MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐỘ CỨNG NHĨ TRÁI TRÊN SIÊU ÂM VỚI CHỨC NĂNG NHĨ TRÁI VÀ NT-PROBNP Ở BỆNH NHÂN SUY TIM CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN

MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐỘ CỨNG NHĨ TRÁI TRÊN SIÊU ÂM VỚI CHỨC NĂNG NHĨ TRÁI VÀ NT-PROBNP Ở BỆNH NHÂN SUY TIM CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN

MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐỘ CỨNG NHĨ TRÁI TRÊN SIÊU ÂM VỚI CHỨC NĂNG NHĨ TRÁI VÀ NT-PROBNP Ở BỆNH NHÂN SUY TIM CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN
Đỗ Văn Chiến1, Lương Hải Đăng1, Mạc Thanh Tùng1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: tìm hiều mối liên quan giữa độ cứng của nhĩ trái trên siêu âm tim với các chỉ số siêu âm tim nhĩ trái và nồng độ NT-proBNP huyết thanh ở bệnh nhân suy tim có EF bảo tồn. Đối tượng và phương pháp: thực hiện trên 47 đối tượng được chẩn đoán HFpEF điều trị nội trú tại Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021. Tất cả bệnh nhân được xét nghiêm nồng độ NT-proBNP và siêu âm tim đánh giá độ cững nhĩ trái theo công thực LASt= E/e’/LASr. Kết quả: tuối trung bình của nhóm nghiên cứu là 67,04±12,6 trong đó nam giới chiếm tỉ lệ cao 78,7%. Độ cứng của nhĩ trái (LASt) có tương quan nghịch mạnh với nồng độ chức năng trữ máu (LASr) với r=-0,603; p< 0,001, thuận vừa với chức năng dẫn máu (LAScd) với r=0,354; p=0,017 và co bóp (LASct) với r=0,492; p=0,001. LASt cũng có tương quan thuận vừa với NT-proBPN với r=0,408; p=0,005. Kết luận: Độ cứng của nhĩ trái trên siêu âm tim Doppler mô và đánh dấu mô có mối tương quan vừa và chặt với các chỉ số chức năng nhĩ trái như trữ máu, dẫn máu, co bóp và nồng độ NT-proBNP huyết thanh.

Suy tim có phân suất tống máu bảo tồn ngày càng trở nên phổ biến hơn và có thể chiếm đến 50% bệnh nhân đến khám do khó thở hoặc các triệu chứng khác của suy tim. Mặc dù chức năng tống máu (EF) có thể bình thường, nhưng nhóm bệnh nhân này cũng có tiên lượng về tử suất và bệnh suất kém như suy tim có EF giảm (1). Theo khuyến  cáo  của  Hội  Tim  mạch  châu  Âu  năm 2021, trên lâm sàng có thể sử dụng thang điểm H2FPEF  và  HFA-PEFF  để  xác  định  nhóm  bệnh nhân  có nguy cơ suy tim. Tuy nhiên để đưa ra được chẩn đoán xác định suy tim có EF bảo tồn cần phải dựa vào các thông số đo được thông tim  xâm  lấn  hoặc  siêu  âm  tim  gắng  sức.  Tuy nhiên, trong thực tế rất ít bệnh nhân có thể thực hiện được thông tim hoặc siêu âm timgắng sức do sự phức tạp của các kĩ thuật này(2). Chỉ số thể tích nhĩ trái (LAVi) là một thông số quan trọng trong suy tim nói lên mức độ giãn của nhĩ trái. Bệnh nhân có nhĩ trái lớn thường có triệu chứng nặng nề hơn, có rung nhĩ và thường 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment