Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi

Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi

Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi
Lê Minh Thùy1, Tăng Kim Hồng1, Lê Minh Trung1
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Loãng xương và hội chứng chuyển hóa là gánh nặng y tế trên toàn thế giới do vấn đề già hóa dân số tăng nhanh. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và các thành phần của nó với loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi. Đối tượng nghiên cứu là 174 phụ nữ trên 50 tuổi đăng ký tham gia tại phòng nghiên cứu Cơ Xương, trường Đại học Tôn Đức Thắng từ tháng 09/2020 đến tháng 01/2021. Kết quả là ở những phụ nữ trên 50 tuổi, mắc hội chứng chuyển hóa làm tăng khả năng loãng xương tại cổ xương đùi sau khi hiệu chỉnh cho tuổi và cân nặng, (OR sau hiệu chỉnh = 2,62; khoảng tin cậy 95% là 1,07 – 6,4; p = 0,035). Ngoài ra, trong năm thành phần của hội chứng chuyển hóa, chỉ có béo trung tâm làm tăng khả năng loãng xương tại cổ xương đùi sau khi hiệu chỉnh cho tuổi và cân nặng (OR sau hiệu chỉnh = 3,01; khoảng tin cậy 95% là 1,05 – 8,62; p = 0,041).
Loãng xương được đặc trưng bởi sự suy giảm khối lượng xương và vi cấu trúc của mô xương, làm xương trở nên “mỏng manh” và dễ bị gãy hơn. Loãng xương ở phụ nữ cao gấp 4 lần so với nam giới, do khối lượng xương đỉnh ở phụ nữ thấp hơn. Thêm vào đó, ở phụ nữ trên 50 tuổi, mật độ xương giảm nhanh hơn so với đàn ông cùng độ tuổi do sự suy giảm estrogen, là yếu tố đóng vai trò chính trong việc duy trì sức khỏe xương.1 Năm 1999 tại Mỹ, tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi là 19,6%, so với nam giới cùng độ tuổi là 3,1%.2 Hậu quả nặng nề nhất của loãng xương là gãy xương, gây ra tàn phế, tăng chi phí điều trị và thậm chí là tử vong. Hội chứng chuyển hóa là một rối loạn đặc trưng  bởi  béo  trung  tâm,  tăng  đường  huyết, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu, được chứng minh có liên quan đáng kể đến tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch. Ngoài ra, hội MỐI LIÊN QUAN GIỮA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ TRÊN 50 TUỔI  Lê Minh Thùy1,, Tăng Kim Hồng1, Lê Minh Trung11Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc ThạchLoãng xương và hội chứng chuyển hóa là gánh nặng y tế trên toàn thế giới do vấn đề già hóa dân số tăng nhanh. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và các thành phần của nó với loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi. Đối tượng nghiên cứu là 174 phụ nữ trên 50 tuổi đăng ký tham gia tại phòng nghiên cứu Cơ Xương, trường Đại học Tôn Đức Thắng từ tháng 09/2020 đến tháng 01/2021. Kết quả là ở những phụ nữ trên 50 tuổi,mắc hội chứng chuyển hóa làm tăng khả năng loãng xương tại cổ xương đùi sau khi hiệu chỉnh cho tuổi và cân nặng, (OR sau hiệu chỉnh = 2,62; khoảng tin cậy 95% là 1,07 – 6,4; p = 0,035). Ngoài ra, trong năm thành phần của hội chứng chuyển hóa, chỉ có béo trung tâm làm tăng khả năng loãng xương tại cổ xương đùisau khi hiệu chỉnh cho tuổi và cân nặng (OR sau hiệu chỉnh = 3,01; khoảng tin cậy 95% là 1,05 – 8,62; p = 0,041). Từ khóa: Hội chứng chuyển hóa, béo trung tâm, loãng xương.I. ĐẶT VẤN ĐỀchứng chuyển hóa còn ảnh hưởng đến xương thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Trước đây béo phì được cho là yếu tố bảo vệ xương do làm tăng nồng độ 17β – estradiol và tăng lực tải cơ học lên xương. Tuy nhiên, béo phì, đặc biệt là tích mỡ nội tạng có thể kích thích tình trạng viêm mạn tính, dẫn đến tăng sản xuất tế bào hủy xương và làm giảm mật độ xương.3,4Do tình trạng già hóa dân số ngày càng tăng nhanh, tuổi thọ ngày càng cao, loãng xương và hội chứng chuyển hóa đang trở thành gánh nặng y tế trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.5 Các nghiên cứu ở nước ngoài cho kết quả khác nhau về mối liên quan giữa mắc hội chứng chuyển hóa và loãng xương. Tại Việt Nam, còn ít nghiên cứu về vấn đề này, vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu là đánh giá mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và các thành phần của nó với loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi.

Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi

Leave a Comment