MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ CHỈ SỐ SIÊU ÂM TIM NHĨ TRÁI VÀ NỒNG ĐỘ NT-PROBNP Ở BỆNH NHÂN SUY TIM CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN
MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ CHỈ SỐ SIÊU ÂM TIM NHĨ TRÁI VÀ NỒNG ĐỘ NT-PROBNP Ở BỆNH NHÂN SUY TIM CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN
Đỗ Văn Chiến1, Lương Hải Đăng1, Nguyễn Quốc Thái2
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa một số chỉ số siêu âm tim nhĩ trái với chỉ số xét nghiệm NT-proBNP ở bệnh nhân (BN) suy tim có phân suất tống máu bảo tồn. Đối tượng và phương pháp: 47 BN được chẩn đoán suy tim có EF bảo tồn (HFpEF) điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 6/2020 – 6/2021. Tất cả BN được xét nghiêm nồng độ NT-proBNP và siêu âm tim đánh dấu mô theo quy trình. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 67,04 ± 12,6; trong đó, nam giới chiếm tỷ lệ cao 78,7%. Có mối tương quan thuận giữa chỉ số thể tích nhĩ trái (LAVi) với NT-proBNP (r = 0,373; p = 0,01); tương quan nghịch chặt giữa chức năng trữ máu (LASr) ở mặt cắt 4 buồng với NT-proBNP (r = -0,610; p < 0,001), nghịch vừa với LASr ở mặt cắt 2 buồng (r = -0,335; p = 0,014); tương quan thuận giữa chức năng trữ máu (LAScd) ở mặt cắt 4 buồng (r = 0,360; p = 0,013), chức năng co bóp (LASct) ở mặt cắt 4 buồng (r = 0,438; p = 0,02). Kết luận: Các chỉ số siêu âm tim đánh dấu mô nhĩ trái như LASr 4 buồng và 2 buồng, LAScd 4 buồng, LASct 4 buồng, chỉ số LAVi có liên quan đến nồng độ NT-proBNP huyết thanh ở BN HFpEF.
Suy tim có phân suất tống máu bảo tồn (HFpEF) là một dạng suy tim khá phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi, giới nữ, BN có bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường [1]. Cơ chế bệnh sinh của HFpEF là một vấn đề phức tạp và chưa được hiểu một cách rõ ràng. Ở BN HFpEF thường thấy chức năng tâm thu thất trái (EF) bình thường, chức năng tâm trương rối loạn bao gồm cả thư giãn và căng cứng.
Chức năng nhĩ trái là một chỉ số quan trọng nói lên chức năng tâm trương của thất trái, qua đó ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của tim nói chung. Chức năng nhĩ trái bao gồm LAScd, dẫn máu và tống máu. Siêu âm tim đánh dấu mô là một phương pháp tương đối chính xác để đánh giá chức năng nhĩ trái thông qua đánh giá sức căng và tốc độ căng của thành nhĩ trái [2]. Khả năng trữ máu của nhĩ trái giúp chúng ta có thể dự báo được áp lực đổ đầy thất trái, phân chia giai đoạn của rối loạn chức năng tâm trương và tiên lượng ở BN HFpEF và được xem là chính xác hơn so với các chỉ số nhĩ trái khác trên siêu âm tim thông thường
Nguồn: https://luanvanyhoc.com