MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ SẮT HUYẾT THANH, FERRITIN VỚI BỆNH LÝ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ SẮT HUYẾT THANH, FERRITIN VỚI BỆNH LÝ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ SẮT HUYẾT THANH, FERRITIN VỚI BỆNH LÝ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
Võ Thị Hải Dương1, Võ Minh Tuấn1, Phạm Trung Hà2
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sắt là một trong những vi chất cần thiết cho các chức năng tế bào để có thể đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi. Tuy nhiên ngoài những tác động tích cực, việc quá tải sắt trong cơ thể gây ra stress oxy hóa, có thể dẫn đến tình trạng đề kháng insulin, cũng như suy giảm chức năng tế bào β của tuyến tụy. Điều này có thể trở thành con dao 2 lưỡi trong thai kỳ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mối liên quan giữa nồng độ sắt huyết thanh, ferritin với bệnh lý ĐTĐTK. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh – chứng (1:2) trên 192 thai phụ có tuổi thai từ 24 – 28 tuần đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn trong khoảng thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 04/2021 (trong đó 64 thai phụ chẩn đoán có ĐTĐTK và 128 thai phụ không có ĐTĐTK theo tiêu chuẩn của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2018). Mẫu máu lúc đói trong nghiệm pháp dung nạp glucose 75g được sử dụng để định lượng sắt huyết thanh và ferritin. Kết quả: Nhóm thai phụ có nồng độ ferritin ≥ 30ng/mL có nguy cơ mắc ĐTĐTK gấp 5,04 lần so với thai phụ có nồng độ ferritin < 15 ng/mL, p < 0,05. Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa nồng độ sắt huyết thanh và bệnh lý ĐTĐTK, nồng độ ferritin cao có liên quan đến nguy cơ mắc ĐTĐTK.

Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là một thể bệnh đặc biệt của đái tháo đường (ĐTĐ), một vấn đề quan trọng trong chăm sóc sức khỏe của sản phụvà thai nhi. Tiền sử gia đình mắc ĐTĐ, mẹmang  thai  lớn  tuổi, béo phì, tăng huyết áp, số  lượng  tiểu  cầu  trong  máu  tăng,  nồng  độ hemoglobin  và  ferritin  máu  tăng,…  được  xem như là các yếu tố nguy cơ gây ra ĐTĐTK, tuy nhiên cơ chế gây bệnh của các yếu tố nguy cơ này vẫn chưa được hiểu rõhoàn toàn [1], [4].Sắt là một trong những vi chất cần thiết cho các chức năng tế bào có thể đảm bảo sự phát triển  bình  thường  và  sự  trưởng  thành  của  thai nhi. Ngoài những tác động tích cực, việc quá tải sắt trong cơ thể gây ra stress oxy hóa (phản ánh bằng tăng nồng độ ferritin huyết thanh) có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, cũng như suy giảm chức năng tế bào β của tuyến tụy. Một  sốnghiên cứu trên thếgiới cho thấy việc tăng dự trữ sắt trong cơ thể làm giảm khả năng dung nạp glucose ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và ĐTĐTK [8].Với  sự  phát  triển  của  xã  hội  ngày  nay,  đời sống vật chất, kiến thức của người dân nói chung tăng lên, các thai phụ có xu hướng tự bổ sung sắt.  Điều  này  có  thể  trở  thành  con  dao  2  lưỡi trong thai kỳ. Việc bổsung sắt như thế nào là hợp lý cần có nghiên cứu đánh giá và hướng dẫn phù hợp. Từ thực trạng trên, nhóm nghiên cứu tiến hành đềtài “Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ sắt  huyết  thanh,  ferritin  với  bệnh  lýĐTĐTK” với mong muốn trảlời câu hỏi: “Cóhay không cómối  liên  quan  giữa nồng  độsắt  huyết  thanh, ferritin  với  bệnh  lýĐTĐTK?”. Mục  tiêu  nghiên cứu: Xác định mối liên quan giữa  nồng độ  sắt huyết thanh, ferritin với bệnh lý ĐTĐTK.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment