Mối liên quan giữa kháng thể kháng Ro/SSA với các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Mối liên quan giữa kháng thể kháng Ro/SSA với các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Luận văn Mối liên quan giữa kháng thể kháng Ro/SSA với các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.Lupus ban đỏ là một trong những bệnh tổ chức liên kết tự miễn thường gặp. Bệnh đặc trưng bởi các tự kháng thể bất thường chống lại kháng nguyên nhân và các Protein liên quan với nhân của tế bào [1]. Bệnh có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan, trong đó nổi bật là những tổn thương ở da. Lupus ban đỏ được chia làm hai nhóm là Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus) và Lupus ban đỏ ở da (Cutaneous Lupus Erythematosus), trong đó Lupus ban đỏ hệ thống có biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng và tiên lượng nặng hơn Lupus ban đỏ ở da. Tổn thương da trong bệnh Lupus rất đa dạng, trong đó tổn thương da cấp tính thường liên quan với các biểu hiện nội tạng [1], [2]. Việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh Lupus ban đỏ hệ thống không chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng mà còn phụ thuộc độ đặc hiệu cũng như nồng độ các tự kháng thể.

Cho đến nay, đã có hơn 100 kháng nguyên nhân hòa tan được biết đến trong các bệnh tổ chức liên kết. Trong đó, kháng nguyên Ro/SSA là một trong những kháng nguyên nhân hòa tan hay gặp [3]. Kháng thể kháng Ro/SSA là một trong những kháng thể kháng nhân thường liên quan với Lupus ban đỏ hệ thống, Lupus da thể bán cấp, hội chứng Sjogren và Lupus ban đỏ ở trẻ sơ sinh [3]. Nghiên cứu của tác giả Barbara và cộng sự đã chỉ ra mối liên quan giữa loại tổn thương da và tuổi với nguy cơ biểu hiện nội tạng ở những bệnh nhân Lupus ban đỏ có kháng thể kháng Ro/SSA dương tính [4]. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiên lượng bệnh.
Mối liên quan giữa kháng thể kháng Ro/SSA với các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống Ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu về các biểu hiện da, nội tạng, cận lâm sàng và một số thay đổi liên quan miễn dịch ở bệnh Lupus ban đỏ nói chung và bệnh Lupus ban đỏ hệ thống nói riêng [5], [6]. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối liên quan giữa kháng thể kháng
Ro/SSA với các triệu chứng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống và vấn đề tiên lượng bệnh. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Mối liên quan giữa kháng thể kháng Ro/SSA với các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống” nhằm mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống tại Bệnh viện Da liễu trung ương từ tháng 01/2014 đến tháng 08/2014.
2. Xác định tỷ lệ kháng thể kháng Ro/SSA dương tính và mối liên quan với biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống.
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………… 3
1.1. Tổng quan về Lupus ban đỏ hệ thống ………………………………………………. 3
1.1.1. Sơ lược về lịch sử và dịch tễ bệnh Lupus ban đỏ hệ thống ………….. 3
1.1.2. Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh ………………………………………………. 5
1.1.3. Triệu chứng và chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống ……………. 10
1.2. Các tự kháng thể trong bệnh Lupus ban đỏ hệ thống …………………………….. 16
1.3. Mối liên quan giữa kháng thể kháng Ro/SSA và Lupus ban đỏ …………. 17
1.3.1. Vài nét về kháng thể kháng Ro/SSA ………………………………………. 17
1.3.2. Kháng thể kháng Ro/SSA và bệnh Lupus ban đỏ …………………….. 19
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………. 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………… 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………… 23
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………. 23
2.2.3. Một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu ………………………………………… 22
2.2.4. Các bước tiến hành ………………………………………………………………. 23
2.2.5. Một số xét nghiệm sử dụng trong đề tài ………………………………….. 26
2.3. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………… 27
2.4. Thời gian nghiên cứu ………………………………………………………………….. 27
2.5. Xử lý số liệu ………………………………………………………………………………. 28
2.6. Cách khống chế sai số trong nghiên cứu ……………………………………….. 28
2.7. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………. 30
2.8. Hạn chế của đề tài ………………………………………………………………………. 30
Chƣơng 3: KẾT QUẢ ……………………………………………………………………….. 31
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. …. 31
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………… 31
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng khác của đối tượng nghiên cứu . 33
3.2. Tỷ lệ kháng thể kháng Ro/SSA dương tính và mối liên quan với biểu
hiện lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống. …. 43
3.2.1. Tỷ lệ kháng thể kháng Ro/SSA dương tính ở bệnh nhân Lupus ban
đỏ hệ thống ………………………………………………………………………….. 43
3.2.2. Mối liên quan giữa kháng thể kháng Ro/SSA và biểu hiện lâm
sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống. ……….. 44
3.2.3. Các yếu tố nguy cơ TT nội tạng ở bệnh nhân SLE có kháng thể
kháng Ro/SSA dương tính. ……………………………………………………. 49
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 50
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. …. 50
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………… 50
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng khác của đối tượng nghiên cứu 52
4.2. Tỷ lệ kháng thể kháng Ro/SSA dương tính và mối liên quan với biểu
hiện lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân SLE …………………………….. 63
4.2.1. Tỷ lệ kháng thể kháng Ro/SSA dương tính ở bệnh nhân Lupus ban
đỏ hệ thống ………………………………………………………………………….. 63
4.2.2. Mối liên quan giữa kháng thể kháng Ro/SSA và biểu hiện lâm
sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân SLE …………………………………… 65
4.2.3. Các yếu tố nguy cơ tổn thương nội tạng ở bệnh nhân SLE có kháng
thể kháng Ro/SSA dương tính ……………………………………………….. 69
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 71
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………………………… 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

 

Leave a Comment