………………….. 55
4.1.1. Thực trạng bài thuốc nam trong tài liệu, cộng đồng………………….. 55
4.1.2. Bài thuốc được lựa chọn ……………………………………………………….. 56
4.2. Về công năng, chủ trị của 50 bài thuốc nam………………………………….. 57
4.2.1. Bài thuốc nam nhóm cơ xương khớp………………………………………. 58
4.2.2. Bài thuốc nam nhóm tiêu hóa ………………………………………………… 60
4.2.3. Bài thuốc nam nhóm hô hấp ………………………………………………….. 62
4.2.4. Bài thuốc nam nhóm tiết niệu………………………………………………… 63
4.2.5. Bài thuốc nam nhóm phụ khoa ………………………………………………. 65
4.2.6. Bài thuốc nam nhóm ngoại khoa ……………………………………………. 66
4.2.7. Bài thuốc nam nhóm ngoại cảm …………………………………………….. 67
4.2.8. Bài thuốc nam nhóm bệnh khác……………………………………………… 69
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 71
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………….. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Toa căn bản……………………………………………………………………. 5
Bảng 1.2. Tỷ lệ các cây thuốc đã xác định trong các bài thuốc……………. 7
Bảng 1.3. Kết quả thu thập bài thuốc kinh nghiệm…………………………….. 8
Bảng 3.1. Số lượng bài thuốc thu thập từ tài liệu……………………………… 28
Bảng 3.2. Số lượng bài thuốc thu thập từ cộng đồng………………………… 29
Bảng 3.3. Thông tin ban đầu về bài thuốc nhóm cơ xương khớp……….. 29
Bảng 3.4. Thông tin ban đầu về bài thuốc nhóm tiêu hóa …………………. 31
Bảng 3.5. Thông tin ban đầu về bài thuốc nhóm tuần hoàn……………….. 32
Bảng 3.6. Thông tin ban đầu về bài thuốc nhóm hô hấp …………………… 33
Bảng 3.7. Thông tin ban đầu về bài thuốc nhóm tiết niệu …………………. 34
Bảng 3.8. Thông tin ban đầu về bài thuốc nhóm tâm thần thần …………. 35
Bảng 3.9. Thông tin ban đầu về bài thuốc nhóm sản phụ khoa ………….. 36
Bảng 3.10. Thông tin ban đầu về bài thuốc nhóm ngoại khoa……………… 37
Bảng 3.11. Thông tin ban đầu về bài thuốc nhóm bệnh ngoại cảm………. 38
Bảng 3.12. Số lượng bài thuốc được đồng thuận phân theo nhóm bệnh .. 39
Bảng 3.13. Công năng, chủ trị của bài thuốc nhóm cơ xương khớp……… 40
Bảng 3.14. Công năng, chủ trị của bài thuốc nhóm tiêu hóa ……………….. 42
Bảng 3.15. Công năng, chủ trị của bài thuốc nhóm hô hấp …………………. 44
Bảng 3.16. Công năng, chủ trị của bài thuốc nhóm tiết niệu……………….. 45
Bảng 3.17. Công năng, chủ trị của bài thuốc nhóm phụ khoa ……………… 47
Bảng 3.18. Công năng, chủ trị của bài thuốc nhóm ngoại khoa …………… 48
Bảng 3.19. Công năng, chủ trị của bài thuốc nhóm ngoại cảm ……………. 50
Bảng 3.20. Công năng, chủ trị của bài thuốc nhóm bệnh khác…………….. 51
Bảng 3.21. Thông tin về một số bài thuốc chưa có sự đồng thuận……….. 53DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phương thuốc trong Nam y nghiệm phương ………………………. 11
Hình 1.2. Phương thuốc trong Tuệ Tĩnh toàn tập………………………………. 12
Hình 1.3. Phương thuốc trong cuốn “Những bài thuốc kinh nghiệm
YHCT” của hội Đông y tỉnh Nghệ An ………………………………. 1

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment