MỐI LIÊN QUAN GIỮA HÌNH ẢNH TEO NIÊM MẠC DẠ DÀY QUA NỘI SOI THEO KIMURA-TAKEMOTO VỚI MứC ĐỘ VIÊM DẠ DÀY THEO SYDNEY 2000

MỐI LIÊN QUAN GIỮA HÌNH ẢNH TEO NIÊM MẠC DẠ DÀY QUA NỘI SOI THEO KIMURA-TAKEMOTO VỚI MứC ĐỘ VIÊM DẠ DÀY THEO SYDNEY 2000

Nghiên cứu hình ảnh teo niêm mạc nội soi (TNMNS) theo Kimura-Takemoto và mối liên quan với tổn thương mô bệnh học theo Sydney. Kết quả cho thấy mức độ teo niêm mạc nội soi gồm: 66,7% nhẹ, 28,8% trung bình, và 4,5% nặng. Có mối liên quan giữa mức độ teo niêm mạc nội soi với tuổi và nhiễm Helicobacter Pylori (HP). Có mối liên quan giữa mức độ teo niêm mạc nội soi với mức độ viêm dạ dày: Tỷ lệ viêm teo vừa, nặng- 72,27%, hoạt động vừa, nặng 72,72%, viêm mạn tính vừa, nặng 72,27% ở nhóm teo niêm mạc nội soi vừa nặng cao hơn so với nhóm fm niêm mạc nội soi nhẹ; 20,45%; 18,18%; 29,54%. Dị sản ruột, loạn sản chiếm 50%; 4,5% ở nhóm mo niêm mạc nội soi vừa, nặng; cao hơn so với DSR, LS-11.36%, 0% ở nhóm teo niêm mạc nội soi nhẹ. Có mối liên quan giữa teo niêm mạc nội soi theo Kimura-Takemoto với hệ thống Sydney. Điều này giúp phân loại bệnh nhân có nguy cơ cao ung thư dạ dày – nhóm teo niêm mạc nội soi vừa, nặng  Viêm dạ dày mạn (VDD) đặc biệt là viêm teo niêm mạc thường có tiến triển liên tục với những thay đổi ở lớp biểu mô, có thể dẫn tới sự phát triển dị sản ruột (DSR) và loạn sản (LS). Đây là những dấu hiệu tiền ung thư quan trọng. Phân loại viêm dạ dày trên nội soi theo hệ thống Sydney tuy rất phổ biến và đạt được sự thống nhất cao khi mô tả tổn thương, nhưng chưa giúp tiên lượng nguy cơ ung thư. Chẩn đoán chính xác nhất về viêm teo niêm mạc dạ dày là dựa vào mô bệnh học. Hệ thống đánh giá teo niêm mạc dạ dày trên nội soi theo Kimura-Takemoto ra đời từ năm 1969 và được khẳng định một cách rõ rệt nhất trong vài thập niên qua, nhờ những công trình nghiên cứu cỡ mẫu lớn, kéo dài, teo niêm mạc nội soi từ mức độ trung bình đến nặng có nguy cơ ung thư dạ dày (UTDD) cao, ngay cả sau khi đã tiệt trừ Helicobacter Pylori [3; 4; 6; 8]. Tuy vậy, ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về mức độ lan rộng của teo niêm mạc nội soi theo phân loại Kimura-Takemoto với teo niêm mạc trên mô bệnh học. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm hình ảnh teo niêm mạc nội soi theo phân loại Kimura-Takemoto. Đối chiếu hình ảnh teo niêm mạc nội soi và mức độ viêm dạ dày theo Sydney 2000.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment